Từ nội dung bài "Ca Huế trên sông Hương" và bằng hiểu biết của mình, hãy viết đoạn văn giới thiệu về ca Huế-nét đẹp văn hóa quê hương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ cổ chí kim, sách đã có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vì vậy, người ta vẫn ví sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Nói đến sách là ta nói đến nơi lưu trữ bao kiến thức của nhân loại từ xưa đến nay. Đó có thể là kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống tồn tại xung quanh chúng ta, cũng có thể là bài học về cách sống, bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho con người để ta sống đẹp hơn. Nói đến “ngọn đèn sáng” là nói đến sự lan tỏa, sự tỏa sáng. Nhưng đó lại không phải là “ngọn đèn sáng” bình thường mà là “ngọn đèn sáng bất diệt”- chỉ sức mạnh có thể lan tỏa mãi mãi, không gì có thể ngăn cản và tiêu diệt được.
Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, nó đã khẳng định vai trò của sách trong đời sống của con người.
Sách chính là nơi lưu giữ bao tri thức về cuộc sống. Tri thức của mỗi cá nhân dẫu rộng lớn thế nào cũng chỉ là một hạt cát giữa hoang mạc, là giọt nước giữa biển khơi mênh mông. Nhờ có sách, mà con người có thể đi ngược về những năm tháng xa xưa, sống lại với thời đại Phục Hưng- thời đại sản sinh ra những con người khổng lồ mặc dù ta không sống tại có. Nhờ có sách, mà con người có thể đặt chân đến những vùng đất mà có khi cả đời chúng ta ũng chưa thể có điều kiện để đến nơi đó: ta có thể du ngoạn đến với xứ sở của đất nước mặt trười mọc ngắm hoa anh đào, đến với nước Mỹ để thấy tượng nữ thần tự do. Nhờ có sách, mà mọi hiện tượng tự nhiên xung quanh như sông, núi, biển, núi lửa, sóng thần, động đất,.. chúng ta có thể biết đến và giải thích một cách khoa học. Quả thực, sách chính là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách còn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người cũng là bởi nhờ có sách mà con người sống văn minh, cao thượng, sống nhân văn và biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn. Những cuốn sách cổ đại dạy cho con người cách sống khôn khéo, giỏi ứng xử, thông minh trong việc xử lý các tình huống, các vấn đề của đời sống giống như nhân vật Gia cát Lượng thời Tam Quốc. Những bài học đạo đức khiến con người suy nghĩ về bản thân nhiều hơn. Những cuốn sách như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo còn dạy cho con người cách hoàn thiện chính con người mình hơn, cách biết hướng đến những mục tiêu, những ước mơ mà bản thân đã đề ra,…
Sachs có vai trò to lớn như vậy trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cũng như trong cộng đồng, vì vậy, chúng ta cần biết nâng niu, bảo vệ những cuốn sách đó. Không nên vứt, bày sách lung tung dẫn đến việc sách nhanh hỏng, không được bền. Chúng ta có thể giữ gìn sách bằng việc sử dụng những chiếc bọc, khi đọc sách xong thì cần cất dúng chỗ. Đã có rất nhiều bạn có ý thức trong việc phải giữ gìn, bảo vệ sách, tuy nhiên, có nhiều bạn vẫn không biết quý trọng những cuốn sách, đọc xong một lần là coi như chúng không còn giúp ích gì với bản thân nữa.
Những cuốn sách ví như người nghệ sĩ hát rong trên mọi cung đường. Chúng đã ngân vang lên mãi những giai điệu làm cuộc sống của chúng ta phong phú, tốt đẹp hơn và làm lòng người sống trong sạch, thiện lương, biết hướng đến những giá trị cao đẹp hơn. Đó mãi mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người!
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,...Do đó, "Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người" Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới". "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.
Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người - Mẫu 6
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiện để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách. Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu xa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khóa trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hóa nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người bạn thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn động viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiện trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.
Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. Ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho mục đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tính nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: Đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiểu thêm được tác dụng mà sách đem lại.
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người.
Nguồn : Giải thích câu nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người - Dàn ý + 8 bài văn mẫu lớp 7 - VnDoc.com
Ai cũng biết mùa hè sắp tới rồi đúng không. chỉ 1 tháng nữa thôi chúng ta phải trải qua sự vui vẻ thoái mái . Mùa hè là mùa mà chúng ta thi xong kết thúc quá trình học suốt 1 năm . Mùa hè là một mùa nóc bức . Chúng ta nên đi chơi những nơi mát mẻ như: Biển ,....Nên cho bản thân một nơi mát mẻ để tới .
Thời tiết ở Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng: mùa xuân, hạ, thu, đông. Tôi thích nhất là mùa hè. Tại sao lại thế? Bạn biết không, mùa hè các học sinh được nghỉ học, vui chơi thoải mãi lành mạnh, bổ ích sau một năm học đầy vất vả. Tất cả đại gia đình đều tổ chức đi du lịch ở các vùng biển trong xanh nước mát. Không những thế, các em nhỏ, cháu chắt được về quê thăm ông bà, gia đình được đoàn tụ họp đông vui. Thật hạnh phúc !
Nếu là hiệu trưởng, tôi sẽ tạo một môi trường thật sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh,nơi đó học sinh sẽ được rèn luyện tư duy bằng những phương pháp khoa học, hiệu quả và quan trọng là hết sức tự nhiên, hoàn toàn không phải là cách rèn luyện bằng hệ thống kiến thức nặng nề,mà học sinh sẽ được phát triển trí tưởng tượng,phát huy những ý tưởng,...phát triển kĩ năng sống:sự can đảm, lòng vị tha, sự tự tin,....nơi đó học sinh sẽ học bằng đam mê, bởi vì các em được dạy và hiểu rõ hạnh phúc đối với em là gì, các em sẽ được dạy về ước mơ và sức mạnh của mục tiêu, các em sẽ được học những phương pháp học tập siêu đẳng đã được nguyên cứu và chứng minh,...làm hiệu trưởng tôi sẽ làm học sinh của mình biết yêu gia đình biết yêu quê hương đất nước...và làm hiệu trưởng tôi sẽ làm nhiều nhiều hơn thế nữa.
Xin chào tất cả thầy cô và các bạn, em tên là Trần Đức Bo – một trong những ứng cử viên.
Ngày hôm nay, em sẽ cố gắng cho bài thuyết trình của em sẽ thành công và nhận được nhiều phiếu bình chọn từ các bạn, mong các thầy các cô và các bạn bình chọn cho em. Hôm nay , chúng ta có mặt ở đây để bàn về 1 vấn đề rất quan trong “Nếu tôi là hiệu trưởng”. Vậy “hiệu trưởng” là gì? Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo một trường học,là nguồn phát triển và vươn cao của 1 ngôi trường. Cũng như trường THCS Thọ Sơn chúng ta có cô (tên hiệu trưởng) làm hiệu trưởng, cô đã khiến cho trường Thọ Sơn chúng ta có 1 môi trường trong lành cho chúng em học tập , cũng nhờ có sự lãnh đạo của cô, chúng em mới được phát huy toàn diện tài năng của mình, nhờ có cô chúng em mới trưởng thành hơn, trân trọng sự thật hiểu ra được tác hại của sự nói dối. Nếu em là hiệu trưởng em sẽ rèn luyện cho các bạn hs kĩ năng giao tiếp vs người nước ngoài , để các bạn có thể tự tin và giao lưu kết bạn vs các bạn ngoại quốc. Tôi tạo một môi trường thật sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh,nơi đó học sinh sẽ được rèn luyện tư duy bằng những phương pháp khoa học,hiệu quả và quan trọng là hết sức tự nhiên, hoàn toàn không phải là cách rèn luyện bằng hệ thống kiến thức nặng nề,mà học sinh sẽ được phát triển trí tưởng tượng,phát huy những ý tưởng,... Em sẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao,….để các bạn phát triển kĩ năng sống: sự can đảm, lòng vị tha, sự tự tin,....nơi đó học sinh sẽ học bằng đam mê, bởi vì các bạn được dạy và hiểu rõ hạnh phúc đối với mình là gì, các bạn sẽ được dạy về ước mơ và sức mạnh của mục tiêu, các bạn sẽ được học những phương pháp học tập siêu đẳng đã được nguyên cứu và chứng minh,...làm hiệu trưởng em sẽ làm học sinh của mình biết yêu gia đình biết yêu quê hương đất nước...và làm hiệu trưởng em sẽ làm nhiều nhiều hơn thế nữa.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của em !
Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng