K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

+ Bài thơ "Ông đồ" viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm. + Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ. + Cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ được tác giả thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc. + Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày...
Đọc tiếp

+ Bài thơ "Ông đồ" viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm.

+ Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ.

+ Cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ được tác giả thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

+ Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày nay.

+ Cách trình bày ấy có tác dụng làm nổi bật chủ đề của bài thơ, thể hiện sự thất thế, tàn tạ của ông đồ.

+ Hình ảnh của ông đồ qua các khổ thơ là: thời vàng son (khổ 1); ông đồ quen thuộc (khổ 2); thời tàn phai (khổ 3); ông đồ lạc lõng, lẻ loi (khổ 4); ông đồ biến mất gợi lên nỗi buồn, niềm trắc ẩn sâu xa (khổ thơ cuối).

0
Phiếu số 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi...
Đọc tiếp

Phiếu số 4:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng
lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng
lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu
lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy
một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra,
mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh
những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe
tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi
bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh
trong nắng.
vọng
(“Đất rừng phương Nam” - Đoàn Giỏi)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2. Trong câu “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác
gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn”,
tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4. Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả?
Câu 5. Qua đoạn văn, em thấy mình cần có thái độ ứng ứng xử như thế nào với
thiên nhiên?

 

0