K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    Xưa nhà Thương nhà thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Xưa nhà Thương nhà thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

                                                              ( Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2)

1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào năm nào? Lí Công Uẩn viết “ Thiên đô chiếu” nhằm mục đích gì?

2. Xác định phương thức biểu đạt và trình tự lập luân của văn bản “ Chiếu dời đô”

3. Mở đầu bài chiếu, Lí công Uẩn đã dẫn ra mấy lần dời đô trong lịch sử Trung Hoa? Các lần dời đô đó có đặc điểm gì chung? Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

4. Có ý kiến cho rằng: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp  giữa lí và tình. Bằng một đoạn văn lập luận theo cách diễn dịch khoảng 10 câu, em hãy làm rõ nội dung nhận xét trên, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định( gạch chân, chú thích rõ)

------------------Hết-------------------

0
Câu 1: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:A. H2O B. HCl C. NaOH D. CuCâu 2: Dãy chất nào sau đây toàn là axitA. KOH, HCl, H2S, HNO3 B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2 C. ZnS, HBr, HNO3, HCl D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3Câu 3: Dãy chất nào sau đây toàn là bazơA. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl B. Ca(OH)2, Zn(OH)2 , Fe(OH)3, KOHC. Fe(OH)3 , CaCO3, HCL, ZnS D. Fe(OH)2, KCl, NaOH, HBrCâu 4: Dãy chất nào sau đây toàn...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:

A. H2O B. HCl C. NaOH D. Cu

Câu 2: Dãy chất nào sau đây toàn là axit

A. KOH, HCl, H2S, HNO3 B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2 C. ZnS, HBr, HNO3, HCl D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3

Câu 3: Dãy chất nào sau đây toàn là bazơ

A. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl B. Ca(OH)2, Zn(OH)2 , Fe(OH)3, KOH

C. Fe(OH)3 , CaCO3, HCL, ZnS D. Fe(OH)2, KCl, NaOH, HBr

Câu 4: Dãy chất nào sau đây toàn là muối

A. NaHCO3, MgCO3 ,BaCO3 B. NaCl, HNO3 , BaSO4

C. NaOH, ZnCl2 , FeCl2 D. NaHCO3, MgCl2 , CuO

Câu 5: Cho nước tác dụng với vôi sống (CaO). Dung dịch sau phản ứng làm cho quỳ tím chuyển thành màu gì?

A. Màu xanh B. Màu đỏ C. Không đổi màu D.Màu vàng

Câu 6 : Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:

A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH

Câu 7: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I B. Gốc photphat PO4 hoá trị II

C. Gốc Nitrat NO3 hoá trị III D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 8: Hợp chất nào sau đây là bazơ:

A. Đồng(II) nitrat B. Kali clorua

C. Sắt(II) sunfat D. Canxi hiđroxit

Câu 9:Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá xanh:

A. Đường (C12H22O11) B. Muối ăn (NaCl)

C. Nước vôi (Ca(OH)2) D. Dấm ăn (CH3COOH)

Câu 10: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu:

A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaC

0

BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ 

23 tháng 4 2020

- Trong phần đầu của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích:

+ Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.

+ Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.

+ Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tinh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 4 2020

+trong phần đầu của bài '' Hịch tướng sĩ ''Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích gì ?

 Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương nhằm  thể hiện rằng đó là một niềm tự hào của Trần Quốc Tuấn khi nghĩa về thế hệ đi trước đồng thời như một lời nhắc nhở, khích lệ các tướng lĩnh tự xem lại bản thân mình, cố gắng hết mình lập công danh cho đất nước, nhân dân. 

+trong đoạn cuối của bài ''Hịch tướng sĩ '' Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tướng sĩ nhằm mục đích gì?

Kêu gọi quân sĩ bỏ thói ham chơi, tập trung sức lực và tinh thần để sẵn sàng chống giặc.

23 tháng 4 2020

Nội dung chính: nói về tình hình đất nước nội bộ và ngoại bộ

23 tháng 4 2020

-Ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường => Hung hăng, hống hách, coi thường quốc thể

-Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ => Hình ảnh so sánh ẩn dụ

-Từ ngữ: đe dọa, mạt sát kẻ thù

\(\Rightarrow\)Danh dự đất nước bị sỉ nhục, chủ quyền bị xâm phạm

23 tháng 4 2020

mn giupa mk trình bày nd chính =1 câu văn vs ạ . em đang cần gấp , mn gúp vs ạ 

23 tháng 4 2020

tham khảo nhé bn:

Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê  “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời... ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về  những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi  nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô  với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.

hok tốt !

^_^

23 tháng 4 2020

Tham Khảo nha bạn 

Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê  “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời... ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về  những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi  nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô  với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.