II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý nghĩa của tính sáng tạo đối với thế hệ trẻ hiện nay.
Câu 2. Viết bài văn trình bày cảm nhận về con người Nam Bộ qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông (Nguyễn Ngọc Tư).
Biển người mênh mông
Nguyễn Ngọc Tư
[...] Hồi ngoại Phi còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn: "Cái thằng, tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn". [...] Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc mới về.
Phi sinh ra đã không có ba, năm tuổi rưỡi, má Phi cũng theo chồng ra chợ sống. Phi ở với bà ngoại. [...]
Phi mười, mười lăm tuổi đã biết rất nhiều chuyện. Thì ra, đã không còn cách nào khác, má mới bỏ Phi lại. Sau giải phóng, ba Phi về, xa nhau biền biệt chín năm trời, về nhà thấy vợ mình có đứa con trai chưa đầy sáu tuổi, ông chết lặng. Cũng như nhiều người ở Rạch Vàm Mấm này, ông ngờ rằng má Phi chắc không phải bị tên đồn trưởng ấy làm nhục, hắn lui tới ve vãn hoài, lâu ngày phải có tình ý gì với nhau, nếu không thì giữ cái thai ấy làm gì, sinh ra thằng Phi làm gì. Ngoại Phi bảo: "Tụi bây còn thương thì mai mốt ra tỉnh nhận công tác, rủ nhau mà đi, để thằng Phi lại cho má".
[...] Hết cấp hai, Phi lên thị xã mướn nhà trọ học, một năm mấy lần lại nhờ má đi họp phụ huynh. [...] Ba Phi thì hội họp, công tác liên miên, Phi ít gặp. Ông thay đổi nhiều, tướng tá, diện mạo, tác phong nhưng gặp Phi, cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát, lại như giễu cợt, đắng cay. [...] Hết lớp Mười, Phi vừa học vừa tìm việc làm thêm. [...]
Rồi ngoại Phi nằm xuống dưới ba tấc đất. Còn một mình, anh đâm ra lôi thôi, ba mươi ba tuổi rồi mà sống lôi thôi. [...] Má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai. Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.
Ông già Sáu mới dọn lại thuê một căn chung vách với nhà Phi. Ông cũng nghèo, lúc chuyển đến đồ đạc chỉ gói gọn bốn cái thùng các tông. [...]. Ông chỉ tay vô cái lồng trùm vải xanh, trong đó có con bìm bịp. [...]
[...] Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ nầy xứ nọ. [...] Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm. Phi hỏi: "Vậy bác Sáu gái đâu rồi?". [...] Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim: "Cổ đi rồi. Sống khổ quá nên cổ bỏ qua. Cổ lên bờ, không từ giã gì hết, bữa đó đúng là qua bậy, qua nhậu xỉn quá trời, rồi cũng có cự cãi mấy câu, cảnh nhà không con nên sanh buồn bực trong lòng, qua có hơi nặng lời, cổ khóc. Lúc thức dậy thì cổ đã đi rồi. Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy. Kiếm để làm gì hả? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ.". [...]
Rồi một bữa, ông bày ra bữa rượu để từ giã Phi: "Cha, để coi, chỗ nào chưa đi thì đi, còn sống thì còn tìm. Qua nhờ chú em một chuyện, chú em nuôi dùm qua con quỷ sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn ra chết, để con "trời vật" nầy lại không ai lo. Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng qua nghen.".
[...] Ông đi rồi, chỉ còn lại Phi và con bìm bịp.
[...] Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại.
(Theo isach.infor)
Chú thích:
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là cây bút mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút sự chú ý của bạn đọc ngay từ những trang viết đầu tay, đồng thời được giới chuyên môn và các nhà phê bình văn học đánh giá cao.
Qua: từ người lớn tuổi dùng để tự xưng một cách thân mật khi nói với người vai dưới.
Biểu: bảo.
Bầy hầy: bừa bãi, luộm thuộm.
Ót: gáy.
Đương thúng: đan thúng.
Rầy: mắng.
Ròng: (nước thủy triều) rút xuống.
Tía: cha.
Cổ: cô ấy.