viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của em về trung thực
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời này, mỗi người có một cách nhìn, cách nhận thức khác nhau, và từ đấy cũng sẽ có cách giải quyết của riêng mình. Qua câu chuyện ngắn trên, chúng ta có thể rút ra được một bài học quan trọng rằng cách nhìn nhận của bản thân đối với mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống rất quan trọng vì chúng tác động rất nhiều đến cách suy nghĩ và hành động trong đời sống thường ngày. Thay vì than vãn, phàn nàn như những gì anh chàng đã làm trong câu chuyện trên, chàng trai này nên có cách suy nghĩ tích cực hơn để vượt qua nỗi buồn cũng như các cản trở, tìm niềm vui và hứng thú mới để khơi gợi lại niềm yêu thích đối với học hành, từ đấy, chàng trai có thể tăng thêm hứng thú, động lực trong học tập. Cốc nước nhỏ thể hiện cho những người có tâm hồn, cách suy nghĩ hạn hẹp. Thay vì chọn cách giải quyết, công việc đơn giản hơn, những người có cách nghĩ hạn hẹp sẽ đưa ra những quyết định nhỏ nhoi, nông và ko hiểu biết. Điều này sẽ dẫn họ tới bi quan, phiền não, ủ rũ, trong khi những người có tầm nhìn xa như mặt hồ lớn, sẽ có suy nghĩ thấu đáo hơn đối với sự việc, có thể buông bỏ và phân tích rõ những ý nghĩ tiêu cực. Từ đó, họ sẽ có thể đến với thành công, nhanh hơn rất nhiều với những người có kiến thức, suy nghĩ hạn hẹp và luôn trong trạng thái bi quan, ủ dột. So sánh giữa mạt hồ và cốc nước, em có suy nghĩ rằng, muối không chỉ những hoà tan trong nước, mà còn có thể là gia vị khi nấu ăn, thêm mùi vị và làm món ăn đậm đà hơn vậy tại sao chúng ta không chỉ những học cách buông bỏ như mặt hồ lớn, mà còn học cách biến địch thành bạn? Chàng trai luôn phàn nàn và bi quan đối với nhũng khó khăn, chướng ngại vật anh ta gặp phải nhưng nếu áp dụng theo bỏ muối vào đồ ăn, anh chàng có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm anh gặp, gặp nhiều trở ngại sẽ cho anh có ý chí, động lực để tiến bước, dẫn tới thành công trong cuộc sống. Đây là cách suy nghĩ của riêng em và cũng từ câu chuyện trên, em có thể rút ra được một bài học rằng, khi bình tĩnh và suy nghĩ kỹ lưỡng mọi chuyện như hồ nước, học cách biết bao dung, vị tha, chúng ta sẽ có một cuộc sống nhẹ nhàng và vui tươi hơn.
Cho mk 1 k nhaaaaaa
chắc là ổng chỉ cần đi thang bộ ( thang máy ) xuống tầng 1 rồi ra chỗ ổng muốn tiếp đất, thế là xong
thiếu tế nhị vì chưa biết đó là ai đã hôn ha ha ha
mk trả lời chơi thôi
À chắc là thể hiện sự tình yêu bởi vẻ đẹp của Bạch Tuyết :da trắng như tuyết ,tóc đen như gỗ mun ,môi đỏ như ..........
Trả lời:
1) Họ là những con người nghèo khổ, cùng giai cấp chí hướng, cách mạng, lý tưởng, chiến đấu, những người chung
kẻ thù.
2) Họ sẻ chia cho nhau những tình cảm riêng tư nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, những thiếu thốn về vật chất, bệnh tật và sau tất cả họ nắm tay nhau vượt qua tất cả mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Hok Tốt!!!!
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.
Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.
Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.
Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.
Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
Nếu lòng chân thành tạo cho mình một thế đứng trong quan niệm giao tiếp với con người, tính giản dị giúp con người tránh xa những thất bại bình thường thì tính trung thực là một thứ nhu cầu giúp ích cho đời sống con người chúng ta có được những bước tiến thành công trong cuộc sống.
Vậy thế nào là trung thực? Trung thực là trung thành, tôn trọng sự thật, luôn thành thật với bản thân mình, không nói dối và đặc biệt là không che giấu những thói xấu. Đây là một trong những phẩm chất nhất, tạo nên định lượng gia trị nhân cách chân chính. Người có tính trung thực là người luôn phản ánh chân thật sự thật, bảo vệ lẽ phải, không tô hồng hay bôi đen, bóp méo sự thật vì lợi ích riêng. Họ luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể của cộng đồng. Người trung thực có thể sẵn sàng hi sinh vì lợi ích bản thân để bảo vệ lẽ phải. Trong việc học tập, người có tính trung thực thì sẽ không bao giờ chép bài, hỏi bài bạn trong giờ kiểm tra, không quay cóp hay lật tài liệu. Nhặt được của rơi liền trả lại cho người bị mất. Trong kinh doanh nếu là người ngay thẳng, trung thực thì họ sẽ không sản xuất ra những người loại hàng kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.
Vậy theo bạn, taị sao chúng ta lại phải trung thực trong cuộc sống? Trung thực được xem là thước đo nhân cách của mỗi con người. Bởi lẽ nó chứa đựng những vai trò rất to lớn, góp phần hình thành nhân cách và thành công sau này. Trong xã hội, trung thực là một đức tính cần thiết với con người trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội. Hay trong học tập, thi cử đây cũng là đức tính mà mỗi học sinh cần có, mang đến hiệu quả học tập tốt nhất và thành công bằng chính học lực của mình. Đặc biệt người có tính trung thực thì sẽ được mọi người đề cao và tôn trọng, gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mọi người. Chắc chắn, mọi người ai cũng đều biết đến câu chuyện “Cậu bé chăn cừu và cho sói”. Trong truyện, cậu bé vì muốn trêu chọc mọi người nên đã hết lần này đến lần khác nói dối rằng có chó sói. Và cũng bởi vì bản chất không trung thực của mình mà cậu đã tự tay làm mất bầy cừu. Đây cũng là kết cục của những kẻ nói dối. Trong thực tế, sẽ chẳng một ai tin tưởng hay tôn trọng một người chỉ biết nói dối, luôn tìm cách trêu đùa hay dối gạt người khác.
Song song với những người ngay thẳng, trung thực thì vẫn có những loại người không thật thà, thiếu trung thực trong lời nói và cả việc làm. Thật đáng phê phán cho những người có hành động và ý nghĩ như vậy. Họ sẽ vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng làm tất cả. Có thể kể đến như những người bán những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt còn nó gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người. Hay như trong công việc, nếu một người báo cáo số liệu thiếu trung thực thì sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho công ty. Ngoài ra, nạn học giả bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử cũng đã trở thành một vấn nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học. Những việc làm trên cũng đã khiến cho xã hội xuống cấp, đạo đức của người dân bị hạ thấp, phá bỏ nét đẹp truyền thống.
Vì vậy, chúng ta cần phải tự ý thức được những tác hại và lợi ích của tính trung thực từ việc nhỏ nhặt hàng ngày cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiên mình, chúng ta cần phải lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực, noi theo những tấm gương về đao đức cao cả.
Là một con người sống trong một xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân. Vì vậy chúng ta cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành một công dân tốt. Hãy cùng trung thực để đưa đạo đức xã hội ngày một đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn.
k mk đi\
ai k mk
mk k lại
thanks