Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự đa dạng trong văn hóa Đại Việt thời phong kiến là do
A. kế thừa văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài.
B. người Việt sáng tạo ra nền văn hóa đa dạng, phong phú về thể loại.
C. sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ.
D. sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của phương Tây.
Câu 2: Điểm mới về tôn giáo ở Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII là
A. Sự truyền bá mạnh mẽ của đạo Thiên Chúa giáo.
B. Nho giáo giữ địa vị độc tôn.
C. Nho giáo được phục hồi và phát triển.
D. Phật giáo và đạo giáo phục hồi và phát triển.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII?
A. Tinh thần đoàn kết của nghĩa quân và nhân dân.
B. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy.
C. Do tinh thần chiến dấu anh dũng của nghĩa quân.
D. Do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.
Câu 4: Hào kiệt và những người yêu nước khắp nơi tìm đến với Lê Lợi để tụ nghĩa vì?
A. Ông là người giỏi võ, có sức khỏe hơn người.
B. Ông là người rất giàu có và có thế lực lớn.
C. Ông là một hào tưởng có uy tín lớn, có lòng yêu nước.
D. Ông là một nhà chính trị đa tài.
Câu 5: Ca dao Việt Nam có câu: “ Ước gì ta lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
Câu ca trên nói về làng nghề thủ công nổi tiếng nào ở nước ta?
A. Gốm Thổ Hà. B. Gạch Bát Tràng. C. Gốm Bát Tràng. D. Gốm Chu Đậu.
Câu 6: Đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là
A. đoàn kết chống ngoại xâm. B. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
C. chống chính sách đồng hóa. D. dựng nước đi đôi với giữ nước.
Câu 7: Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
A. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.
B. Kinh tế Đàng Trong, Đàng Ngoài phát triển không đều.
C. Nguy cơ xâm lược của triều đình Mãn Thanh.
D. Đất nước chia cắt hai miền, đời sống nhân dân cực khổ.
Câu 8: Nhà bác học lớn nhất nước ta thế kỉ XVIII là
A. Lê Hữu Trác. B. Phan Huy Chú. C. Lê Quý Đôn. D. Trình Hoài Đức.
Câu 9: Sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII chủ yếu là do?
A. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống triều đình phong kiến.
B. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh.
C. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê.
D. Chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.
Câu 10: Dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là
A. tranh Đông Hồ. B. tranh sơn dầu. C. tranh đá. D. tranh sơn mài.
Câu 11: Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế kỉ XV ... Ông là ai?
A. Trần Nhân Tông B. Lê Thánh Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thái Tổ.
Câu 12: Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
A. Nguy cơ xâm lược của triều đình Mãn Thanh.
B. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.
C. Đất nước chia cắt hai miền, đời sống nhân dân cực khổ.
D. Kinh tế Đàng Trong, Đàng Ngoài phát triển không đều.
Câu 13: Chọn điền vào chỗ trống cho thích hợp trong các câu sau
Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, quan lại hào cường kết thành bè cánh đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng là “……….”
A. “Quan lại” khét tiếng tham nhũng. B. “Quốc công” tham nhũng.
C. “Vua” khét tiếng tham nhũng. D. “Quốc phó” khét tiếng tham nhũng.
Câu 1 :
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán.
Câu 2 :
Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:
- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
Câu 3 :
Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì:
- Ách thống trị của nhà Lương đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến nhân dân khắp nơi đều căm phẫn.
- Nhân dân ta không cam chịu cảnh mất nước, sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
Câu 4 :
Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:
- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.
- Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
Câu 5 :
- Kết quả :
+ Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
+ Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng.
- Nguyên nhân :
- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của Triều địa nhà Ngô
Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh?
- Vì nhân dân ta muốn giành lại độc lập, tự do của dan tộc
Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì?
- Các cuộc đấu tranh nói lên lòng yêu nước của nhân dân ta.
* Triệu Quang Phục:
- Là con của Triệu Túc, là một vị tướng giỏi, có nhiều công lao trong khởi nghĩa và được Lý Bí tin cậy.
- Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
* Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, do:
- Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.
- Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
- Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
- Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước
1)
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành thắng lợi được vì :
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
-Tinh thần yêu nước , dũng cảm , sự đoàn kết , ủng hộ nhiệt tình của nhân dân .
2)Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai
ban văn, võ.
3)Việc đặt tên nước là Lý Bí thể hiện:
+ Mong muốn của Lý Bí muốn đất nước được trường tồn lâu dài
+ Đất nước có hàng vạn Mùa Xuân
* Giai đoạn Lý Nam Đế lãnh đạo:
- Tháng 5 - 545, vua Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống xâm lược Vạn Xuân.
- Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), rồi lại rút về thành Gia Ninh (Việt Trì, Phú Thọ), sau đó là Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).
- Trần Bá Tiên cho quân đánh úp hồ Điển Triệt, quân ta tan vỡ. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
* Giai đoạn Triệu Quang Phục lãnh đạo:
- Triệu Quang Phục chọn vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ và thực hiện đánh du kích để chống quân xâm lược.
- Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Nghĩa quân đã chớp thời cơ, phản công, đánh tan quân Lương.
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
Nội dung | Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý | Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần |
Thời gian | 1075 - 1077 | 1258 - 1288 |
Đường lối kháng chiến | - “Tiên phát chế nhân” - Xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc. - Chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí địch. - Chủ động tiến công khi thời cơ đến. - Kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo. | - “Vườn không nhà trống”. - Rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược. - Tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc. - Xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. |
Những tấm gương tiêu biểu | Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc,… | Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư,... |
Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc | - Các tù trưởng chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. - Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng - … | - Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải làm cho giặc thiếu thốn lương thực, tiêu hao sinh lực. - Toàn quân, toàn dân phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng. - … |
Nguyên nhân thắng lợi | - Tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ, truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt. - Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng. | - Tinh thần đoàn kết của quân dân nhà Trần. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. - Sự lãnh đạo của các vua Trần cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,… với chiến thuật đúng đắn. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội. |
Ý nghĩa | - Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống. Đất nước bước vào thời kì thái bình. - Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân. - Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau. | - Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. - Khẳng định sức mạnh của dân tộc. - Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại nhiều bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân. - Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt. |
* Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:
- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương ( nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa ) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.
- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.
+ Tư tưởng của “ Bình Ngô đại cáo ” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.
“ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo ”
+ Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “ thể đức hiếu sinh ” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
* So sánh khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý, Trần:
- Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.
Trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và văn hóa nước ta trong thời Bắc thuộc ?
* Về kinh tế:
+ Thủ công nghiệp, thương mại:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển: Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
- Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
- Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
+ Trong nông nghiệp:
- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
- Nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán
* Về văn hóa:
+ Chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta.
+ Bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất
+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta lại liên tiếp đứng lên lên đấu tranh ?
Vì các chính sách bóc lột tàn bạo -> Nhân dân đứng dậy dành độc lập
Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì ?
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sự hi sinh, chiến đấu bất khuất
sự căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của các triều đại phong kiến phương bắc
20. A
21. D
22. C
23. D
24. B
25. A
26. A
27. C
28. A
29. C
30. A
31. C
32. B
33. D
34. D
35. D
36. D
37. A