viết một đoạn văn nghị luần để trình bày luận điểm "Chúng ta không nên học vẹt và học tủ" sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm ( trong đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Nhắc đến mối thân tình giữa chủ tướng và tướng:
- Các ngươi không có mặc-> thì ta cho áo.
- Không có ăn-> thì Ta cho cơm.
-Quan nhỏ ->thì ta thăng chức.
-Lương ít-> thì ta cấp bổng.
-Đi thủy-> thì ta cho thuyền.
-Đi bộ ->thì ta cho ngựa.
-Cùng sống chết-> chùng vui cười.
Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với du khách với hình ảnh năng động, luôn căng tràn sức sống mà còn thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp mê hồn với biển trời bao la, núi non sừng sững. Đà Nẵng hội tụ biết bao vẻ đẹp tinh hoa của đất trời, tựa như một hòn ngọc quý giá nằm giữa dải đất hình chữ S!
Đà Nẵng nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam và là trung tâm lớn của nhiều lĩnh vực. Không những thế, Đà Nẵng còn là một thành phố du lịch tuyệt vời của đất Việt, là nơi bạn để bạn khám phá những danh lam thắng cảnh đẹp xinh, thưởng thức những món ăn ngon đậm đà hương vị đặc trưng và tận hưởng những khu nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp.
Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp, trong số đó có thể kể đến như bãi biển Mỹ Khê, biển Nam Ô, biển Phạm Văn Đồng, bãi Ghềnh Bàng,... Đến với thành phố biển, bạn có thể dành cả ngày để đắm mình trong làn nước biển mát lạnh, ngắm nhìn những con sóng vỗ, dạo chơi trên bãi cát mịn và thưởng thức vẻ đẹp của biển trời mênh mông vời vợi. Nơi đây cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kỳ ảo Đà Nẵng không chỉ có biển, mà còn có những ngọn núi kỳ vĩ, sừng sững bao bọc thành phố. Du khách có thể dành thời gian để khám phá núi Ngũ Hành Sơn hay núi Bà Nà. Đồng thời, bạn cũng có thể vui chơi tại những khu du lịch gần ngay thành phố như Suối Mơ hay tham quan chùa Linh Ứng - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Đà của biển cả trong thời khắc bình minh và hoàng hôn.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu mưu sinh ngày càng cao thì con người lại càng muốn quay mình trở về với thiên nhiên. Nếu vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều khách du lịch vì những giá trị về địa chất, địa mạo, Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình hấp dẫn khách du lịch vì những cảnh quan kì bí, hùng vĩ lẫn về những giá trị về địa chất thì bán đảo Sơn Trà lại thu hút du khách đến thăm bởi sự thanh bình, yên lặng và hệ sinh thái động thực vật lẫn những câu chuyện bí ẩn, huyền ảo hấp dẫn.
Thiên nhiên vốn dành cho những ai biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của nó. Con người, dù sống trong cảnh giàu sang hay nghèo hèn thì đều có những nỗi phiền muộn riêng mà không ai có thể giải quyết được. Ngay chính những lúc ấy, bản chất con người – vốn được tạo hóa ban tặng – lại muốn quay trở về với thiên nhiên, với những cánh đồng, ngọn cỏ xanh mướt lung lay trong gió thoảng để lặng mình đi, tìm về với chính mình, để buông xuôi hết những gánh nặng, muộn phiền trong lòng và bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng ) sẽ giúp những ai đang muốn về với thiên nhiên tìm được một khoảng không gian yên bình, tĩnh lặng trong tâm hồn.Thời xưa, bán đảo Sơn Trà là một hòn đảo gồm có ba ngọn núi. ngọn núi phía Đông Nam hướng ra biển như hình con Nghê nên người ta thường gọi là ngọn Nghê. ngọn núi phía Tây có hình dạng giống mỏ của con diều hâu nên thường gọi là núi Diều Hầu và ngọn núi phía Bắc hướng ra biển Đông dài như cổ của một con ngựa nên người ta gọi luôn là ngọn Cổ Ngựa. Chạy theo dòng chảy của thời gian, dòng nước biển chảy ven bờ tải bồi đắp phù sa lên tạo thành một dãy đất chạy từ đất liền ra đảo và tạo nên bán đảo Sơn Trà như ngày hôm nay. Kể từ khi Sơn Trà được hình thành, có thể nói nơi đây đã trở thành căn cứ trọng điểm được triều đình nhà Nguyễn cho lập pháo đồn phòng thủ, đài quan sát tiền tiêu. Từ đó, ta có thể hiểu được rằng tại sao ngày ấy, khi Pháp và Mỹ đổ bộ tấn công việt nam đều chọn Sơn Trà là nơi tấn công đầu tiên và được Mỹ cho xây dựng ở Sơn Trà làm cơ sở chủ yếu về mọi mặt bởi nơi đây có vị trí chiến lược không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn đối với các nước ở Đông Nam Á. Sau khi thoát khỏi chiến tranh, ngày nay, bán đảo Sơn Trà có thể xem là một điểm chấm, là phần cuối cùng của dãy núi trường Sơn Bắc, cùng đèo Hải Vân hướng ra biển đông với diện tích khoảng 4439 ha. Sơn Trà được xem như cảnh ở tiên giới với đỉnh núi cao nhất là 696 mét, chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 15km, nơi rộng nhất là 6km, hẹp nhất khoảng 2km với chu vi của bán đảo chừng 50km. Đối với người dân nơi đây, bán đảo Sơn Trà như chiếc là phổi xanh của con người Đà Nẵng bởi cảnh quan vô cùng xinh đẹp với thành phần loài động thực vật lớn. Hệ sinh thái nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 100 loài, trong đó có các loài quý hiếm như vọoc chà vá, khỉ đuôi dài, …hay những loài cây quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, chò chỉ, chò đen,…mà chỉ ở sơn trà mới tồn tại lẫn thêm vào đó là rừng nguyên sinh với những cây cối xanh tươi trong bầu khí hậu mát mẻ, trong lành đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng lí tưởng cho những con người yêu khám phá thiên nhiên, cho những ai muốn trở về mẹ thiên nhiên.
Cách bãi biển Mỹ Khê khoảng 7km về hướng đông Bắc, khách du lịch có thể di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc đi thuyền dọc con sông Hàn để đến nơi ” bồng lai tiên cảnh ” này với những địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn. Mở đầu cho cuộc hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà, khách du lịch sẽ đi qua Đồi Vọng Cảnh ( nhiều người còn gọi là Đài Vọng Cảnh Sơn Trà ). Đồi Vọng Cảnh nằm ở độ cao khoảng 600 mét, đây được xem là địa điểm dừng chân và khám phá vô cùng ấn tượng cho khách du lịch bằng đường bộ. Đồi Vọng Cảnh được xây dựng trên một mỏm đá nhô ra nên đứng từ đây, du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngọc ( Hòn Chảo ), trạm ra đa và đèo Hải Vân. Trước nhà Vọng Cảnh có đặt hình đá con khỉ, tượng trưng cho biểu tượng của bán đảo Sơn Trà ( xưa thường gọi là núi khỉ ). Đứng tại nơi đây, du khách có thể chụp được những bức ảnh vô cùng đẹp trước cảnh núi thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, tại nơi đây, khách du lịch có thể nghĩ ngơi hoặc hít một hơi thật sâu, hưởng thụ bầu không khí và không gian tuyệt đẹp nơi đây. Tiếp bước cho cuộc hành trình khám phá Sơn Trà, du khách sẽ bước đến một không gian hoàn toàn khác lạ mang tên ” Bàn Cờ Tiên “. Đường lên Bàn Cờ Tiên vô cùng lắc lẻo, khó khăn nhưng khi lên tới nơi, bạn sẽ quên đi hết những mệt nhọc bởi quang cảnh nơi đây được ví như ” bồng lai tiên cảnh ” trong những bộ phim cổ trang hay những câu chuyện huyền thoại. Cái tên Bàn Cờ Tiên cũng là bắt nguồn từ một câu chuyện huyền thoại. Có thể tóm tắt như sau: xưa, có một số thi nhân đi lên núi giữa lúc trời còn chưa sáng và nghe thấy tiếng cười nói của ai đó bên kia vọng lại nhưng khi họ tới đó, chỉ thấy một bàn cờ còn đang chơi dang dở. Từ đó họ cho rằng tiếng cười nói đó là của những vị tiên xuống trần chơi đánh cờ nhưng nghe tiếng của con người, họ vội bay đi mà quên mang theo bàn cờ…Tất cả câu chuyện về cái tên Bàn Cờ Tiên đều được ghi lại lên một tấm bảng được đặt trên ngọn núi cao khoảng 700 mét ấy. Quên câu chuyện huyền thoại ấy đi, khách du lịch mỗi khi lên đây đều đắm chìm trong không gian cao mênh mông, nhìn lên thấy trời xanh vô tận, nhìn xuống thấy toàn thành phố Đã Nẵng uy nghi và tráng lệ. Có lẽ thời gian thích hợp nhất để du khách hưởng thụ cảnh đẹp của Bàn Cờ Tiên là vào lúc ánh bình minh, khi mà dòng người còn chìm trong giấc ngủ, thiên nhiên chỉ vừa mới tỉnh giấc. Men theo sườn núi về phía Đông Nam Sơn Trà, du khách sẽ đến với rừng núi xanh tươi Cây Đa Đại Thụ. Tại đây, tiểu khu 63 của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa, chúng tạo thành một quần thể đa nhưng trong đó có duy nhất một cây đa có nhiều rễ đâm sâu xuống lòng đất tạo nên một vẻ đẹp vô cùng lỳ lạ nhưng hấp dẫn, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Cây Đa Đại Thụ ( hay còn gọi là Bách Niên Ngàn Năm, Cây Đa Ngàn Năm ) có chu vi khoảng 10 mét, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25 mét, theo báo cáo của ban quản lý bán đảo Sơn Trà. Đã từng có rất nhiều người đến đây, ngắm nghía cây đa này với một câu hỏi ” cây đa này đã bao nhiêu tuổi? “. Câu hỏi đó cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời nhưng chính sự thắc mắc đấy đã hấp dẫn nhiều du khách đến đây chiêm ngưỡng, chụp ảnh,…Sau chặng đường khám phá Sơn Trà, cuối cùng, du khách sẽ dừng chân tại chùa Linh Ứng. Ngôi chùa này nằm ở độ cao khoảng 693 mét, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc với tượng phât Quan Âm cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét. Đây được xem là ngôi chùa có tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam. Tượng Quan Âm lưng hướng về núi, mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay còn lại cầm bình nước cam lồ như ban phúc, chúc bình an cho những người dân nơi đây, nhất là những người ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió, thuận lợi bình an.
Ngoài những địa điểm du lịch trên, du khách có thể tham quan một số địa điểm khác như Cảng Tiên Sa, Bãi Tiên Sa, Mắt Thần Đông Dương, Bãi Đá Đen, Mũi Nghê,…Hơn nữa, đến với Sơn Trà còn có các hoạt động du lịch khác như câu cá, tắm biển, lặn ngắm sa hô, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh, team building,…với những món ăn vô cùng độc đáo.
Đến với bán đảo Sơn Trà, du khách như được về với chính ngôi nhà của mình, như được hòa mình vào với thiên nhiên, với vũ trụ. Hãy đến với Sơn Trà một lần, bạn sẽ tìm thấy được chính mình, sẽ vô cùng thích thú và ấn tượng về nơi đây.
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
Cần Vương có nghĩa là giúp vua cứu nước
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
1. Mở bài
- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở.
- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.
- Có một số ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.
b) Cách chế biến phở
- Cách chế biến nước dùng
- Đây là công đoạn quan trọng nhất.
- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị.
- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.
- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.
Thịt để làm phở
- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.
+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon.
+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.
Các loại rau thơm và gia vị
- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.
- Tiêu bắc, bột ngọt.
3. Kết bài
- Phở được xem là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.
- Phở là món ăn ngon, dễ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.
- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, phở Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.
1. Mở bài
- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc lịch sử
- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.
- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.
- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều
- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...
c) Công đoạn gói bánh chưng
- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)
- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.
- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.
- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.
- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.
- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.
- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.
- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết
d) Yêu cầu thành phẩm
- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.
- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.
- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.
e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng
- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.
- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.
3. Kết bài
- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.
Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.
Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.
Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.
Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.
Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.
Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vào sản xuất nông, công nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó. Khi áp dụng vào thực tế, các kiến thức sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học hiệu quả nhát bởi nó giúp chúng ta không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh, cần phải giải quyết bằng các thao tác tổng hợp: tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè...Tóm lại, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô đã dạy cho mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự học sẽ giúp chúng ta có tính chủ động học tập, là con đường dần tới sáng tạo, khơi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ.
BẠN THAM KHẢO :
Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.
“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.
Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.
Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.
Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.
*Ryeo*
Google thẳng tiền
hỏi từ điển Google