Tả lại trường em vào một buổi sáng đẹp trời
nhanh nhất milk tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- nhà xác
- Sơn Tùng MTP
- mắt cá chân
- cây xương rồng
- Thái Lan ( Thủ đô của Thái Lan là Bangkok. Cái tên này khá ngắn gọn và quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên tên nguyên văn đầy đủ là “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit” )
Trả lời
1 nhà xác
2 sơn móng tay
3 mắt cá chân
4 cây xương rồng
5 Thái Lan
chúc bn hk tôt nha
mk kb nha
Ngoài tập "Nhật kí trong tù", chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ Tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét "Thơ bác đầy trăng"
"Thơ Bác đầy trăng" - "thơ trong tù", thơ chiên khu... có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.
Trước hết nói về thơ trăng trong "Nhật kí trong tù". "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày, bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa số
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
"Ngắm trăng" đã nói đến tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về ánh sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.
Tiếp theo ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bac. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? "Rằm tháng giêng" là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ "xuân" trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm giằm tháng giêng: giữa nơi khói sóng của dòng sông, bác "bàn bạc việc quân" để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thằng, bận rộn "việc quân việc nước" nhưng bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. "Nguyệt mãn thuyền" (trăng đầy thuyên) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.
Có vầng trăng đến "đòi thơ" như bạn tri âm, cùng bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về. Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về" (Tin thằng trận - 1948)
Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya. Cổ thụ, ngàn hoa hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng, nghe tiếng suối chảy "trong như tiếng hát xa", lòng bồi hồi xúc động"
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya - 1947)
Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy. Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của bác như vầng trăng thu ngời sáng:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng"
Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác, bởi lẽ "Thơ Bác đầy trăng"
Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan, yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cung hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha gắn bó
Trăng đã góp phần làm cho thơ bác thêm đặc sắc. Thơ bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ bác.
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của bác, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng thêm yêu cảnh trí non sông.
Yêu cái đẹp trong thơ trăng của bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no hạnh phúc
Sắc thái cổ điển:
- Chỉ riêng đề tài vọng nguyệt thì đã có thể thấy rõ nét cổ điển rồi. Vì sao? Vì trăng là đề tài bất tận của thi ca, từ cổ chí kim có thi nhân nào không viết trăng, Lí Bạch có "Tĩnh dạ tứ" , Đỗ Phủ có "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ", Thế Lữ có "Nhớ rừng", Hàn Mặc Tử có ánh trăng huyền ảo u uất và giờ Hồ Chủ tịch người không chỉ có "Rằm Tháng Giêng", "Cảnh khuya",... mà còn có một "Ngắm trăng" giữa cái khó khăn, gian khổ lúc ngục tù.
- Người bị chèn ép trong chốn lao tù bức bách nhưng không vì thế mà mất đi phong thái của một bận "chí nhân quân tử", vẫn còn đấy nét ung dung tự tại, còn đấy một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, với thiên nhiên
- Sắc thái cổ điển còn được thể hiện qua việc khai thác và sử dụng thi liệu. Hoa, rượu và trăng vốn đều là những thú vui thưởng ngoạn của thi nhân, Người giờ đây cũng đang tràn trề thi lực chỉ khác là không có hoa, có rượu, chỉ có 4 bức tường tối tăm, lạnh lẽo với ánh trăng thu tự do trên bầu trời...
Tinh thần hiện đại:
- Bác Hồ đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần trong thi phẩm "Ngắm trăng", tâm hồn Người đã sớm thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp mà hòa quyện vào thiên nhiên. Sự dung dung, lạc quan trước khó khăn, trở ngại đã bộc lộ rõ chất thép trong tâm hồn của người chí sĩ cách mạng.
Trả lời:
P/s: Bạn tham khảo dàn ý này nha!!!
A, Mở bài:
-Nói qua về hình ảnh người lính trong cách mạng, họ có những phẩm chất gì,…
-Giới thiệu tác giả và tác phẩm “Tâm tư trong tù”
-Đưa ra ý kiến: “Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được”. Và điều này cũng được thể hiện rất rõ qua “Tâm tư trong tù”.
B, Thân bài:
-Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
Thi phẩm “Tâm tư trong tù” nằm trong phần “Xiềng xích” được Tố Hữu viết vào cuối tháng 4 năm 1939, tại nhà lao Thừa Thiên. Bài thơ như đã phản ánh tâm trạng của người thanh niên cộng sản trong những ngày đầu bị thực dân Pháp bắt bớ, giam cầm.
-Tâm trạng của người lính:
Có đau đớn nào lớn hơn nỗi đau đớn bị mất tự do chứ? Trong ngục, nhưng tâm hồn người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn mong ngóng ra thế giới tự do ngoiaf kia, thế giới cách người chiến sĩ có ô cửa bằng song sắt. Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
-Bình luận ý kiến:
Và người chiến sĩ cách mạng lúc này ‘là một con người như mọi người”, học cũng xó những cảm xúc vui buồn. Khi bị biệt giam trong một xà lim kín mít với “bốn tường vôi khắc khổ”, phải nằm trên nền nhà với những “manh ván ghép”. Một không gian nhỏ bé, chật hẹp, “lạnh lẽo”, “sầm u” vô cùng tăm tối thì người chiến sĩ cũng rất buồn và côn đơ, học phải chịu cảnh khổ sở, và học cũng sợ chứ, lo lắm chứ.
>>>”lắng nghe” trong một khung cảnh im ắng đến dễ sợ, vì phòng biệt giam nào khác một nấm mồ. Giọng thơ như tha thiết như bồi hồi khi người tù “lắng nghe” những âm thanh của cuộc đời dội đến.
Người tù “tai mở rộng” và “ lắng nghe” mọi âm thanh cuộc sống bên ngoài. Một tiếng rao đêm. Một tiếng chim tu hú gọi bầy. Một tiếng diều sáo… Tiếng gió thổi như thủy triều vỗ sóng. Tiếng chim reo. Tiếng dơi chiều đập cánh “vội vã “bay đi tìm mồi”. Và tiếng guốc, tiếng lạc ngựa gần, xa:
+Câu thơ nào cũng có chữ “nghe”. Chữ “nghe” chứa đầy tâm trạng. Giọng thơ như tha thiết bồi hồi. Cái khao khát tự do làm cho tâm hồn người tù rung lên: “Tiếng guốc đi về” trên những đường phố nhỏ, dài, nghe tiếng động dường như mơ hồ lúc to lúc nhỏ, lúc gần lúc xa càng làm cho nỗi nhớ, nỗi buồn cô đơn thêm da diết. “Tiếng guốc đi về” là cái âm thanh bình dị của đời thường, gợi hơi hướng con người, được người tù “lắng nghe” và cảm nhận đã đặc tả nỗi buồn cô đơn và khao khát tự do cháy bỏng. Đó là một nét đặc tả tâm trạng đầy ấn tượng mà Tố Hữu đã phát hiện ra.
-Nỗi cô đơn chính là tâm trạng đang như bủa vây người chiến sĩ trẻ.
Thường người ta nghĩ người lính cách mạng là những người mạnh mẽ, không hề sợ hiểm nguy, không hề sợ mưa bom bão đạn huống hồ là những tình cảm cá nhân. Họ như tô hồng cho những người lính mà quên mất rằng họ cũng chỉ là những người bình thường. Họ cũng có những lúc mềm yếu và sợ hãi những biến động của cuộc đời. Họ là những người lính chưa dạn dày trong đấu tranh, lần đầu tiên sa vào lưới mật thám Pháp.
>>>Người chiến sĩ cách mạng cũng có những tâm trạng những suy nghĩ rất đời thường “nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được” đó chính là sự nhiệt thành và ý chí cách mạng mà không phải người thường nào cũng có được phẩm chất này.
+Chỉ là “mơ hồ” thôi! Người tù như đã vẽ ra một cảnh tượng “thần tiên” bên ngoài song sắt nhà tù, cái bên ngoài bầu trời”rộng rãi”, bầy chim cùng vạn vật “ríu rít” hót ca. Bên ngoài khác hẳn với bên trong song sắt.
+ Cuộc đời như chất đầy hương thơm, mật ngọt, sây hoa trái. Cuộc đời trong tưởng tượng của người lính nhìn thấy như đã được thi vị hóa: “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”.
Nhưng rồi ảo tượng bồng bột ấy, cáo ảo ảo tượng rất người thường đó nhanh chóng trôi qua nhanh. Người tù như đã tĩnh trí rồi tự phủ định những mơ tưởng trên là phi lí. Thời bấy giờ, Mặt trận dân chủ Đông Dương đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử một cách vẻ vang. Khi mà thế chiến thứ II sắp hùng nổ. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp và khủng bố. Cuộc sống của nhân dân ta lúc này vô cùng ngột ngạt. Nhà tù đế quốc chật ních chính trị phạm. Cuộc sống của đồng bào ta thuở ấy làm gì có cái cảnh “sây hoa trái”, có “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”. Nhưng rồi mẫn cảm về chính trị đã giúp nhà thơ tự điều chỉnh nhận thức “mơ hồ” của mình. Anh cay đắng và uất hận:
+Cuộc đời ngoài song sắt nhà tù lúc bấy giờ tuy có “rộng rãi” hơn chút ít, nhưng xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là một cái “lồng to”. Lao Thừa Thiên, Hỏa Lò, nhà tù Sơn La, Côn Đảo,… là những chiếc “lồng con” đáng sợ! Tố Hữu-Người chiến sĩ cách mạng chỉ là một con chim non bé nhỏ đang bị nhốt, bị đày đọa trong cái “lồng con” – nhà lao Thừa Thiên. Hình tượng thơ như được tác giả đặt trong thể tương phản đối lập để nói lên những suy tư sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng về cảnh lao tù, về thân phận những chính trị phạm, về nỗi lầm than của dân tộc! Anh uất hận rung lên:
+Anh sẵn sàng chấp nhận những cay đắng, nhục hình và cô đơn, nâng cao dũng khí trước mọi thử thách. Đây có thể nói chính là điều khác biệt những gì người lính có được mà người thường không có. Trong gian khổ, người thường chỉ thấy khổ, còn đối với người lính cách mạnh lại như được tôi luyện thêm ý chí để thực hiện thêm những nhiệm vụ của đất nước.
>>>Điều đáng nói giữa người chiến sĩ với những người khác co lẽ chính là ý chí, lý tưởng đã soi đường chit lối cho mọi hành động của mình. Họ sống có lý tưởng, có trách nhiệm không chỉ với gia đình, mà trong họ đó là trọng trách của một đất nước đau thương đã trải qua biết bao khó khăn.
+Sống trong cảnh cô đơn thân tù, tâm trạng của anh day dứt, tự đấu tranh để vượt lên. Không thể mềm lòng, yếu đuối! Không được bi quan, dao động! Vấn đề sống và chết được đặt ra một cách nghiêm túc và gay gắt. Tố Hữu đã trái qua những dây phút tự đấu tranh căng thẳng. Câu thơ như một lời thề vang lên mạnh mẽ và sôi
+Thi phẩm “Tâm tư trong tù” như đã phản ánh chân thực tình cảm và tâm trạng của người chiến sĩ trẻ trong những ngày đầu bị đày đọa trong ngục tối. Dường như những nỗi buồn cô đơn, lòng khao khát tự do, quan niệm về vấn đề sống và chết, về khí tiết của người cộng sản cứ khiến người lính suy nghĩ mãi…
>>>Những cảm xúc chân thực, cảm xúc rất đời thường. Tâm trạng vận động đúng quy luật đấu tranh cách mạng của người chiến sĩ chân chính trong chốn lao tù. “Tâm tư trong tù” có nói đến cô đơn, nhưng đích thực là khúc tráng ca về tự do. Bài thơ thật hay và thi vị vì người chiến sĩ ấy đã sống tuyệt đẹp trong “Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng”.
C, Kết luận
-Khẳng định lại sự đúng đắn của nhận xét
Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được. Và điều này đã được thể hiện rất rõ qua ‘Tâm tư trong tù”.
Nguồn: https://vanmautuyenchon.com/dan-y-bai-nguoi-chien-si-cach-mang-la-mot-con-nguoi-nhu-moi-nguoi-nhung-ho-lai-co-them-nhung-pham-chat-ma-con-nguoi-thuong-chua-co-duoc-hay-chung-to-dieu-do-qua-tam-trang-nguoi-chien-si-cach-mang-t#ixzz6JhZ0xEgr
~Học tốt!~
a, hành động hỏi
b, hành đồng cầu khiến ( điều khiển )
c, hành động điều khiển
d, hành động bộc lộ cảm xúc
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
đoạn văn hay bài văn hả bạn ?