K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau: Hãy chăm sóc mẹ           Ngay sau khi được tin mẹ bị lạc, cô bực tức hỏi mọi người trong gia đình sao không có ai ra ga tàu điện ngầm Seoul đón bố mẹ. “Còn cô đã ở đâu?” “Tôi ư?” Cô mím chặt môi. Tận bốn ngày sau khi mẹ bị lạc cô mới biết tin. Mọi người trong gia đình cô đổ lỗi cho nhau về chuyện mẹ bị lạc nhưng ai cũng cảm thấy day dứt trong lòng. Rời khỏi nhà anh cả, cô...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Hãy chăm sóc mẹ

          Ngay sau khi được tin mẹ bị lạc, cô bực tức hỏi mọi người trong gia đình sao không có ai ra ga tàu điện ngầm Seoul đón bố mẹ.

“Còn cô đã ở đâu?”

“Tôi ư?” Cô mím chặt môi. Tận bốn ngày sau khi mẹ bị lạc cô mới biết tin. Mọi người trong gia đình cô đổ lỗi cho nhau về chuyện mẹ bị lạc nhưng ai cũng cảm thấy day dứt trong lòng.

Rời khỏi nhà anh cả, cô bắt tàu điện ngầm về nhà nhưng rồi lại xuống ở ga Seoul, nơi mẹ biến mất. Trong nhà ga người đông như nêm, họ chen lấn va quệt vào cô khi cô tìm đường đi tới chỗ mẹ bị lạc. Chắc mẹ cô cũng bị lạc trong tình trạng hỗn loạn như thế này. Mọi người xô đẩy cô khi cô đứng tại nơi mẹ đã tuột mất bàn tay bố. Không ai nói một lời xin lỗi. Có lẽ mọi người đã ào ạt đi qua như thế trong khi mẹ cô đứng đấy, không biết phải làm gì.

Người ta có thể lật lại hồi ức được bao xa? Hồi ức về mẹ thì sao?

Từ khi nghe tin mẹ bị lạc đến tận bây giờ, cô không thể tập trung suy nghĩ được gì. Những ký ức cô đã quên lãng từ lâu bỗng nhiên trỗi dậy. Nỗi ân hận cứ bám theo từng ký ức. Cô nhớ lại nhiều năm về trước, mấy ngày trước khi cô rời thị trấn quê nhà lên thành phố, mẹ dẫn cô ra cửa hàng quần áo ngoài chợ. Cô muốn chọn một chiếc váy trơn nhưng mẹ lại chọn cho cô một chiếc váy xếp nếp có đai và đường diềm.

“Cái này thế nào?” mẹ cô hỏi.

“Không,” cô nói rồi gạt đi.

“Tại sao? Con cứ mặc thử đi.”

Mẹ lúc đó còn trẻ, mở to mắt ngạc nhiên không hiểu. Chiếc váy xếp nếp ấy tương phản hoàn toàn với chiếc khăn cũ kỹ lem nhem mẹ đội trên đầu như hai thế giới tách biệt không ăn nhập gì với nhau.

“Trông trẻ con quá.”

“Thật sao?” Mẹ cô nói nhưng vẫn cầm chiếc váy ngắm nghía mãi không nỡ rời. “Nếu là con thì mẹ đã thử cái váy này,” mẹ cô lẩm bẩm.

Thấy mẹ có vẻ hơi buồn khi cô cho rằng kiểu váy đó trẻ con, cô nói, “Cái này có phải kiểu mẹ hay mặc đâu.”

Mẹ nói, “Không, mẹ thích kiểu này, chỉ có điều mẹ thì không mặc được.”

“Mình lẽ ra nên mặc thử cái váy đó”, cô thầm nghĩ. Cô khuỵu chân ngồi xuống có lẽ đúng chỗ mẹ cô đã từng ngồi. Vài ngày sau khi nhất quyết đòi mua váy trơn, cô đã đến chính sân ga tàu điện ngầm Seoul này cùng mẹ. Mẹ nắm chặt tay cô, bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang từ trên cao nhìn thẳng xuống, rồi băng qua quảng trường và đợi anh cả dưới chân tháp đồng hồ. Sao một con người như vậy có thể bị lạc? Khi ánh đèn từ con tàu đang vào ga vừa rọi tới, mọi người đổ xô lại, liếc xéo qua chỗ cô ngồi cứ như thể họ đang bực bội vì cô cứ ngồi trên lối đi.

Lúc mẹ bị xô tuột khỏi tay bố, cô đang cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc mẹ cô bị lạc ở ga tàu điện ngầm Seoul, cô đang cầm trên tay bản dịch tiếng Trung cuốn sách của cô tại một quầy sách ở triển lãm. Cô tự hỏi tại sao bố không đi taxi mà lại đi tàu điện ngầm chứ? Chỉ cần bố không đi tàu điện ngầm thì chắc đã không xảy ra chuyện này.

Bố cô nói ông đã nghĩ tại sao phải đi taxi khi ga tàu hỏa cũng nối liền với ga tàu điện ngầm? Có những khoảnh khắc mà người ta thường suy ngẫm lại sau khi có việc gì đó xảy ra, nhất là sau khi chuyện không may xảy ra. Khoảnh khắc mà người đó nghĩ, “Lẽ ra mình không nên làm vậy”. Khi bố cô nói với cả nhà rằng bố mẹ có thể tự tìm đến nhà anh Hyong-chol, tại sao khác với những lần trước anh chị em cô lại để bố mẹ làm thế? Bình thường mỗi lần bố mẹ lên thành phố thăm các con, trong số anh em cô vẫn có người ra ga xe lửa hay ga tàu điện ngầm Seoul đón họ. Điều gì khiến bố cô, vốn luôn dùng xe của nhà hoặc đi taxi mỗi lần lên thành phố, quyết định đi tàu điện ngầm vào cái ngày định mệnh ấy? Khi tàu điện đến, bố mẹ vội vã chạy lại. Nhưng lúc bố lên tàu, nhìn lại phía sau thì đã không thấy mẹ đâu. Đó là một buổi chiều thứ Bảy đông đúc. Mẹ lạc bố giữa đám đông, đoàn tàu lăn bánh khi mẹ hoàn toàn mất phương hướng. (...)

Bố cô xuống ở bến kế tiếp và quay lại ga tàu điện ngầm Seoul nhưng mẹ cô đã không còn ở đó.

“Dù không bắt được tàu nhưng sao có thể quên được đường cơ chứ? Bảng hướng dẫn ở đâu cũng có. Mẹ biết dùng điện thoại công cộng, chỉ cần đến bốt điện thoại là có thể gọi được mà.” Chị dâu cô một mực cho rằng chắc chắn đã có chuyện gì đó xảy ra với mẹ, rằng thật khó hiểu khi mẹ không thể tìm thấy nhà anh cả chỉ vì không lên đúng chuyến tàu điện ngầm như bố. Có điều gì đã xảy ra với mẹ ư? Đó là suy nghĩ của những người muốn nghĩ mẹ là một bà già quê mùa.

Khi cô nói, “Có thể mẹ đã bị lạc đường chứ chị,” thì chị dâu cô tròn mắt ngạc nhiên. “Chị biết dạo này mẹ thế nào rồi đấy,” cô giải thích nhưng chị dâu làm ra vẻ không hiểu cô đang nói gì. Nhưng thực ra cả gia đình đều biết tình trạng của mẹ dạo này. Có thể cô sẽ không tìm được mẹ.

(Shin Kyung Sook (2022), Hãy chăm sóc mẹ, Lý Hiệp Lâm – Lê Nguyễn Lê dịch, NXB Hà Nội, trang 13, 14.)

Chú thích: Câu chuyện kể về hành trình những đứa con của bà Park So Nyo tìm lại mẹ khi bà bị lạc. Trong quá trình đó, gia đình bà dần nhận ra những đau đớn, tổn thương, những bí mật khuất lấp của bà, và hiểu được tình yêu và sự hi sinh mà người mẹ này đã dành cho gia đình. Từ đó, tác phẩm mang đến thông điệp về tình yêu thương.

          Nhân vật “tôi” xuất hiện trong đoạn trích này là con gái thứ ba – Chi-hon.

Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2: Xác định điểm nhìn trong đoạn trích.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau:

“Lúc mẹ bị xô tuột khỏi tay bố, cô đang cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Lúc mẹ cô bị lạc ở ga tàu điện ngầm Seoul, cô đang cầm trên tay bản dịch tiếng Trung cuốn sách của cô tại một quầy sách ở triển lãm.”

          Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng.

Câu 4: Những phẩm chất nào của người mẹ đã được thể hiện qua lời kể của người con gái trong tác phẩm?

Câu 5: Chi-hon đã hối tiếc điều gì khi nhớ về mẹ? Viết đoạn văn 4-5 câu nêu suy nghĩ về những hành động vô tâm có thể khiến những người thân tổn thương.

0
Đọc văn bản sau: Khi có một người đi khỏi thế gian (1) Có thể là buổi sáng khi chúng ta đang uống cà phê, có thể là một buổi chiều khi chúng ta đang trở về ngôi nhà của mình, và có thể một buổi tối khi chúng ta đang ngủ… chúng ta bỗng nhận được tin nhắn hoặc một cuộc gọi thông báo về một người bạn vừa rời bỏ thế gian. (2) [...] Quả thực, trong cách nghĩ thô thiển của mình, tôi luôn luôn bị ức...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

Khi có một người đi khỏi thế gian

(1) Có thể là buổi sáng khi chúng ta đang uống cà phê, có thể là một buổi chiều khi chúng ta đang trở về ngôi nhà của mình, và có thể một buổi tối khi chúng ta đang ngủ… chúng ta bỗng nhận được tin nhắn hoặc một cuộc gọi thông báo về một người bạn vừa rời bỏ thế gian.

(2) [...] Quả thực, trong cách nghĩ thô thiển của mình, tôi luôn luôn bị ức chế bởi thế gian này quá chật chội. Chật đến nỗi cả trong giấc ngủ cũng thấy mình ở trong chen chúc, nồng nặc mùi mồ hôi kẻ lạ và bị vây bủa bởi ngàn vạn con mắt ngờ vực, soi xét. Nhưng khi biết có một người vừa rời khỏi thế gian, kể cả đó là người không hề có bất cứ mối quan hệ nào với mình thì mình cũng cảm thấy thế gian bị bắn thủng và để lại một lỗ hổng.

(3) Nhưng trùm phủ lên tất cả những gì tôi vừa nói trên là một lời nhắc nhở của ai đó. Lời nhắc nhở đó cụ thể là: “Ngươi hãy xem lại cuộc sống của ngươi”. Với cá nhân mình, tôi thường được nghe lời nhắc nhở đó. Chính thế, tôi nghĩ về sự ra đi khỏi thế gian này của con người là lời nhắc nhở của Tạo hóa đối với chúng ta. Hầu hết con người sống trên thế gian này, trong đó có cá nhân tôi, rất hay quên mình phải sống như thế nào với người bên cạnh.

(4) Có lần, một người bạn tôi đặt một câu hỏi nghe có vẻ rất “ngớ ngẩn”: “Tại sao chúng ta không sống với người đang sống như sống với người đã chết?”. Hình như câu hỏi này có điểm nào đó bất hợp lý nhưng tôi chưa biết bất hợp lý ở điểm nào. Nhưng nó có lý ở phía lý tưởng sống của con người. Đó là sự chia sẻ, cảm thông, hiểu biết, nhường nhịn, công bằng và thiện chí. Điểm hợp lý này đã trở thành cái đích của xã hội loài người mà con người trong suốt chiều dài lịch sử của mình luôn luôn tâm niệm và tìm cách đi tới.

(5) Trong thâm tâm chúng ta ai cũng có lần suy ngẫm lại hành xử của mình đối với một đồng nghiệp, một người bạn hay một người thân khi người đó rời bỏ thế gian ra đi mãi mãi. Chúng ta nghĩ nếu người đó sống lại chúng ta sẽ không bao giờ hành xử thiếu thiện chí, bất công, ngờ vực, đố kỵ, thiếu chia sẻ, dửng dưng… với người đó như một đôi lần khi người đó còn sống. Chính thế mà ở một phía ý nghĩa của cái chết, tôi nghĩ rằng: việc thi thoảng có một người đi khỏi thế gian là một cách Tạo hóa nhắc nhở sự quên lãng những ý nghĩa nhân văn trong đời sống của con người. Vậy tại sao khi người đó còn sống ở bên cạnh chúng ta trong gia đình, trong công sở, trong làng xóm hay trong khu phố thì chúng ta lại cảm thấy khó chịu, thấy ngờ vực và đôi khi căm ghét?

(6) Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho chúng ta quên lãng những phẩm chất tốt đẹp vẫn luôn luôn trú ngụ trong con người chúng ta là tính sở hữu dục vọng của mình. Chúng ta muốn sở hữu danh tiếng, sở hữu công việc, sở hữu một vị trí, sở hữu trí tuệ, sở hữu sự sáng tạo cho đến sở hữu một chiếc xe, một chỗ ngồi, một lối đi trước nhà mình, thậm chí sở hữu cả một cái bàn ăn trong một tiệm ăn. Nhưng thế gian lại không chỉ có một mình chúng ta. Thế là chúng ta tìm nhiều cách chống lại những người khác mà chúng ta cho rằng người đó là nguy cơ chiếm mất những gì chúng ta thèm khát sở hữu như một sự độc quyền.

(7) [...]Không ít những người đã và đang nghĩ rằng: cái chết là một điều gì đó khác với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ lâu nay. Có người nghĩ rằng: đời sống chúng ta đang sống là một cánh đồng. Còn cái chết là một cánh đồng bên cạnh mà chúng ta chưa hề biết. Vậy khi chúng ta đã sống một cách trung thực và không ân hận với đời sống hiện tại thì khi ra đi khỏi đời sống này chúng ta sẽ thanh thản. Chúng ta chưa có ân huệ gặp lại một người trở về từ cánh đồng bên cạnh (sau cái chết) kể cho chúng ta về đời sống ở nơi chốn đó như một người đã đến thăm những khu phố cổ ở Stockhome trở về và kể lại. Ngay sau đó, chúng ta có ước muốn đến thăm những khu phố cổ ấy. Nếu khi chúng ta nghĩ và tin sau cái chết là một cánh đồng sự sống khác thì chúng ta sẽ bớt đi lòng tham và sự ích kỷ của chúng ta.

(8) Có một hiện thực luôn luôn hiện ra trước chúng ta toàn bộ sự thật của nó là cái chết. Và trước sự ra đi khỏi thế gian này của đồng nghiệp, bạn bè và những người thân, quả thực chúng ta có những giờ phút sống chân thực. Và những phẩm tính tốt đẹp trú ngụ trong bóng tối dục vọng của chúng ta thức dậy và tỏa sáng. Nhưng rồi chúng ta lại quên ngay những điều kỳ diệu đó. Thế là, chúng ta lại hành xử với một người còn sống khác bên cạnh chúng ta với toàn bộ sai lầm mà chúng ta đã mắc phải với người đã ra đi trước đó. Bởi thế, cái chết, một quy luật tất yếu của thời gian đối với con người, nó chứa đựng một lời nhắc nhở những người còn sống hãy sống tốt hơn như con người có thể.

(https://vanvn.vn/khi-co-mot-nguoi-di-khoi-the-gian-tan-van-cua-nguyen-quang-thieu/)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn (7).

Câu 4: Tác giả bài viết cho rằng cái chết chứa đựng điều gì? Anh/chị có đồng tình với ý kiến ấy không? Vì sao?

Câu 5: Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?

0
Đọc bài thơ sau:                           Đất nước Tôi đi như bốc lên trên bụi đường số Một Qua gạch vụn hai bên, người đang tới dựng nhà, Nhịp cầu mới vươn tay kéo nhịp cầu đã sập Cây nham nhở tàn tro vừa kịp nhú nhành hoa...   Tôi gặp khắp nơi những bàn tay vun quén Tôi thuộc đến như in những vóc dáng cần cù Đất nước dám hy sinh tất cả dành Kháng chiến Ngày thắng giặc hôm nay, sẽ đủ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau:

                          Đất nước

Tôi đi như bốc lên trên bụi đường số Một

Qua gạch vụn hai bên, người đang tới dựng nhà,

Nhịp cầu mới vươn tay kéo nhịp cầu đã sập

Cây nham nhở tàn tro vừa kịp nhú nhành hoa...

 

Tôi gặp khắp nơi những bàn tay vun quén

Tôi thuộc đến như in những vóc dáng cần cù

Đất nước dám hy sinh tất cả dành Kháng chiến

Ngày thắng giặc hôm nay, sẽ đủ sức làm bù.

 

Mỗi em bé phút này tung tăng vào lớp Một

Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi,

Mỗi cô gái thu này bắt đầu may áo cưới

Đều đã đứng lên từ công sự bom vùi!

 

Đâu tiếng ru à ơi qua nghìn làng sơ tán?

Đêm thức trắng không đèn, chuyến phà chật mùa mưa?

Kỷ niệm vẫn theo ta, diết da và loé sáng,

Truyền sức sống hôm qua vào sức sống bây giờ!

 

Những thế hệ chiến tranh sẽ còn nguyên âm hưởng

Trong thế hệ hoà bình nối tiếp lớn theo nhau...

Gió lại thổi vào thu... Qua tất thảy

                        khổ đau và vui sướng,

Vị ngọt vẫn theo ta, từ Tháng Tám ban đầu!

                                     (Trích Đất nước, Bằng Việt, Đất sau mưa, NXB Tác phẩm mới, 1977, tr.8)

Câu 1: Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2: Đoạn thơ trên thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mỗi em bé phút này tung tăng vào lớp Một

Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi,

Mỗi cô gái thu này bắt đầu may áo cưới

Đều đã đứng lên từ công sự bom vùi!

Câu 4: Theo em, “vị ngọt” trong câu thơ cuối của đoạn trích là vị của điều gì?

Câu 5: Từ nội dung của đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩ của lòng yêu nước. 

0
What was one of the problems with the first bike sharing system? 1 điểm       Nobody wanted a white bicycle.       People rode the bicycles into the river.       Some people took the bikes and kept them.     62. What does the writer say about the bike sharing system in France? 1 điểm       When it started people didn’t pay to use the bikes.       People liked yellow...
Đọc tiếp
What was one of the problems with the first bike sharing system? 1 điểm       Nobody wanted a white bicycle.       People rode the bicycles into the river.       Some people took the bikes and kept them.     62. What does the writer say about the bike sharing system in France? 1 điểm       When it started people didn’t pay to use the bikes.       People liked yellow bikes more than white bikes.       Many famous people use the yellow bikes.     63. What does ‘they’ (line 11) refer to? 1 điểm       the riders       the cards       bike sharing systems     64. What’s the topic of the last paragraph? 1 điểm       how cities can make money with bike sharing systems       why bike sharing systems are good for tourists       the advantages of bike sharing systems     65. How does the writer feel about bike sharing systems? 1 điểm       They have a good future.       Cars will always be more popular.       They are the best way to do exercise.
0