tìm 5 từ láy âm ô
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Trong thực tế, ai cũng thích, cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Có người vì thế mà nỗ lực phấn đấu để biến đổi về chất. Song đáng buồn lại có những người muốn rút ngắn con đường bước đến vinh quang mà tin xổi ở thì, không chăm lo cho thực tế chỉ cố tô vẽ bề ngoài để được khen được thưởng. Đáng buồn hơn, chúng ngày càng phổ biến và trở thành một hiện tượng “háo danh” và mắc bệnh thành tích
Thực chất, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Như vậy, thành tích là nhóm để biểu dương, nêu gương những kết quả thực tế tốt đẹp. Điều đó động viên cố gắng của người được nêu gương, thúc đẩy họ tiếp tục cố gắng. Mặt khác thành tích của người này còn là “cú hích” cho người khác cùng “chạy đua” để tiếp tục đi lên. Rõ ràng, thành tích là điều tốt đẹp và nó cũng mang lại những điều tương tự cho cuộc sống.
Tuy nhiên, khi đặt trước từ “thành tích” một chữ “bệnh” – bệnh thành tích thì vấn đề đã khác. Bởi từ “bệnh” không gợi đến điều gì tốt đẹp. “Bệnh thành tích” là thói a dua, là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong vấn đề không đạt mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.
Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong đời sống xã hội, đục sâu lan rộng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Trong giáo dục, bệnh thành tích còn được gọi là bệnh hình thức. Có những trường vì thành tích mà luôn cố gắng tập trung luyện “gà” – luyện học sinh giỏi, tạo mọi điều kiện để các em có thời gian tập trung học môn mình thi nhằm đạt kết quả cao mang vinh dự cho trường. Hay trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp, có những trường huy động giáo viên cùng làm với học sinh rồi ném bài cho các em. Trong các cơ quan, công ty, nhà máy, bệnh thành tích nằm ở những bản báo cáo được mài cho nhẵn viết cho đẹp. Trong thực tế người ta không màng đến chất lượng, chỉ chạy theo số lượng để đạt chỉ tiêu. Họ chỉ sung sướng khi nghe đến những con số 100%, 99%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước, trường nào chỉ đạt 95%, 96% là đã lo lắng căng thẳng rồi. Nhưng một hai năm trở lại đây khi công tác kiểm tra, giám sát được thắt chặt hơn, trung bình cả nước chỉ đỗ khoảng 60% – 70%.
Rõ ràng kết quả xa nhau, nó phản ánh thực tế chất lượng giáo dục trong một thời gian dài bị o bế, làm nhiễu. Rõ ràng, bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Bệnh thành tích do đó tiếp tục “được” duy trì, phát triển. Dần dần nó sẽ ăn sâu, đeo bám vào tư tưởng, lối sống cách thức làm việc của xã hội, làm cho chất lượng thực bị bỏ bê, xuống dốc, chỉ có cái vẻ bề ngoài là hào nhoáng, đẹp đẽ. Nó thực chẳng khác nào một trái bí đỏ bị thối rữa bên trong. Dân gian ta nhắc nhở nhau tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì sơn có thể tróc nhưng gỗ không được phép mục, gỗ mục sẽ làm sụp đổ cả một hệ thống quan trọng. Nhưng bệnh thành tích đã làm đảo lộn truyền thống đạo lý ấy và mỗi hệ thống xã hội đang có nguy cơ lung lay, suy sụp vì chất gỗ bên trong đang mối mọt dần.
Bệnh thành tích gây hại cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và hậu quả dễ thấy nhất, tai hại nhất thể hiện ở ngành giáo dục. Có những trường lớp, vì thành tích mà cho học sinh lên lớp hàng loạt, bất chấp kết quả thực tế. Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường. Có em đã học lớp 7 mà chưa đọc thông viết thạo! Cũng vì thành tích mà các thầy cô “cấy điểm” cho học sinh giỏi ở những môn các em không thi học sinh giỏi, giúp các em tập trung ôn luyện cho thi cử. Và hàng trăm học sinh sa vào tình cảnh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhưng trượt tốt nghiệp, trượt đại học. Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh chịu. Nhưng hậu quả lâu dài là tương lai đất nước phải chấp nhận sự thui chột về đạo đức, tài năng của nhiều thế hệ.
Bệnh thành tích có căn nguyên sâu xa từ một thói xấu của con người: thói ghen ăn tức ở, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương. Nhưng công bằng mà đánh giá, bệnh cũng có nguyên nhân từ những sai lầm trong công tác quản lý tổ chức của nhiều cấp, ngành: trọng giấy tờ, hình thức, không gần gũi sâu sát thực tế và chỉ tiêu hoá, kế hoạch hóa cao độ mọi vấn đề thi đua. Bởi vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ cốt lo sao cho bản báo cáo, cuốn sổ của mình được sạch sẽ đẹp đẽ. Rồi lo sao để chỉ tiêu kế hoạch trên giao ta “trăm phần trăm” hoàn thành.
Rõ ràng, để xảy ra căn bệnh ấy lỗi thuộc về tất cả chúng ta. Nhận rõ hậu quả của bệnh thành tích, xã hội cần đẩy mạnh công cuộc loại trừ nó. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnh hình thức để đi vào chất lượng thực tế. Chỉ khi nào làm được điều đó, xã hội ta mới thực sự trong sạch và đi lên.
Nhân vật chính trong chuyện "Hai kiểu áo" là: viên quan và thợ may.
Viên quan: luôn tìm cách xu nịnh luồn lách để thăng tiến nhưng lại có thái độ khinh thường, bắt nạt những người dân đen nghèo khổ.
Thợ may: người nhìn thấu bộ mặt thối nát của quan lại
Đối với em, vầng trăng không chỉ là một thực thể tự nhiên bình thường mà nó là một thực thể có tâm hồn, có nghĩa tình, có cảm xúc và có nhiều ý nghĩa. Vầng trăng quê hương là vầng trăng ân tình, mãi mãi sáng soi và đem đến thật nhiều cảm xúc cho những người con quê hương. Trăng quê hương thật đẹp, theo một cách rất riêng. Vầng trăng quê hương gắn liền với những kỷ niệm tươi đẹp thời thơ bé của đám trẻ con đến những người lớn rồi rời xa quê hương mình. Trăng của quê hương mãi sáng, mãi đẹp, mãi ân tình vui đùa cùng những người con, dõi theo người con và thủy chung một lòng đợi những người con quê hương trở về.
Đây nhé bạn
Sau một tuần đi công tác xa, hôm nay, mẹ yêu quý của em đã trở về nhà. Có thể nói, Nữ siêu nhân mà em yêu quý, kính trọng và tự hào nhất chính là mẹ của em.
Mẹ là một người bán hoa ở chợ đầu mối. Công việc của mẹ vô cùng vất vả và nặng nhọc. Hằng ngày, mẹ phải ra chợ từ 2h sáng để nhận hàng, sắp xếp và bán lại cho khách lẻ. Mãi đến gần trưa mẹ mới về nhà, bắt đầu ăn uống, tranh thủ nghỉ ngơi. Rồi chiều tối thức dậy, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa tối cho cả nhà, rồi tính toán sổ sách. Dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, mẹ vẫn lặp đi lặp lại công việc như thế, không có ngày nghỉ. Có lẽ vì thế, mà tuy mới 40 tuổi, nhưng trông mẹ có phần già dặn hơn tuổi thật. Nước da mẹ trắng trẻo, nhưng rất khô, dễ bong tróc vào mùa đông. Dáng người mẹ hơi mập, khuôn mặt rất phục hậu. Mỗi khi mẹ nói chuyện, cả khuôn mặt toát lên vẻ thân thiện và dễ mến, nên rất được lòng những người xung quanh. Đặc biệt, mẹ rất hay cười. Chẳng có chuyện gì vui mẹ cũng cười. Nụ cười lúc nào cũng hiển lộ và rạng rỡ trên khuôn mặt mẹ. Dù khi cười, những nếp nhăn ở khóe mắt, trán lộ ra khó rõ. Nhưng em lại thấy lúc ấy trông mẹ lại càng đẹp hơn. Khi đi làm, mẹ mặc bộ quần áo tối màu, chân đi ủng, tay đeo găng, mặc thêm cái tạp dề chống nước nữa. Trông mẹ lúc ấy đẹp một cách khỏe khoắn, năng động lạ thường. Đó chính là nét đẹp lao động mà cô giáo em vẫn thường ca ngợi khi phân tích các tác phẩm văn học.
Có thể mẹ của em không xinh đẹp, nền nã, nấu ăn ngon như những người mẹ khác. Nhưng tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho em thì chẳng thua kém bất kì ai. Lúc nào em cũng cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi được ở bên cạnh mẹ. Chỉ cần có mẹ, thì mọi gió bão đều phải ngừng lại sau cánh cửa nhà.
Đây nhé bạn
Cuộc sống của mỗi con người, chúng ta sẽ có những điều quan trọng khác nhau, những mục tiêu khác nhau mà ta cần hoàn thiện. Nhưng hơn hết, đối với tất cả con người, gia đình vẫn là điều quan trọng nhất. Gia đình là gì? Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi có những người ruột thịt thân thương, là nơi có mẹ, có cha và có những tình yêu thương ấm áp. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là những tình cảm gia đình tốt đẹp nhất mà mỗi chúng ta cần trân trọng. Gia đình là cội nguồn gốc gác của mỗi con người khi sinh ra, là nơi gắn bó thiêng liêng mà mỗi khi đi xa con người ta sẽ nhớ về. Gia đình là cái nôi yêu thương, nuôi dưỡng và che chở ta trong những năm tháng đầu đời. Một gia đình nhỏ có cha mẹ và con cái, một gia đình lớn là tập hợp của những gia đình nhỏ. Gia đình là nơi lưu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu trong ngôi nhà thân thương. Là ký ức về những ngày chập chững biết đi với ánh mắt kỳ vọng và động viên của mẹ. Là ký ức về lần đầu tiên gọi bà, gọi mẹ trước nụ cười hạnh phúc của đấng sinh thành. Là kỉ niệm về những ngày mắc lỗi, bị cha mắng mẹ la, bắt phạt không cho đi chơi với đám trẻ trong xóm,… Gia đình cùng với ngôi nhà là ký ức về một đoạn đời mà ta lớn lên. Cha mẹ là những người nuôi ta khôn lớn, là nơi dạy ta cách yêu thương, san sẻ và giúp đỡ mọi người. Gia đình là cái nôi đầu tiên và quan trọng nhất để giáo dục một đứa trẻ thành người và giúp ích cho xã hội. Chính tình yêu thương của những người trong gia đình hình thành nên tình yêu ở mỗi con người. Ai rồi cũng sẽ khôn lớn. Ai rồi cũng sẽ trưởng thành. Ai rồi cũng sẽ trở thành những chú chim đủ lông đủ cánh bay đến những chân trời mới. Nhưng chúng ta hãy luôn nhớ rằng “gia đình”, cha mẹ luôn dang tay chờ đón chúng ta trở về nhà.
Gia đình có vai trò quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người. Gia đình là nơi sinh ra, lớn lên và trưởng thành, đó cũng là nơi chúng ta hưởng nền giáo dục đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người. Gia đình là điểm tựa để chúng ta thoát khỏi giông bão cuộc đời và là nơi để trở về khi mệt mỏi, gục ngã. Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc. Khi có gia đình bên cạnh, chúng ta sẽ được tiếp thêm sức mạnh và nguồn động lực to lớn tiến về phía trước. Đồng thời khi được nuôi dưỡng trong một gia đình tốt chúng ta sẽ có môi trường lí tưởng để phát triển tài năng và phẩm chất cao đẹp. Vì vậy, mỗi chúng ta cần trân trọng gia đình của mình.
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Vì có một cặp câu thơ gồm 1 câu sáu âm tiết và 1 câu tám âm tiết phối vần với nhau.
Câu 2: Tác dụng: Nhắc nhở mỗi người con chúng ta cần phải sống sao cho tròn đạo hiếu với cha mẹ, phải khắc ghi công ơn dưỡng dục vĩ đại ấy.
Câu 3:
Biện pháp tu từ "Công cha" - "núi Thái Sơn" và "nghĩa mẹ" - "nước trong nguồn chảy ra". Tác dụng:
- Tăng tính biểu đạt biểu cảm gây ấn tượng với người đọc.
- Ca ngợi công ơn dưỡng dục trời biển của cha mẹ.
- Nhắc nhở mỗi người con chúng ta cần phải sống sao cho tròn đạo hiếu với cha mẹ.
Bài thơ "Thanh Bạch" của cô Thương Hoài OLM là một tác phẩm đầy ý nghĩa và sâu sắc. Từ những câu chữ đơn giản nhưng chứa đựng nhiều thông điệp về cuộc sống và con người. Bài thơ nhấn mạnh về sự tạm bợ và tầm quan trọng của những điều giản dị trong cuộc sống như cơm canh đạm bạc. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự hư danh và những cảm xúc tiêu cực như thù, si, oán, ghét không mang lại niềm vui và hạnh phúc thực sự. Từ đó, bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và cách chúng ta nên đối nhân xử thế để có một cuộc sống thanh bạch và ý nghĩa.
Bài thơ "Thanh Bạch" của cô Thương Hoài OLM là một tác phẩm đầy ý nghĩa và sâu sắc. Từ những câu chữ đơn giản nhưng chứa đựng nhiều thông điệp về cuộc sống và con người. Bài thơ nhấn mạnh về sự tạm bợ và tầm quan trọng của những điều giản dị trong cuộc sống như cơm canh đạm bạc. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự hư danh và những cảm xúc tiêu cực như thù, si, oán, ghét không mang lại niềm vui và hạnh phúc thực sự. Từ đó, bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và cách chúng ta nên đối nhân xử thế để có một cuộc sống thanh bạch và ý nghĩa.
hanghr có
Vytbhh ㅜㅗㅓ슈ㅠㅗㅓㅗㅊㄱㄹㅇㄷ천ㄴ
ㅗㅕㅛㅏㅠ표 ㄷㅇ라ㅏㅗㅌㄷ치ㅗㄱㄹㄴ화ㅐㅛㄱㅇㅇ포도ㅑ
H