K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tiền tuyến

Chiến trận

@Nghệ Mạt

#cua

16 tháng 12 2021

chiến trận , mặt trận

18 tháng 12 2021

 Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Những lời thoại được lặp lại trong văn bản này là:

Mình đi tìm con người. Hoàng tử bé nói - "cảm hóa" nghĩa là gì.Không mình đi tìm bạn bè. "Cảm hóa" nghĩa là gì.Bạn làm ơn "cảm hóa" mình điNếu muốn có một người bạn, hãy "cảm hóa" mình đi

Tác giả nhấn mạnh động từ "cảm hóa" rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là ông chủ và kẻ phục tùng. Đó là một câu chuyện đạo đức bao trùm cuốn tiểu thuyết. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Chính hành trình của hoàng tử nhỏ đã khiến cậu khám phá được bản thân cũng như thế giới xung quanh.

             Nhớ cho mình 1 tíc nha . Học tốt ^_^

Phần đọc – hiểu (4 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con      Lúc đau buồn và khi sóng gió                                              Giữa giông tố cuộc đời      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên    Mẹ dành hết tuổi xuân vì con               Mẹ dành những chăm lo tháng ngày                             ...
Đọc tiếp

Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

 “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

      Lúc đau buồn và khi sóng gió

                                              Giữa giông tố cuộc đời

      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về

              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

    Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

               Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                              Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 Mẹ là ánh sáng của đời con

  Là vầng trăng khi con lạc lối

   Dẫu đi trọn cả một kiếp người

      Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

                                             (Trích “Con Nợ Mẹ”- Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn trích?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

           Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                          Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích.    

0
Phần đọc – hiểu (4 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con      Lúc đau buồn và khi sóng gió                                              Giữa giông tố cuộc đời      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên    Mẹ dành hết tuổi xuân vì con               Mẹ dành những chăm lo tháng ngày                             ...
Đọc tiếp

Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

 “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

      Lúc đau buồn và khi sóng gió

                                              Giữa giông tố cuộc đời

      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về

              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

    Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

               Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                              Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 Mẹ là ánh sáng của đời con

  Là vầng trăng khi con lạc lối

   Dẫu đi trọn cả một kiếp người

      Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

                                             (Trích “Con Nợ Mẹ”- Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn trích?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

           Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                          Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích.    

0
16 tháng 12 2021

B.Khắc họa nha bn

cho mk xin k đii maff

20 tháng 12 2021

Bà bầu bán bánh bên bờ biển bị bộ binh bắn 

17 tháng 1 2022

Trả lời: 11 chữ " b " là cụm từ: Bà bầu bán bánh bên bờ biển bị bộ binh bắn.

# Chúc cọu học tốt #

@ Candy Candy !~

16 tháng 12 2021

“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ "lom khom" khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ "vài" nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiếng kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ "dừng chân ngắm lại" thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình "một mảnh tình riêng ta với ta". Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé "một mảnh tình riêng" của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi Qua Đèo Ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi Qua Đèo Ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bài thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

16 tháng 12 2021

bạn cần bài này nữa không

15 tháng 12 2021

Nhà thơ Xuân Diệu rất mê thơ Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nữ sĩ: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay nhuyễn thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn tròn cỡ quả cà pháo, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng (mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…). Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

                            Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

                            Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ dàng liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du:

                            Đau đớn thay phận đàn bà,

                           Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín, lớp vở bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương kín đáo khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

                             Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

                            Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.

15 tháng 12 2021

tôi đọc qua bài này trên HoaTiêu .vn rôi , 

cảm ơn 

15 tháng 12 2021

 Xuất hiện trong : + Giữa mênh mông trời đất                                                                                                                                                                                  + Khi con ra đời                                                                                                                                                                                                    + khi con trưởng thành                                                                                                                                                                                        + Trên đường xa nắng gắt                                                                                                                                                                                    + Lúc con lên núi thẳm                                                                                                                                                                                        + Khi con ra biển rộng

15 tháng 12 2021

Em chịu :)))