K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chúng tôi nhìn thấy con cá thiết kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu.Trong suốt 1 giờ, nhưng tàu chiến của chúng tôi không tiến lại gần được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào.Họ nguyền rủa cho quái vật, nhưng nó vẫn phất lờ. -Mạch...
Đọc tiếp

Chúng tôi nhìn thấy con cá thiết kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu.Trong suốt 1 giờ, nhưng tàu chiến của chúng tôi không tiến lại gần được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào.Họ nguyền rủa cho quái vật, nhưng nó vẫn phất lờ.

-Mạch lạc và liên kết của đoan văn

+câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá thiết kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá thiết kình

+Hình thức : sử dụng phép thế: "nó" thay cho "cá thiết kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi"

0
(1,0 điểm) Theo em, vì sao thói quen nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu? Bài đọc:          Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.             Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Theo em, vì sao thói quen nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu?

Bài đọc:

         Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.

            Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.

            Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.

            Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:

            - Lời đó đúng không?

            - Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?

            - Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?

            Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.

                                     (Trích “Bảy bước đến thành công”, Nguyễn Hiến Lê)​

0