Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật mã lương trong câu chuyện cây bút thần
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em năm nay đã là học sinh lớp 6 nhưng vẫn còn ham chơi , thường xuyên để cha mẹ nhắc nhở , trách phạt . Nhưng ở cái tuổi này có vẻ em còn ương bướng lắm . Cho đến hôm nay , trong tiết giáo dục công dân , em được nghe câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi em mới ngộ ra nhiều điều và có thêm được nhiều bài học.
Đó là câu chuyện : Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam .
Nhân chuyến công tác tại miền Nam , Bác đã có chuyến thăm trường thiếu nhi miền Nam. Hay tin Bác sẽ đến thăm nên các thầy cô, các bạn thiếu nhi trong trường háo hức lắm . Mọi người đều dọn dẹp , chuẩn bị thật tỉ mỉ và kĩ càng để chào đón Bác . Khi Bác đến thăm , mọi người đều ùa ra đón Bác mời Bác ra hội trường đã chuẩn bị sẵn . Nhưng Bác lại muốn các cô dẫn ra nhà bếp và phòng ngủ để xem các cháu của Bác ăn no, ngủ ấm và chăm sóc có được chu đáo không . Rồi Bác lấy kẹo chia cho từng cháu nhưng có một bạn đứng nép ngoài mép cửa với gương mặt buồn rượu.
Thấy vậy ,Bác gọi lại hỏi chuyện :
-Cháu tên là gì ? Vì sao đứng ở đây?
Cậu bé đáp rằng cậu tên là Tộ , vì phạm lỗi không rửa tay , để tay bị bẩn nên bị các cô chú phạt không được nhận kẹo của Bác . Nghe chuyện , Bác chỉ cười và bảo Tộ đi rửa tay rồi Bác sẽ cho kẹo.Sau đó , Bác dạy :
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Tộ cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác . Từ đấy, Tộ cũng luôn giữ bàn tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Qua câu chuyện trên , em thấy thật xấu hổ vì mình còn để bố mẹ phải nhắc nhở nhiều lần mà còn ương bướng không nghe. Và em cũng như bạn Tộ trong câu chuyện đều cảm động trước sự dạy bảo và chăm sóc ân cần của Bác. Đối với Bác , mọi thiếu nhi trên đất nước đều là cháu của Bác và cháu nào cũng ngoan , cũng đáng được yêu thương . Em cảm thấy rất yêu quý , trân trọng và biết ơn Bác . Về những việc Bác đã làm cho Tổ quốc , những sự hi sinh không thể tả thành lời ;những sự dạy bảo ; những tình yêu dành cho thiếu nhi nói riêng và đồng bào nói chung . Bác dành cả cuộc đời dành cho Tổ quốc máu thịt chỉ vì một ham muốn tột bậc “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã cống hiến cả thanh xuân tuổi trẻ , cuộc đời vì độc lập dân tộc ,vì sự tự do của muôn dân và vì tình yêu cho thiếu nhi , cho đồng bào. Đến tận lúc ra đi người vẫn còn lo lắng cho miền Nam máu thịt , lo lắng vì đại sự dân tộc vẫn chưa thành -đất nước chưa được giải phóng hoàn toàn và để lại muôn vàn tình thương “ Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”. Tuy rằng người đã ra đi và rất nhiều thế hệ sau chưa từng tận mắt thấy , tận tai nghe và được cảm nhận tình thương của Bác . Nhưng những thế hệ ấy và em đều hiểu được , cảm nhận được , ghi nhớ những tình cảm , tấm lòng và tình yêu mà Bác dành cho quốc gia dân tộc . Chính như nhà thơ Tố Hữu đã viết :
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
Là một công dân được thừa những thành quả hi sinh của Bác , của các anh cha đi trước , em nhận thấy bản thân cần có nghĩa vụ và trách nhiệm sao cho xứng đánh với những thành quả ấy . Và học theo lời dạy của Bác “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” . Còn là một học sinh nên em sẽ cố gắng học tập thật tốt , chăm ngoan , nghe lời cha mẹ để cố gắng trở thành học sinh mẫu mực , con ngoan trò giỏi và xứng là cháu ngoan Bác Hồ . Đồng thời cũng sẽ luôn trau dồi kiến thức văn học , lịch sử , địa lí để có thể biết thêm nhiều hơn sự cống hiến của Bác , của cha anh để có được đất nước độc lập hôm nay . Rèn luyện trí tuệ và sức khỏe để trở thành một công dân toàn diện để có thể cống hiến cho quê hương , đất nước.
Mong rằng từ câu chuyện Bác với thiếu nhi và những cảm nhận của em thì cả em và những em , những bạn và cảnh những anh chị sẽ có thể thổi lên ý chí học tập rèn luyện vì bản thân , vì đất nước .
Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.