K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau : Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì...
Đọc tiếp

xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau : 

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

0
Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:Những bạn nào nhút nhátThì giống như thỏ conTrông đáng yêu đấy chứSao không yêu, lại còn...?(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.B. Nhà thơ khuyên...
Đọc tiếp

Câu 8: Nhận xét nào sau không nêu đúng tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau là:

Những bạn nào nhút nhát

Thì giống như thỏ con

Trông đáng yêu đấy chứ

Sao không yêu, lại còn...?

(Trích Bắt nạt, Nguyễn Thế Hoàng Linh)

A. Nhà thơ đã thể hiện thái độ gần gũi, tôn trọng và yêu mến với các em nhỏ. Đó là cách tác giả bày tỏ thái độ bênh vực với những bạn bị bắt nạt.

B. Nhà thơ khuyên nhủ chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người yếu đuối, nhút nhát quanh mình.

C. Thể hiện thái độ lên án, căm ghét hành vi bắt nạt.

D. Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn.

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

Câu 3. Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 4. Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

0
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đầu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt. Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le lói xuyên được qua lớp váng dầu nặng trịch đang che phủ mắt cô. Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn cô. Cô cuống quýt đạp chân, hi vọng có thể bơi thật nhanh để thoát dòng nước đen đó. Toàn thân bị co rút căng cứng, nhưng cuối cùng cô cũng tới được mép lớp váng dầu và nhoài mình sang vùng nước sạch. Cô chớp mắt liên hồi, cố rửa sạch bằng cách ngâm đầu thật lâu trong nước. Nhưng khi ngước mắt lên bầu trời, cô chỉ nhìn thấy vài cụm mây trôi bồng bềnh giữa mặt biển và vòm trời khổng lồ. Bạn bè của cô trong đàn Hải Đăng Cát Đỏ đã bay đi xa, rất xa rồi. Đó là quy định. Bản thân cô đã từng nhìn thấy những con chim hải âu khác hoảng loạn trước con sóng tử thần màu đen, và dù cả đàn đều muốn quay lại cứu giúp kẻ xấu số nhưng chúng biết rõ rằng điều đó là không thể. Chúng chẳng giúp gì được nữa cả. Bởi vậy, cả đàn của cô cứ thế bay, tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy. Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn. Hoặc chúng phải chờ đợi cái chết từ từ, bị bóp ngạt bởi dầu thấm dần qua lớp lông vũ, bịt kín lỗ chân lông. Kết cục nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi Kengah.

Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Kengah trong đoạn trích trên? Hãy tóm tắt lại sự việc xảy ra với Kegah bằng 3 câu văn

Câu 4. Hãy lí giải vì sao đàn Hải Đăng Cát Đỏ của Kengah phải “tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy”?

Câu 5. “Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng làm mồi cho cá lớn.”

a) Giải thích nghĩa của từ “bất động” trong câu văn trên.

b) Tìm từ ngữ có nghĩa giống hoặc tương đương có thể thay thế cho từ “bất động”.

c) Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với “bất động”.

d) Đặt câu thích hợp có sử dụng từ ngữ trái nghĩa vừa tìm được. 

0