Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi – xê – rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vượn người
- Dáng đi :đi bằng 4 chi, lưng còng
- Tay và chân : Không cứng và cầm nắm chưa chắc chắn
- Bộ lông: dầy và dài
- Thể tích não:400 cm3
- Thời gian:Khoảng 5-6 triệu năm trước đây
2.Người tối cổ
- Dáng đi: đi đứng bằng 2 chân, lưng đỡ còng hơn Vượn người
- Tay và chân : cầm nắm bằng 2 tay , 2 chân đã bắt đầu đi đuéng thẳng
- Bộ lông: ngắn và mỏng hơn chút so với vượn người
- Thể tích não: 850 cm3 - 1100 cm3
- Thời gian:Khoảng 4 triệu năm trước
3. Người tinh khôn
- Dáng đi: thẳng giống con người hiện nay
- Tay và chân: cầm nắm chắc chắn hơn Vượn người và người tối cổ
- Bộ lông : Không có lông
- Thể tích não : 1450 cm3
- Thời gian: khoảng 15 vạn năm trước
Phát minh quan trọng nhất của người tối cổ là:
A. Chế tạo công cụ lao động
B. Biết cách tạo ra lửa
C. Chế tác đồ gốm
D. Chế tác đồ gỗ, đồ gốm
- Vào những năm 1960 - 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhung-dau-h-nguoi-toi-co-duoc-tim-thay-o-dau-c81a14169.html#ixzz76vJ4UIvX
Tư liệu đây nha
2.1 D
2.2 B
mik cũng ko giỏi lắm chỉ biết vậy ko đúng thì bạn thông cảm ạk
ai vào đây xem bài viết giúp mình với, mình sẽ T.I.C.K :https://olm.vn/bai-viet/my-greatest-victory-198932 CẢM ƠN NHIỀU Ạ! VÀ NẾU ĐƯỢC CÁC BẠN HÃY VOTE BÀI VIẾT GIÚP MÌNH
2.
Các ngày lễ, Tết theo lịch Âm gợi nhớ đến những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán đầy ý nghĩa của người Việt Nam.
Ngày tháng | Tên ngày Lễ, Tết |
---|---|
15 tháng 1 | Tết Nguyên Tiêu |
3 tháng 3 | Tết Hàn Thực |
15 tháng 4 | Lễ Phật Đản |
5 tháng 5 | Tết Đoan Ngọ |
15 tháng 7 | Lễ Vu Lan |
15 tháng 8 | Tết Trung Thu |
23 tháng 12 | Lễ cúng Ông Táo |
còn 3 ngày tết âm nứa
Lạc Long Quân vốn là một vị thần, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Ông người mình rồng, sức khoẻ phải nói là vô địch lại thần thông quảng đại và có nhiều phép lạ. Ông vốn là một người có tấm lòng trượng nghĩa, đúng lúc miền Lạc Việt nước ta đang xảy ra tranh chấp và thường xuyên bị yêu quái quấy nhiễu rất nhiều, ông đã ra tay giúp đỡ người dân diệt trừ yêu quái xâm lược như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Xong việc, người không ở lại trên cạn mà về thuỷ cung với mẹ. Chỉ khi có việc cần, ông mới hiện lên. Không lâu sau ông đã gặp Âu cơ, người con gái đẹp tuyệt trần. Từ đó hai người nên duyên và kết thành phu thê. Họ sinh ra một bọc trăm trứng và đẻ ra trăm người con. Nhưng không may do ý trời cũng như những ngăn cản trong cuộc sống nên hai người phải rời xa nhau. Năm mươi người con theo cha xuống biển còn năm mươi người còn lại thì theo mẹ nên núi để gây dựng nền văn minh.
Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt, Âu Việt và nguồn gốc của các cư dân Bách Việt. Sự thật lịch sử này khi vào truyền thuyết đã được "ảo hóa" qua cuộc gặp gỡ và kết duyên giữa hai nhân vật mang tính huyền thoại là Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên gắn với nước Văn Lang - tên kinh đô đầu tiên của nước ta.
- Các chi tiết nói về Lạc Long Quân thực chất là nói về quá trình mở và xây dựng đất nước của cha ông ta.
xin tiick
Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lãm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lãm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.
Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.
Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.
Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.
Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay!”
Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.
Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.
Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.
Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.
Lạc Long Quân nói:
Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.
Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.
Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.
yếu tố cho thấy lịch sử việt nam rất lâu đời và quý báu
Thánh Gióng là một trong những người mang trên mình những sức mạnh phi thường như siêu nhân, nột phát khua tre làm cho cả một bầy đàn giặc chết và chạy bán sống bán chết. Thánh Gióng là anh hùng cứu dân, cứu nước.
1.- Gần nơi em sống có khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (số 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) có thể giúp tìm hiểu về Lịch sử.
- Giới thiệu về: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu
+ Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.
+ Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng 7 tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481 thời Lê Sơ. Trong những năm tiếp theo, nhà Lê Sơ đã cho dựng thêm 5 tấm bia tiến sĩ các khoa thi năm 1487, 1496, 1502, 1511 và 1514. Đến thời nhà Mạc, do tiến hành nội chiến với nhà Lê Trung Hưng nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (thời nhà Lê Sơ) và năm 1529. Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, đã có 22 khoa thi tiến sĩ được tổ chức nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi được dựng bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khoa thi năm 1529. Sang triều đại Lê Trung Hưng, các khoa thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời vua Lê Trung Tông còn đóng đô ở Thanh Hóa. Sau khi chiếm lại được Thăng Long, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn nhưng cũng phải đến năm 1653 thì nhà Lê Trung Hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu với 25 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1554 đến năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 lại có một đợt dựng bia lớn thứ 2 dưới triều đại nhà Lê Trung Hưng với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn và sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi cho tới khoa thi năm 1779 thì nhà Lê Trung Hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82). Sang triều đại nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân – Huế nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại Văn Miếu (Hà Nội) nữa. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.
+ Tất cả 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Cách thức dựng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn và khắc bài văn ký. Vì được làm hoàn toàn bằng tay nên công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo rất lớn của những người thợ.
+ 82 bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá. Những văn bia này được viết bằng chữ Hán với cách viết khác nhau khiến cho mỗi tấm bia như một bức tranh chữ, một tác phẩm thư pháp. Mỗi dòng chữ trên 82 tấm bia đá là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp chúng ta nghiên cứu về con người và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng…
+ Bên cạnh đó, mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao như hoa lá, mây, trăng, long, ly, quy, phượng. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII.
+ Đến nay, bia tiến sĩ Văn Miếu vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi dựng. Phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có khả năng đọc được. Tính hiếm có và không thể thay thế ở nội dung và cách thức dựng bia, giá trị lịch sử – mỹ thuật và ảnh hưởng xã hội của tấm bia khiến cho 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) trở nên vô cùng đặc sắc.
+ Chiều ngày 9/3/2010 tại Ma Cao, Trung Quốc, Ủy ban ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.
2. giới thiệu về Thánh Gióng
Thánh Gióng là ai?
Truyện Thánh Gióng thì ai trong chúng ta đều cũng biết từ lúc tấm bé. Nhưng sử sách thì có nhiều dị bản và truyện kể dân gian cũng cũng khác nhau nhiều, biến dạng theo bao đời truyền tụng. Sau đây chúng tôi căn cứ vào những tư liệu cổ: Việt điện U linh tập (năm 1329), Lĩnh Nam Chích quái (khoảng 1370-1400)(1) và vài học giả có uy tín chép lại như Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Trọng Miên(2) cũng như theo lời truyền tụng của dân gian, để viết lai thần thoại về Thánh Gióng với những chi tiết đáng chú ý nhất. Truyện Thánh Gióng này được viết lại chủ yếu dựa vào Lĩnh Nam chích quái và thêm vào các chi tiết do truyền tụng kể lại mà các nhà Nho đã bỏ đi vì thiên kiến hoặc hạn chế bởi tư tưởng Nho giáo.
Vào đời Hùng Vương thứ 3, thiên hạ thái bình, dân vật đầy đủ, Ân Vương lấy sự thiếu lễ tiến cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta. Hùng Vương nghe được mới triệu quần thần hỏi về kế hoạch đánh hay giữ. Có nhà phương sĩ nhắc vua là ngày xưa cha Lạc Long Quân có căn dặn lúc chia tay với mẹ Âu Cơ rằng: “Tuy đôi bên kẻ ở rừng người ở biển, nhưng mỗi khi bên nào gặp hoạn nạn thì phải báo tin cho nhau không được bỏ nhau”. Vậy phải cầu Long Quân để nhờ âm phù.
Hùng Vương nghe theo mới đắp đàn trai giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốt hương cầu tế 3 ngày thì trời cảm sấm mưa. thoắt thấy một ông già cao hơn sáu thước, mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngã ba mà nói cười, ca múa. Người ta trông thấy, ngỡ là người phi thường mới tâu với vua. Vua thân hành ra bái yết, rước vào trong đàn. Ông già không ăn, không uống, không nói năng gì cả. Hùng Vương đến trước hỏi rằng:
-Nay binh nhà Ân sắp sang đánh, nếu có kiến thức gì xin bày cho.
Trong giây lát ông già lấy thẻ ra bói, thưa với vua rằng:
-Sau 3 năm giặc mới qua đánh.
Vua lại hỏi kế hoạch để đánh giặc. Ông già đáp:
-Nếu có giặc đến thì phải tinh luyện sĩ tốt… rồi tìm khắp thiên hạ có ai dẹp được giặc thì phong cho tước ấy, hễ được người ấy thì dẹp được giặc ngay.
Nói đoạn, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân.
Vừa đúng 3 năm, biên binh cáo cấp có quân Ân sang. Hùng Vương y theo lời nói của lão nhân, sai sứ đi khắp thiên hạ để tìm người dẹp giặc.
Sứ giả đến làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Trong làng có một bà già ngoài sáu mươi. Trước đó mấy năm, một hôm bà ta đi chơi ngoài đồng, trông thấy một dấu chân to lớn như của người khổng lồ. Bà cụ lấy làm lạ, bèn ướm thử bàn chân nhỏ của mình vào. Tự nhiên bà thấy xúc động cả người và bà thụ thai. Bà sinh ra một đứa con trai, dặt tên là Gióng. Đã lên 3 tuổi mà đứa bé không biết nói, không biết lật, không ngồi dậy được. Bà mẹ lo buồn vô hạn.
Đến ngày sứ giả Hùng Vương đi qua làng rao tìm người tài giỏi đi đánh giặc. Bà mẹ nghe sứ giả đến, nói hờn với con:
-Sinh được thằng này chỉ biết ăn uống chứ không biết đánh giặc để lĩnh thưởng của triều đình mà đến ơn bú mớm.
Đứa trẻ nghe mẹ nói, thình lình nói lên:
-Mẹ hãy gọi sứ giả vào đây, con hỏi thử xem là việc gì.
Bà mẹ kinh sợ và mừng rỡ bảo với xóm làng:
-Con tôi đã biết nói.
Xóm làng cũng lấy làm lạ, biết không phải người thường, vội cử người đi mời sứ giả đến nhà. Sứ giả hỏi:
- Mày là đứa trẻ mới biết nói mà bảo kêu ta đến làm gì?
Đứa trẻ tự nhiên ngồi nhỏm dậy bảo sứ giả rằng:
- Lập tức về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 thước, một gươm sắt dài 7 thước, một cái nón sắt. Trẻ này cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc cho, giặc sẽ phải tan tành, nhà vua việc gì phải lo.
Sứ giả chạy về trình báo với vua. Vua mừng bảo rằng:
- Thế thì ta không lo gì vậy.
Quân thần đều tâu:
- Một người đánh giặc làm sao phá nổi?
Vua nói:
- Đó là Long Quân giúp ta, lời lão nhân đã nói trước không phải là nói không, các người không nên ngờ.
Rồi sai đi tìm sắt cho được 10 cân luyện thành ngựa sắt, gươm sắt và nón sắt. Khi sứ giả đem tất cả đến, bà mẹ thấy thế cả kinh, lo hoạ đến mình, sợ hỏi con. Đứa trẻ cười nói rằng:
- Mẹ đem cơm thật nhiều cho con ăn, con đi đánh giặc, mẹ đừng lo sợ.
Rồi đứa trẻ lớn lên rất nhanh, áo cơm hàng ngày bà mẹ cung cấp không đủ. Hàng xóm nấu thêm cơm, làm thịt trâu, rượu, bánh trái, thế mà đứa trẻ vẫn không no bụng, vải lụa gấm vóc mặc chẳng kín mình, phải lấy thêm hoa cây lô mà che.
Khi quân nhà Ân kéo đến Trâu Sơn, đứa trẻ mới duỗi chân đứng dậy, mình cao hơn 10 trượng, nghĩnh mũi mà nhẩy, nhẩy mũi hơn mười tiếng rồi tuốt gươm nói lớn lên rằng:
- Ta là thiên tướng đây!
Ròi Gióng đội nón, cầm gươm nhảy lên mình ngựa. Tự nhiên ngựa thét ra lửa, phi như gió bão, cuồn cuộn như sấm sét, mang Gióng ra chiến trường. Quan quân theo sau đến sát luỹ giặc, dàn trận dưới núi Trâu Sơn. Giặc Ân trong thấy kinh hãi, vừa chống đỡ vừa tìm đường bỏ chạy, bị ngựa sắt phun lửa chết cháy hay bị gươm của Gióng chém đứt lìa, thây chết ngổn ngang. Vua Ân bị chém chết ở Trâu Sơn. Đang lúc tả xông hữu đột thì thanh gươm bị gãy, Gióng với tay nhổ luôn cả bụi tre bên đường quật vào đám giặc đang chạy toán loạn. Dư đảng la liệt sụp lạy và hô rằng:
- Thiên tướng, chúng tôi hết thảy xin đầu hàng.
Đánh tan giặc xong, Gióng phi ngựa chạy lên núi Việt Sóc, cởi quần áo bỏ lại rồi cỡi ngựa bay lên trời.
Tương truyền những ao hồ ở trong vùng từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn là dấu chân ngựa sắt của Gióng để lại. Ngày nay ở chỗ giặc bị đốt cháy trước kia còn mang tên là làng Cháy. Rừng tre lúc đó bị hun nóng trở thành màu vàng đến nay nòi giống của nó vẫn giữ dấu tích cũ, người ta gọi là tre đằng ngà.
Hùng Vương nhớ đến công lao của Gióng, không biết lấy gì đền báo mới tôn làm Phù Đồng Thiên Vương, lập đền thờ ở vườn nhà làng ấy, cho ruộng 100 khoảng để làm lễ hưởng tế Xuân Thu.
Đời nhà Ân với 27 vua, trải qua 640 năm, không dám đem binh sang đánh nữa.
Man di bốn phương nghe được như vậy cũng đến thần phục, về phụ với vương. Sau vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần vương, lập miếu tại làng Phù Đổng (nay ở huyện Tiên Du) bên chùa Kiến Phúc(3), tạc tượng ở núi Vệ Linh, Xuân thu đều có lễ tế vậy(4).
Thần Hậu Tắc là ai?
Thần Hậu Tắc là Thần Kê. Lúa Tắc nghĩa là cây Kê. Hậu có nghĩa là: a) thần (hậu thổ: thần đất; hậu đế: trời); b) vua (hậu phi: vợ vua)(5). Tắc là Kê trong ngũ cốc: lúa, miến, đậu, mì, kê. Tên khoa học của kê là Panicum miliaceum: cỏ kê. Tiếng Anh và tiếng Pháp là Millet. Tiếng Đức là Hirse. Học giả Hán học người Đức Eberhard dịch thần Hậu Tắc là Hirsegott (thần Kê)(6), nhà Hán học người Pháp Maspero dịch Hậu Tắc là Souverain Millet (vua Kê)(7). Hậu Tắc nguyên Hán văn là Hou Chi là thần Kê.
Vào khoảng 3.000 năm TCN, tại châu thổ sông Hoàng Hà, miền Bắc Trung Hoa cổ đại, thì cây kê là lương thực chủ yếu. Phía bắc sông Hoàng Hà đất đai khô cằn, không trồng được lúa nước, chỉ có loại kê hoang dã sống được. Nền nông nghiệp khô ấy với cây kê là nguồn lương thực chính của nền văn hoá Ngưỡng Thiều (yangShao). Nền nông nghiệp lúa tắc (cây kê) ấy đã được khẳng định qua các di chỉ khảo cổ học như di chỉ Từ Sơn, Ban Pha, Đại văn khẩu (Davenkou) thuộc khu bán đảo Sơn Đông(8). Hai loại kê chủ đạo là kê nếp và kê tẻ(9). Cây kê giữ vai trò chủ lực trong lương thực thời ấy đến nỗi chữ Lương (trong nghĩa lương thực) gồm có chữ Kê(10) và đã được Eberhard gọi là “một thứ hạt tuyệt vời” (Korn par excellence)(11).
Sách Lễ ký (I, 29 và XX, 17) viết rằng kê là loại lương thực quan trọng nhất trong sinh hoạt hàng ngày của con người thời ấy. Món kê được trân trọng dùng làm lễ vật cúng tổ tiên vào ngày đông chí (lễ ký XI, 27). Trong những bữa tiệc sang trọng, món kê được mang ra đầu tiên để chiêu đãi khách (Lễ ký XX, 17). Từ cây kê nuôi sống con người rất quan trọng này, nó được tôn lên làm thần Kê có tên là Hậu Tắc để cầu mong bảo đảm cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Granet gọi Hậu Tắc là thần Mùa Màng (Dieu des Céréales)(12). Trang Tử quan niệm rằng bản thân hạt và cây là một biểu tượng cho sự tái sinh liên tục khi ông nói “Vũ trụ luôn luôn biến hoá… từ loại kê tới loại rêu… loại sâu, bướm, ve sầu, chim.. ngựa, người, cuối cùng trở về với cái cơ”(13). Chính cái bản thể của hạt và cây (sự sống liên tục) đã trở thành đối tượng của sự thờ cúng vì nó biểu tượng cho sự bất tử và sự thiêng liêng. Kê là biểu tượng của sự sống, thịnh vượng, được nhận rõ ở nguồn gốc của nó: hạt giống. Cây kê được tôn lên làm thần Hậu Tắc, như thần Lúa (mẹ lúa) của cư dân Đông Nam Á lúa nước hoặc thần Bắp Ngô - Xachiquet-zal của châu Mỹ La tinh hay thần Đại Mạch Deme-ter (nữ thần Phồn thực) trong nền văn hoá Lưỡng Hà và sau đó là văn hoá Hy Lạp La Mã cổ đại(14). Sau này nhà Chu (1122-225 TCN) còn nhận thần Hậu Tắc làm ông tổ triều đại mình. Nhiều triều đại Trung Hoa sau đó cũng nhận thần Hậu Tắc làm ông tổ triều đại mình(15). Do đó trong lễ tế Xã Tắc tại Trung Hoa sau này thần Hậu Tắc luôn được phối hợp với việc cúng tế tổ tiên.
Thần Hậu Tắc là thần thực vật từ hạt kê nuôi sống con người, khác với Thánh Gióng là nhân thần, có một cuộc đời hoạt động (đánh giặc Ân). Thần Hậu Tắc chỉ có nhiệm vụ chăm lo mùa màng bội thu để dân được no ấm. Vì thế không thấy nói đến cuộc sống của thần Hậu Tắc tại nhân gian như thế nào. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng khá kỳ lạ giữa hai vị thần Hậu Tắc và Thánh Gióng liên quan đến văn hoá nông nghiệp và sự phồn thực, đặc trưng cho nền văn hoá người Việt Cổ.
Những nét tương đồng chính giữa Thánh Gióng và thần Hậu Tắc
Ht
Ưu điểm : Có thể cho người sau biết được những gì quá khứ đã xảy ra và những gì đã học được và thậm chí có thể tạo ra một câu truyện mới.
Nhược điểm : Có thể truyền miệng sai hoặc người truyền cho thêm cái kì thú, vô không được chính xác.
ưu điểm:
-cho những con cháu đời sau biết đc những điều sảy ra trong quá khứ
- nó đc mở rộng
- nhiều tư liệu có thể đúng hoặc ko chính xác
hc tốt nha!
cre: hoidap24
Trra lười : ( Tự làm nên sia thông cảm )
Câu 1 :
Mình không đồng ý vì ta cần học để biết về cội nguồn , về tổ tiên của mình
Câu 2 :
Học lịch sử giúp chúng ta hiểu biết thêm nhiều về cội nguồn , về những người anh hùng vĩ đại có công lớn xây dựng lên quê hương đất nước ngày nay
Câu 3 :
Can cứ vào các tư liệu :
- Tư liệu hiện vật
- Tư liệu sách
- Tư liệu truyền miệng
Em đồng ý, vì:
+ Lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộc, nền văn hóa và truyền thống của một dân tộc, chủ quyền của đất nước.
=>Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc mình , phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ từng thước đất vàng vô giá mà ông cha ta đã tốn biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để lại cho thế hệ mai sau.
=> Chính vì vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
- Em có đồng ý, vì:
+ Lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộ
c, nền văn hóa và truyền thống của một dân tộc, chủ quyền của đất nước.
=>Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc mình , phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ từng thước đất vàng vô giá mà ông cha ta đã tốn biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để lại cho thế hệ mai sau.
=> Chính vì vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.