Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ạ !!
Những lời chia sẻ trong khổ cuối là lời dặn dò vô cùng ý nghĩa của người cha dành cho con:
+ Mình tạm gọi là no ấm/Ai biết cơ trời vần xoay: Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi…
+ Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này: Con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.
⟹ Người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.
Tham khảo bài dưới đây bạn nhé !
Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.
Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.
Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.
Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất men nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.
Hok tốt
Lưu ý:Viết một bai văn biểu cảm hoàn chỉnh và trên 90 dòng, mn giúp mik nha!
Tham khảo ạ !!
Không thể phủ nhận được rằng những câu ca dao tục ngữ chính là những bài hoạc quý báu của ông cha ta để lại. Đó chính là những bài học làm người, những bài học khuyên chúng ta sống như thế nào cho đúng đọa lý. Trong cùng một nước thì phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Ta vẫn nhớ đến câu ca dao đặc sắc đó chính là câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng” luôn mang lại một bài học vô cùng sâu sắc và cho đến nay nó vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Đầu tiên, tất cả chúng ta cần hiểu về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng” là gì? “Nhiễu điều” được biết đến đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng. Khi phủ tấm nhiễu điều này lên để có thể nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. “Giá gương” cũng chính là một điều luôn luôn cần tấm nhiễu để che phủ. Ngược lại ta như thấy được đó cũng chính như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó được đánh giá cũng chính là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo thôi ta như đã thấy được chính cái ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Qủa thật ta như thấy được rằng đó cũng chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta xưa cũng đã có lời khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, mỗi người cũng phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương. Ta như thấy được rằng lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết, quan trọng là nó dường như cũng đã làm đẹp hơn. Các bậc tiền nhân trước cũng như đã dạy chúng ta đó chính là câu ca:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Như là để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.
Mỗi người dân Việt luôn biết đến truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, mỗi công dân chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta như được biết đến cũng chính như đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Qủa thật với năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.
Có thể khẳng định được là từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Và chúng ta cũng có thể thấy được rằng chính trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng, chính bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí cũng như sự dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc dài như vậy rồi cho đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, trang thiết bị chiến tranh hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Có thể thấy được rằng cũng chính với những gậy gốc. Rồi ta như thấy được có những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu như mà chúng ta không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập được cơ chứ?
Ngày nay, con người chúng ta được sống trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta dường như cũng như vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Mỗi công dân Việt Nam cũng đã chung sức đồng lòng để có thể giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn nhanh chóng thoát khỏi cảnh cơ cực đó.
Đoàn kết, hay hơn nữa đó chính là sự yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà lịch sử cũng đã chứng minh rằng nhân dân ta dường như cũng chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác và hùng mạnh như vậy. Không thể khác, đó cũng chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh chúng ta, để có thể khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như thật là ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Thế rồi ta như thấy được cũng chính là nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa, thế rồi các em nhỏ cũng đã có thêm những tấm áo ấm để mặc qua những mùa đông lạnh giá.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được thực tế chúng ta vẫn thấy được vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Và chúng ta cũng cần lên án những hành động thiếu tính người như vậy.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói rất hay rằng: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi”. Mỗi chúng ta hãy nhớ để có thể giúp đỡ người trong một nước như câu ca dao nói “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Với hình ảnh liên tưởng độc đáo , tác giả dân gian đã cho người đọc thấy được những bài học vô cùng sâu sắc. "Nhiễu điều" là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. Còn "Giá gương" là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên… Con người sống cần phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau vượt qua gian khó trong cuộc sống.
Tình yêu thương giúp con người gần gũi với nhau hơn , nó giúp hàn gắn tình cảm cộng đồng và xây dựng cho con người những mối quan hệ tốt đẹp.Tình yêu thương là liều thuốc chữa lành mọi vết thương , mọi đau đớn và bất hạnh của con người trong cuộc sống.
* Trả lời :
Nguyên nhân khiến người ha dặn dò con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.
+ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,…Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.
+ Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.
⟹ Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.
- Điều đó sẽ làm họ buồn, làm họ đau lòng.
- Điều đó như đâm một nhát dao vào trái tim họ.
nha bạn
* Trả lời :
Việc lặp lại “Con không…Con không…” ở khổ 1,2 là những câu khẳng định có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của nhân vật trữ tình. Người cha muốn khắc sâu trong con những điều tuyệt đối không được làm khi gặp những người hành khất tránh gây nên sự tổn thương về tinh thần cho họ.
tác dụng: nhấn mạnh thái độ nghiêm khắc căn dặn con của người cha
nha bạn kb với mình
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
=> Cách chơi chữ: sử dụng từ nhiều nghĩa (say sưa)
- "say sưa" : yêu thích cái đẹp, cảnh thiên nhiên (trời - non - nước)
- "say sưa" : say mê sắc đẹp, vẻ đẹp duyên dáng của cô hàng rượu