K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     “Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim, bám vào cổ chim thật...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    “Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim, bám vào cổ chim thật chặt. …. Bay đến trước mặt cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Ðặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một mống chim sâu.

    Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh đã thấy toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các màu; có thứ xanh như mắt mèo, có thứ đỏ ối như mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều như sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang, rồi trèo lên lưng chim, ra hiệu cho chim bay về.

 1.Nêu nội dung đoạn trích?

2.Chỉ ra cũng động từ trong câu văn sau: Ra tới giữa biển chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh ,đá đỏ ,đá ngũ sắc.

3.Những chi tiết cho thấy người em không hề tham lam

4.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “ Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả…? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong câu?

0

Truyện cổ tích Cây khế kể về hai anh em có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người em hiền lành, chăm chỉ, còn người anh tham lam, lười biếng. Sau khi chiếm hết gia sản, người anh tiếp tục sống thảnh thơi. Còn người em phải làm việc vất vả nhưng không một lời oán thán.

Viết đoạn văn tả lại cảnh màu xuân về trên quê hương em theo các gợi ý dưới đây thành một đoạn văn                                               Hướng dẫn *Mở đoạn:Giới thiệu về màu xuân *Thân đoạn:+Cảnh sắc thiên nhiên] -Đất trời bwufng tỉnh sau những ngày mùa đông giá rét -Bầu trời trong xanh hơn,sáng ra vẫn có những giọt mưa xuân nhỏ li ti đọng trên chiếc lá non,..... -Gió nhè nhẹ đôi khi vẫn còn se...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn tả lại cảnh màu xuân về trên quê hương em theo các gợi ý dưới đây thành một đoạn văn

                                              Hướng dẫn

*Mở đoạn:Giới thiệu về màu xuân

*Thân đoạn:+Cảnh sắc thiên nhiên]

-Đất trời bwufng tỉnh sau những ngày mùa đông giá rét

-Bầu trời trong xanh hơn,sáng ra vẫn có những giọt mưa xuân nhỏ li ti đọng trên chiếc lá non,.....

-Gió nhè nhẹ đôi khi vẫn còn se lạnh

-Cây cối trong vườn đang vươn mình đâm chồi non xanh mướt.....

-Những luống rau như được tắm trận mưa xuân xanh mơn mởn

-Đặc biệt những cây đào đang khoe sắc thắm tô điểm cho ngày Tết

*Cảnh sắc con người:

-Mọi người cảm thấy tươi trẻ ra ai cũng háo hức chuẩn bị đón một năm mới

-Trong gia đình được trang trí khá đẹp,hình ảnh cây đào,cây quất bên mâm cỗ đón giao thừa đông đủ màu sắc

-Tiếng nói tiếng cười với lời chúc đầu năm thật hạnh phúc

*Kết đoạn:Mùa xuân thật đẹp.Mùa xuân mãi mãi trong lòng tôi.

Các bạn ơi giúp mình với ạ,mình đang cần gấp !!!!!!

0
Đề 6: Bài văn : Miêu tả phiên chợ quê.  Em hãy đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới  a- Điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp. b- Gạch chân dưới các trạng ngữ trong bài. c- Gạch chân dưới các cụm từ miêu tả trong bài văn.            Có lẽ ai cũng mang trong tim mình hình bóng của quê hương  nơi chôn rau cắt rốn của mình Nói về quê hương tôi  tôi vô cùng tự hào bởi quê tôi là vùng quê thật yên...
Đọc tiếp

Đề 6: Bài văn : Miêu tả phiên chợ quê.

 Em hãy đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

 a- Điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp.

b- Gạch chân dưới các trạng ngữ trong bài.

c- Gạch chân dưới các cụm từ miêu tả trong bài văn.

           Có lẽ ai cũng mang trong tim mình hình bóng của quê hương  nơi chôn rau cắt rốn của mình Nói về quê hương tôi  tôi vô cùng tự hào bởi quê tôi là vùng quê thật yên bình  êm đềm với dòng sông quê hiền hoà thơ mộng  với cánh đồng lúa bát ngát mênh mông với gốc đa cổ thụ tỏa bóng mát mỗi chiều về Và thích hơn cả là những phiên chợ quê rất đông vui và nhộn nhịp Cuối tuần vừa rồi tôi được theo mẹ đi chợ phiên quê tôi

           Chợ quê tôi chỉ họp vào các ngày mồng 2, mồng 5, mồng 8, ngày 15 và 18 trong tháng tính theo Âm lịch Nhà tôi cách chợ gần hai cây số nên hai mẹ con phải đi khá sớm Tôi háo hức từ tối hôm trước, sáng hôm sau dậy thật sớm, chuẩn bị quần áo và vui sướng khi được mẹ cho ngồi sau xe  để tới chợ Mới sáng tinh mơ khi những giọt sương còn đọng trên cành lá  trời còn mờ mờ nhưng các cô các bác đã gọi nhau í ới để đi chợ  Càng gần đến chợ, xe cộ mỗi lúc thêm đông đúc, nhộn nhịp Tiếng chuông xe đạp leng keng của mấy ông  mấy bà đi xe đạp tập thể dục buổi sáng tiện rẽ vào chợ mua đồ; tiếng còi xe máy xin đường réo vang, tiếng ồn ào của người mua kẻ bán càng lúc càng rõ hơn khi tôi với mẹ gần tới chợ.  Chẳng mấy chốc  mà quang cảnh chợ đã hiện ra trước mắt tôi dưới ánh nắng ban mai vàng ngọt của buổi sáng.Chợ  nằm ngay cạnh dòng sông hiền hòa, nhìn xa xa  có những vườn cây trái trĩu quả đang hứa hẹn mùa bội thu của các bác nông dân.

         Tôi và mẹ đi tới chợ thì trời cũng vừa hửng sáng Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt  Vậy mà  chợ đã khá đông rồi Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới Từng tốp từng tốp người xe kéo quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường  Biển tên chợ với dòng chữ "Chợ Chanh" được ghi rõ và sơn màu đỏ theo đường viền của chữ nổi bật Tên gọi của chợ là gọi theo tên làng nơi chợ đóng  Chợ có từ rất lâu đời, từ thời ông bà tôi đã tấp nập người họp. Hai bên cổng là gian nhà nhỏ giữ xe của khách hàng đến họp chợ Tiếp đến bước vào trong chợ là vô vàn những hàng hóa được bày bán Thu hút ánh nhìn của tôi đầu tiên là gian hàng hoa với muôn vàn các loài hoa đang đua nhau khoe sắc nào  hoa ly, hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng,... với hương thơm ngào ngạt  đủ các sắc rực rỡ cả một góc chợ Cạnh mấy cô bán hoa là mấy hàng bán hoa quả  Hoa quả được bày biện đẹp mắt trong các khay nhựa hoặc thùng xốp, nào táo, lê, nhãn, thanh long, xoài,…Hàng nào cũng tươi ngon, đẹp mắt gọi mời người mua hàng.

(À DẠ GIÚP TỚ BÀI NÀY VỚI Ạ, T CẦN GẤP CƠN C)

0
  Câu 1: Tác giả của “Nam quốc sơn hà” là ai? Tương truyền là Lý Thường Kiệt. Nguyễn Du. Tố Hữu. Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu 2: “Nam quốc sơn hà” có nghĩa là gì? Núi sông nước Nam. Sông núi nước Nam. Sông núi phía Nam. Sông núi ở miền Nam Tổ quốc. Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác của “Nam quốc sơn hà” là? Theo sách “Lĩnh Nam chích quái”, bài thơ được một vị thần ngâm đọc khiến cho quân Tống hoảng sợ, giúp vua Lê...
Đọc tiếp
 

Câu 1: Tác giả của “Nam quốc sơn hà” là ai?

  1. Tương truyền là Lý Thường Kiệt.
  2. Nguyễn Du.
  3. Tố Hữu.
  4. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 2: “Nam quốc sơn hà” có nghĩa là gì?

  1. Núi sông nước Nam.
  2. Sông núi nước Nam.
  3. Sông núi phía Nam.
  4. Sông núi ở miền Nam Tổ quốc.

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác của “Nam quốc sơn hà” là?

  1. Theo sách “Lĩnh Nam chích quái”, bài thơ được một vị thần ngâm đọc khiến cho quân Tống hoảng sợ, giúp vua Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981.
  2. Theo sách “Đại Việt sử kí toàn thư”, Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đền thờ thần sông là Trương tướng quân. Sau đó quân Tống thảm bại đúng như lời trong bài thơ.
  3. Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh nên muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 4: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?

  1. Áng thiên cổ hùng văn.
  2. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
  3. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.
  4. Bài thơ có một không hai.

Câu 5: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?

  1. Song thất lục bát.
  2. Thất ngôn tứ tuyệt.
  3. Thất ngôn bát cú.
  4. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 6: Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” của nước ta. Em hiểu thế nào là “bản tuyên ngôn độc lập”?

  1. Là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia.
  2. Ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia.
  3. Là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng thiết tha của nhân dân.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: “Nam quốc sơn hà” ngoài việc biểu ý còn có biểu cảm, đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 8: Bài thơ được chia làm mấy phần?

  1. 1 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 4 phần.

Câu 9: Từ “Nam đế” có nghĩa là gì?

  1. Hoàng đế nước Nam.
  2. Người đứng đầu một quốc gia.
  3. Thể hiến sự ngang hàng với phương Bắc.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Từ “thiên thư” có nghĩa là gì?

  1. Sách trời.
  2. Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
  3. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
1

Câu 1: Tương truyền là Lý Thường Kiệt 

Câu 2: Sông núi nước Nam

Câu 3: Đáp án A, B đúng 

Câu 4: Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Câu 5: Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 6: Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 7: Đúng 

Câu 8: Hai phần 

Câu 9: Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 10: Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 1: B. Truyện đồng thoại

19 tháng 1

Bài gì hả bạn?

20 tháng 1

[Câu 1].Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông sở trường về truyện ngắn và bút kí với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ

[câu 3].

Bố cục: 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu…đến…”Kìa, anh ta kia”: ( Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.)

 

-Đoạn 2: Tiếp…đến…”không có vật gì như thế”: (Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.)

 

-Đoạn 3: Còn lại: (Cuộc chia tay cảm động.)

 

[Câu 4].một anh thanh niên 27 tuổi sống trên đỉnh núi Yên Sơn.làm nghề vật lí địa cầu

 

Biện pháp tu từ nhân hóa: gió "đưa" thoảng hương nhài; nắng "ghé" vào cửa lớp. Giá trị biểu đạt: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc 

- Gió và nắng những sự vật của thiên nhiên được thổi hồn có hành động như một con người quan sát các em học sinh học bài. 

- Trí tưởng tượng và tài quan sát tinh tế của tác giả

Cứ vào 23 Tết là quê em lại tấp nập chợ Tết, em rất thích cùng mẹ ghé thăm khu chợ đặc biệt này. Ngoài thịt cá, rau dưa, củ quả quen thuộc, thì rất nhiều những mặt hàng đặc trưng ( cụm danh từ ) của ngày Tết. Đặc biệt là không thể thiếu các gánh hoa đủ màu sắc sặc sỡ mà ngày thường ít khí thấy tề tựu đông đủ ở chợ quê. Bên cạnh đó là những xe đẩy bán kẹo, mứt thơm ngon hấp dẫn. Ai ai đến chợ cũng ghé qua tất cả các quầy mua đôi câu đối, đĩnh vàng, đòn bánh chưng nhỏ về treo lên cửa, cành đào, cành mai cho có không khí xuân. Không khí rộn ràng, vui tươi và hạnh phúc ấy đã in đậm trong tâm trí em. Lòng rộn ràng chờ đón một cái Tết của dân tộc đang đến gần.