viết đoạn văn 10 câu ( chủ đề tự chọn ) trong đoạn văn có dử dụng và 1 câu ghép
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CƠ SỞ TIÊM CHỦNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM
……………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19
Họ và tên:………………………………………………………. Nam □ Nữ □
Ngày sinh……………….…………………….......................................................
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………..
Đơn vị công tác: ....................................................................................................
Địa chỉ: .................................................Số điện thoại: ..........................................
1. Bệnh cấp tính đang mắc | Không □ | Có □ |
2. Tiền sử dị ứng (ghi rõ)…………………………………….. | Không □ | Có □ |
3. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ tác nhân nào | Không □ | Có □ |
4. Tiền sử tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua | Không □ | Có □ |
5. Tiền sử bị COVID-19 trong vòng 6 tháng | Không □ | Có □ |
6. Tiền sử điều trị huyết tương từ người đã được điều trị khỏi COVID-19 hoặc immunoglobulin trong vòng 90 ngày | Không □ | Có □ |
7. Tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, coroid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày) | Không □ | Có □ |
8. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông | Không □ | Có □ |
9. Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ | Không □ | Có □ |
10. Bất thường dấu hiệu sống (ghi rõ) • Nhiệt độ: độ C • Mạch: lần/phút • Huyết áp: mmHg • Nhịp thở: lần/phút; SpO2: % (nếu có) | Không □ | Có □ |
11. Dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi | Không □ | Có □ |
12. Rối loạn tri giác | Không □ | Có □ |
Kết luận:
Đủ điều kiện tiêm chủng ngay (Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường)
Chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại (Khi CÓ điểm bất thường tại mục 3) □
Trì hoãn tiêm chủng (Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9) □
Chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện (Khi CÓ tại các mục 2, 10, 11, 12) □
Đề nghị chuyển đến……………………………………………………………….
Lý do: ………………………………………………………………………………
Hồi………..giờ …..phút, ngày ….tháng …..năm 2021
Người thực hiện sàng lọc
(ký, ghi rõ họ và tên)
Mẫu đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 số 2
PHIẾU ĐĂNG KÝ TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19
1. THÔNG TIN HÀNH CHÍNH:
Họ và tên người đăng ký tiêm (*) :…………………Giới tính: Nam / Nữ
Ngày tháng năm sinh (*) :……………………………
Số CMND/CCCD :………………..………Mã số BHYT:………………
Số điện thoại liên hệ (*) :………………… Email :……………………...
Địa chỉ nơi ở hiện tại (*) : Số nhà/ Số căn hộ/Tòa nhà…….đường phố….
Tổ dân phố:……, phường…, quận…. Hà Nội
Nghề nghiệp : …………………… Đơn vị công tác……………………..
2. THÔNG TIN ĐĂNG KÝ TIÊM CHỦNG:
Nơi đăng ký tiêm chủng: ………………… Phường……………………..
Thời gian đăng ký têm chủng: ………………/ Giờ tiêm (khung giờ):…..
Đăng ký mũi tiêm thứ: 1 2
3. KHAI BÁO TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19:
1. Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên (Nếu có, loại tác nhân dị ứng…) | Không □ | Có □ |
2. Tiền sử bị COVID-19 trong vòng 6 tháng | Không □ | Có □ |
3. Tiền sử tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua (Nếu có, loại vắc xin …) | Không □ | Có □ |
4. Tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, coroid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg predinisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày) (nếu có, mang theo đơn thuốc đến điểm tiêm chủng cho cán bộ y tế khám sàng lọc khi đến tiêm chủng tại điểm tiêm) | Không □ | Có □ |
5. Tiền sử bệnh mạn tính đang tiến triển (Nếu có, loại bệnh…...), (nếu có, mang theo đơn thuốc đến điểm tiêm chủng cho cán bộ y tế khám sàng lọc khi đến tiêm chủng tại điểm tiêm) | Không □ | Có □ |
6. Bệnh cấp tính (Nếu có, loại bệnh…...), (nếu có, mang theo đơn thuốc đến điểm tiêm chủng cho cán bộ y tế khám sàng lọc khi đến tiêm chủng tại điểm tiêm) | Không □ | Có □ |
7. Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ | Không □ | Có □ |
8. Độ tuổi: ≥ 65 tuổi | Không □ | Có □ |
9. Tiền sử rối loại đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông | Không □ | Có □ |
10. Bất thường dấu hiệu sống (ghi rõ) • Nhiệt độ: độ C • Mạch: lần/phút • Huyết áp: mmHg • Nhịp thở: lần/phút; SpO2: % (nếu có) | Không □ | Có □ |
11. Dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi | Không □ | Có □ |
12. Rối loạn tri giác | Không □ | Có □ |
13. Đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 chưa? (nếu có, số mũi đã tiêm……. Loại vắc xin………………………..) | Không □ | Có □ |
14. Phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lần trước (mô tả cho rõ cán bộ y tế khám sàng lọc khi đến tiêm chủng) | Không □ | Có □ |
Tham khảo:
A. Mở bài
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
B. Thân bài
Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)
C. Kết bài
Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.
Bạn tham khảo nhé :
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.
Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:
Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam
(Thuật hứng - Bài 19)
Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Trích Côn Sơn ca).
Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?
Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?
Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.
Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!
Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yến hà nặng vay then
(Thuật hứng - Bài 24)
Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:
Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan
(Quốc Âm thi tập - Bài 160)
Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.
Con từng bị đeo bám bởi tâm lý hổ thẹn, mặc cảm vì mẹ là một người nông dân nghèo khó, quanh năm chân lấm tay bùn trong khi mẹ của các bạn con người thì là giáo viên, người là kế toán, văn thư, thậm chí có người còn là giám đốc một cơ quan danh tiếng.Mỗi lần nghe bạn bè tự hào, hãnh diện khoe về mẹ mình con chỉ im lặng nuốt những tủi hờn vào trong. Con thầm trách mẹ sao không là một công chức nhà nước để con được mở mày mở mặt với đám bạn đồng trang lứa. Điều làm con xấu hổ nhất chính là bàn tay sần sùi, thô ráp, móng lúc nào cũng thâm đen vì quanh năm dầm bùn đất, lại có một ngón bị liệt của mẹ. Còn nhớ, có lần mẹ đến trường đón con, vừa thấy bóng con bước ra, mẹ tươi cười tiến lại, trìu mến khoác tay lên vai liền bị con cau mặt gạt ra rồi lảng mau đi chỗ khác vì sợ chúng bạn chê cười…Hiểu rõ tâm tư của con, mẹ không trách mắng mà tỏ ra đồng cảm. Rất nhiều lần mẹ nhẹ nhàng tâm sự với con rằng ngày bé mẹ cũng rất tự ti khi bạn bè chê bai, cười nhạo đôi bàn tay xấu xí bằng biệt danh “búp chuối”. Nhưng sau những trải nghiệm, thăng trầm mẹ đã vững vàng lên, thậm chí mẹ còn tự hào vì tay mẹ không đẹp nhưng chưa từng làm điều xấu, gieo cái ác mà cần mẫn lao động chân chính kiếm tiền nuôi 4 đứa con học giỏi, nên người.
Con từng bị đeo bám bởi tâm lý hổ thẹn, mặc cảm vì mẹ là một người nông dân nghèo khó, quanh năm chân lấm tay bùn trong khi mẹ của các bạn con người thì là giáo viên, người là kế toán, văn thư, thậm chí có người còn là giám đốc một cơ quan danh tiếng.Mỗi lần nghe bạn bè tự hào, hãnh diện khoe về mẹ mình con chỉ im lặng nuốt những tủi hờn vào trong. Con thầm trách mẹ sao không là một công chức nhà nước để con được mở mày mở mặt với đám bạn đồng trang lứa. Điều làm con xấu hổ nhất chính là bàn tay sần sùi, thô ráp, móng lúc nào cũng thâm đen vì quanh năm dầm bùn đất, lại có một ngón bị liệt của mẹ. Còn nhớ, có lần mẹ đến trường đón con, vừa thấy bóng con bước ra, mẹ tươi cười tiến lại, trìu mến khoác tay lên vai liền bị con cau mặt gạt ra rồi lảng mau đi chỗ khác vì sợ chúng bạn chê cười…Hiểu rõ tâm tư của con, mẹ không trách mắng mà tỏ ra đồng cảm. Rất nhiều lần mẹ nhẹ nhàng tâm sự với con rằng ngày bé mẹ cũng rất tự ti khi bạn bè chê bai, cười nhạo đôi bàn tay xấu xí bằng biệt danh “búp chuối”. Nhưng sau những trải nghiệm, thăng trầm mẹ đã vững vàng lên, thậm chí mẹ còn tự hào vì tay mẹ không đẹp nhưng chưa từng làm điều xấu, gieo cái ác mà cần mẫn lao động chân chính kiếm tiền nuôi 4 đứa con học giỏi, nên người.
Mấy hôm nay, trước sân nhà em rực rỡ hẳn lên, bởi chậu hồng nhung mà mẹ em trồng đã nở hoa rực rỡ.
Cây hoa hồng nhung được mẹ trồng từ một gốc nhỏ, nay đã phát triển, mọc ra thành nhiều nhánh xum xuê. Thế nên, trong chiếc chậu tráng men trắng ngà, là cả một bụi hoa xanh mướt. Thân hồng mọc thẳng lên, to bằng một chiếc đũa, càng lên cao sẽ càng nhỏ và mềm hơn. Ở dưới gốc, vỏ thân hồng màu nâu, xanh sẫm, lên cao sẽ chuyển dần sang màu xanh nhạt. Đặc biệt nhất, là quanh thân cây hoa hồng luôn được bao phủ một lớp gai. Những chiếc gai ở dưới thân sẽ cứng và to hơn chiếc ở gần ngọn. Nhờ nó đã giúp bảo vệ bụi hoa hồng khỏi các loài vật gây hại. Đến cả lá của cây hoa hồng, cũng có răng cưa ở hai bên mép lá. Mặt trên lá có màu xanh sẫm, còn mặt dưới lại phơn phớt tím.
Đương nhiên, nhân vật chính của khóm hoa sẽ là những bông hồng nhung. Mỗi nhánh sẽ trổ ra từ ba đến năm, bảy đóa hoa. Nếu không để ý, sẽ cho rằng chúng nở cùng lúc. Nhưng thực ra, chúng nở dần từ những bông ở trên cùng, trung tâm của nhánh đó. Những bông hồng nhung lúc còn là nụ bé, được bọc trong một lớp xanh non. Càng lớn lên, nó mới hé chút đỏ thắm cho người ta tò mò. Dù chỉ hé mở có chút xíu, nhưng cũng đủ khiến cho bao ong bướm si mê chầu chực xung quanh chẳng dứt. Đến lúc bung nở, thì hoa hồng đẹp lắm, xứng với danh hiệu nữ hoàng. Từng cánh hoa mỏng mềm như nhung, màu đỏ thẫm, mọng nước xếp chồng lên thành nhiều lớp. Giống như chiếc váy nhiều tầng quý phái của những cô công chúa trong các buổi dạ hội mà em vẫn thấy trên ti vi. Ở giữa những nhành hoa là các nhị hoa màu vàng tí xíu, bẽn lẽn, khẽ rung rinh chào ong bướm ghé qua. Mà hoa hồng nở cũng từ tốn lắm. Mỗi ngày một chút, chứ không bung ra chỉ ngay sau một đêm đâu. Nó giống như một cô gái kiêu kì, biết mình rất xinh đẹp, nên cứ úp mở, hờ hững, nở từng chút một để khiến bao người phải thấp thỏm, si mê. Khi nói đến bông hoa hồng nhung, thì thật thiếu sót nếu không nói đến mùi hương của nó. Mùi hương của hoa nồng nàn, ngọt ngào, không thể lẫn vào đâu được. Mùi hương đó không ai là không thích cả.
Hoa hồng nhung nở đẹp lắm. Nhưng em không hái hoa vào cắm trong bình hay phơi khô như mọi người bảo. Vì em biết rằng, chỉ khi được ở trên thân cây, được tắm dưới ánh nắng mặt trời, hoa hồng mới có thể giữ cho mình vẻ đẹp rạng ngời nhất.
Xin lỗi mình không biết tả hoa hồng màu trắng k cho mình nha
Hai bên con đường đến trường em là hàng cây bạch đàn xanh tốt. Mỗi khi đi học về, chúng em lại nô đùa cùng những cây bạch đàn.
Cây bạch đàn vốn không có nguồn gốc ở Việt Nam, nó được du nhập từ nước ngoài về. Nhưng trải qua thời gian nó rất thích nghi với thời tiết, khi hậu nước ta và còn được gọi một cái tên khác là khuynh diệp. Cây bạch đàn là một loại cây rất mau lớn, sức vóc cao lớn của chúng như chàng thanh niên lực lưỡng. Thân cây thẳng vút kiêu hãnh, lúc đầu nó mang một lớp vỏ khả thô cứng, nhưng sau khi bị tróc ra nó lại hồng hào, nhẵn mịn. Cây bạch đàn rất dễ trồng và rễ đâm sâu vào lòng đất, có gió bão cũng không chịu đổ. Tán lá cây bạch đàn hẹp và thưa chứ không dày như nhiều loại cây khác. Lá cây thon dài, cong cong, có màu xanh nhạt, hơi mốc trắng nhưng cũng có khi xanh đậm. Hoa bạch đàn có cuống ngắn, li ti trên cao, ẩn mình trong những chiếc lá. Chiều về, từng đàn chim về đây tụ tập hót rộn ràng. Hàng cây bạch đàn đu đưa mình trong gió, cười đùa hạnh phúc.
Những cây bạch đàn này không chỉ che bóng mát mà từ lâu đã thành bạn của chúng em. Chúng em luôn bảo nhau chăm sóc và bảo vệ chúng thật tốt để cây luôn xanh tốt.
Bạn tham khảo nhé :
Hai bên con đường đến trường em là hàng cây bạch đàn xanh tốt. Mỗi khi đi học về, chúng em lại nô đùa cùng những cây bạch đàn.
Cây bạch đàn vốn không có nguồn gốc ở Việt Nam, nó được du nhập từ nước ngoài về. Nhưng trải qua thời gian nó rất thích nghi với thời tiết, khi hậu nước ta và còn được gọi một cái tên khác là khuynh diệp. Cây bạch đàn là một loại cây rất mau lớn, sức vóc cao lớn của chúng như chàng thanh niên lực lưỡng. Thân cây thẳng vút kiêu hãnh, lúc đầu nó mang một lớp vỏ khả thô cứng, nhưng sau khi bị tróc ra nó lại hồng hào, nhẵn mịn. Cây bạch đàn rất dễ trồng và rễ đâm sâu vào lòng đất, có gió bão cũng không chịu đổ. Tán lá cây bạch đàn hẹp và thưa chứ không dày như nhiều loại cây khác. Lá cây thon dài, cong cong, có màu xanh nhạt, hơi mốc trắng nhưng cũng có khi xanh đậm. Hoa bạch đàn có cuống ngắn, li ti trên cao, ẩn mình trong những chiếc lá. Chiều về, từng đàn chim về đây tụ tập hót rộn ràng. Hàng cây bạch đàn đu đưa mình trong gió, cười đùa hạnh phúc.
Những cây bạch đàn này không chỉ che bóng mát mà từ lâu đã thành bạn của chúng em. Chúng em luôn bảo nhau chăm sóc và bảo vệ chúng thật tốt để cây luôn xanh tốt.
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Câu ca dao đó nói đến cảnh đẹp của xứ Nghệ và đó cũng chính là quê hương em. Quê em có dòng sông Lam hiền hòa, nước trôi lững lờ. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú với những bãi ngô xanh mướt. Phía xa xa là núi Hồng Lĩnh như bức tường thành bảo vệ dân làng. Quê em không có những ngôi nhà khang trang mà chỉ có những ngôi nhà ngói đỏ nằm xem giữa những vườn cây tươi tốt. Tuy cuộc sống còn lam lũ và khó khăn nhưng người dân ở đây đều hiền lành, dễ mến. Vào kỳ nghỉ hè, em thường được mẹ đưa đến bờ đê chơi vào buổi chiều vì phong cảnh ở đây rất đẹp. Em rất yêu quê hương của mình.
Một giây, hai giây, ba giây…mặt trời đã nhô lên từ phía sau những rặng tre làng, cả bầu trời phía đông hừng lên ánh sáng vàng nhẹ dịu ngọt. Chao ôi! Quê hương em dưới ánh nắng mới đẹp đẽ làm sao, trên những tán lá giọt sương đọng lại long lanh như những hạt ngọc quý, những bông hoa dại ven đường dường như cũng tươi tắn, rực rỡ hơn khi ngày mới lại về. Xung quanh vang lên tiếng chim hót líu lo hòa cùng tiếng cười nói vui vẻ của người dân tạo nên bầu không khí náo nhiệt đầy hứng khởi. Khung cảnh làng quê yên bình, giản dị nhưng lại dễ dàng gợi lên cảm giác gần gũi, hạnh phúc trong em.
Câu đặc biệt: Chao ôi!
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Câu ca dao đó nói đến cảnh đẹp của xứ Nghệ và đó cũng chính là quê hương em. Quê em có dòng sông Lam hiền hòa, nước trôi lững lờ. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú với những bãi ngô xanh mướt. Phía xa xa là núi Hồng Lĩnh như bức tường thành bảo vệ dân làng. Quê em không có những ngôi nhà khang trang mà chỉ có những ngôi nhà ngói đỏ nằm xem giữa những vườn cây tươi tốt. Tuy cuộc sống còn lam lũ và khó khăn nhưng người dân ở đây đều hiền lành, dễ mến. Vào kỳ nghỉ hè, em thường được mẹ đưa đến bờ đê chơi vào buổi chiều vì phong cảnh ở đây rất đẹp. Em rất yêu quê hương của mình.
============uma=========== mãi iu====
Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm.
Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em
Thời tiết vào đông, bầu trời trở lên u ám, gió thổi mạnh mang theo những hơi lạnh run người. Tôi đang đi về trên con đường quen thuộc nhưng hôm nay sao xa quá. Cỏ cây bên đường cũng trở lên xơ xác. Tôi khó nhọc đạp từng bước nặng nề trên con xe đạp cọc cạch ngược chiều gió. Thời tiết mùa đông này thật khiến người ta chùn bước. Thế nên, tôi yêu mùa hè hơn. Mùa hè mùa tràn đầy hi vọng của tôi. Nghĩ thế, tôi liền lấy hết sức đạp thật nhanh về nhà, quên hết cái lạnh đang phải hứng chịu.
hok tốt
lên mạng mà tìm đừng có ăn sẵn :))