K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một trong các vấn đề gây nhức nhối trong đời sống hiện nay là vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng xã hội. Tuy vấn đề trẻ em bị ép buộc tham gia lao động khi chưa đủ tuổi đã tồn tại từ rất lâu, nhưng gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thì nó dần biến tướng với các hình thức mới. Đó là cách các bậc cha mẹ, người...
Đọc tiếp

Một trong các vấn đề gây nhức nhối trong đời sống hiện nay là vấn đề bóc lột sức lao động trẻ em. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trên mạng xã hội.

Tuy vấn đề trẻ em bị ép buộc tham gia lao động khi chưa đủ tuổi đã tồn tại từ rất lâu, nhưng gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thì nó dần biến tướng với các hình thức mới. Đó là cách các bậc cha mẹ, người lớn để trẻ nhỏ tham gia quay các video, clip với mục đích kiếm tiền hoặc bán hàng. Đây vốn là hoạt động giải trí bình thường, nhưng thực tế lại tiến hành dựa trên sự ép buộc, yêu cầu trẻ nhỏ phải làm những điều theo trend, được ưa thích, ép các em phải ngồi nói chuyện với người xem, tham gia các sự kiện… Họ lợi dụng hình ảnh đáng yêu, vô tư hồn nhiên đó của các em để lôi kéo khách hàng, thực hiện hoạt động buôn bán. Từ đó, khiến các em nhỏ phải làm việc như “một nghệ sĩ”, suốt ngày đối mặt với ống kính máy quay theo đạo diễn của bố mẹ. Điều đó gián tiếp khiến các em mất đi sự ngây thơ, vô tư của lứa tuổi, trở thành một quả táo bị ép chín. Các em cũng không còn nhiều thời gian để vui chơi, nô đùa với bạn bè, bởi có quá nhiều thời gian để “làm việc”. Chính vì thế, việc bóc lột sức lao động trẻ em trên mạng xã hội cần được loại trừ và đẩy lùi ngay từ hôm nay. Trước hết là từ các hoạt động tẩy chay các nhãn hàng, kênh mạng xã hội kiếm tiền từ hình ảnh trẻ em trái phép. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền về việc ngưng sử dụng trẻ em như một công cụ kiếm tiền cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Hãy để các em có một tuổi thơ hạnh phúc và vô tư, đúng như Bác Hồ đã từng nói:

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

tìm những từ nhấn mạnh trong bài này giúp mik với ạ mik đg gấp

0
9 tháng 4

gg

13 tháng 4

em trong sách giáo lớp 4 có mà

 

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau: Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng,                         nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng....
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau:

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng,
                        nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng
                                         vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ

(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ, In trong Thơ về mẹ, NXB Lao động, 2012)

Chú thích:

Nhà thơ Vũ Quần Phương tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940, quê gốc ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương. Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta đã quay mặt đi, không làm một điều rất nhỏ mà ta biết có người rất cần điều đó, trong khi ta hoàn toàn có thể... Dần dần đến một ngày, lòng ta trơ lì, nông cạn, thậm chí không còn trắc ẩn để nhận thấy được nỗi khổ cực của người khác. Ta quên mất mình hoặc thậm chí không nghĩ rằng mình có thể làm được điều tử tế.
    Thật ra, sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện. Các nghiên cứu tâm lý học đã khẳng định, niềm hạnh phúc nhận được khi người ta làm việc tốt, việc thiện tạo nên cảm giác tự tin, ý thức bản ngã và nhất là mang lại sức mạnh tinh thần to lớn. Vậy là, khi ta sống tử tế với người khác, cũng chính là tử tế với cuộc đời mình.

(Trích Ai cũng có thể làm người tử tế, Trần Hoài, Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 21/3/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì khiến ta "tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn"?

Câu 3. Dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn trích trên có công dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến "sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện"?

Câu 5. Anh/Chị ấn tượng nhất với thông điệp nào trong đoạn trích trên? Vì sao?

0

Bài văn "khoảng trời-hố bom" của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đưa ta trở về thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khi đất nước chìm trong những vết thương đau khổ và mất mát vô tận. Trên bức tranh đó, tác giả đã thể hiện rõ sự đối lập giữa một bầu trời xa xăm với những hố bom sẫm màu, hóa trang cho một thực tế đau đớn.

Đầu tiên, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã khéo léo thể hiện sự tương phản giữa khoảng trời trong xanh, vô tận và những hố bom sẫm màu. Không những thế, bức tranh còn cho chúng ta thấy được cuộc sống bình thường của dân ta đang diễn ra dưới ánh trăng tròn. Những chú cừu đáng yêu, những vòng đua xe đạp, những đôi bạn trẻ tình tứ. Tất cả đều bình dị, bình yên nhưng bỗng chốc bị những hố bom đốt cháy.

Điều đáng nói là tác giả đã không ám chỉ rõ ràng nguyên nhân của những hố bom. Bởi về cơ bản, những thương vong hiện hữu tại Việt Nam dù là do đế quốc thực dân Pháp hay thực dân Mỹ, thì việc đề cập hố bom đầy rẫy ở khắp nơi cũng đủ để làm người đọc nghĩ ngợi về thảm họa chiến tranh trong quá khứ.

Bài văn "khoảng trời-hố bom" còn cho chúng ta thấy được cái đau thức tỉnh của một thực tế và con người trong đó. Cái đau của chúng ta, đau vì bị xé vụn bởi những thảm kịch của chiến tranh. Cái đau của một quê hương, đau vì những vết thương không lấn át. Cái đau tột cùng của nhân loại, đau vì chúng ta không thoát khỏi những vết thương của chiến tranh.

Vì thế, bài văn nghị luận "khoảng trời-hố bom" của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện rất tốt những hệ quả của chiến tranh, từ những cái đau mà nó mang lại cho chúng ta, cho đến việc không thể hồi sinh những thứ đã mất ở hiện tại và tương lai. Đây là bài văn nghị luận đáng đọc để người đọc cảm nhận được những tác động đau đớn của chiến tranh, và cảm thức được cần phải bảo vệ hòa bình.