K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Cuộc thi vẽ mô tả nạn đói 1945 của Việt Nam ……giữa Mỹ, Nhật, Việt Nam, Trung Quốc+Mỹ vẽ Việt Nam người chết chất thành đống+Việt Nam vẽ một cái hố xí và trên đó là một ổ mạng nhện+Nhật vẽ những con người còm cõi xơ xác đứng cạnh những đống xác chết+Trung Quốc vẽ những con người đang cắn xé giành giật nồi cơmHỏi nước nào giành chiến thắng? Tại sao2. Một anh chàng...
Đọc tiếp

1. Cuộc thi vẽ mô tả nạn đói 1945 của Việt Nam ……giữa Mỹ, Nhật, Việt Nam, Trung Quốc
+Mỹ vẽ Việt Nam người chết chất thành đống
+Việt Nam vẽ một cái hố xí và trên đó là một ổ mạng nhện
+Nhật vẽ những con người còm cõi xơ xác đứng cạnh những đống xác chết
+Trung Quốc vẽ những con người đang cắn xé giành giật nồi cơm
Hỏi nước nào giành chiến thắng? Tại sao

2. Một anh chàng đẹp trai, nhưng trên đầu chỉ có 3 cộng tóc. Bỗng 1 ngày anh quyết định bứt 1 cọng. Hỏi anh bứt để làm gì ??!?! ke ke

3.Ba thằng Què đi trước 1 thằng què hỏi có mấy thằng què


4.Mèo trắng là bạn của mèo đen………mèo trắng bỏ mèo đen theo mèo vàng……….một thời gian sau, mèo trắng gặp lại mèo đen ->mèo trắng sẽ nói zề??????? – =^.^=

5.Có một con trâu…..đầu quay hướng bắc…đuôi thì hướng Nam….Sau đó nó quay hai vòng…lộn ngược một vòng….rồi…lại quay 5 vòng nữa…lộn thêm 3 vòng nữa…hỏi đuôi nó chỉ hướng nào- =^.^=

6. Có 1 con rết 100 chân dang đi dạo mát bổng nhiên đụng phải một bãi phân trâu. Rết ngậm ngùi bước tiếp. Hỏi khi đi qua bãi phân châu rết còn mấy chân ?

7. Không phải lúc nào cũng thấy nó, không phải lúc nào cũng chạm được nó?

8. Lúc nào cũng thấy nó nhưng không chạm được nó?

9. Hãy đối lại một câu trái nghĩa với câu này:”đất lành chim đậu”

10. Con gì càng to càng nhỏ.
Khó à nha! Ai nhanh tui kick cho =^.^=

10
19 tháng 11 2017

1.

Nhật thắng vì:

- Mỹ vẽ hơi quá

- VN vè k liên quan gì đến nạn đói

- Nhật vẽ con người còm cõi vì đói là đúng

- TQ vẽ hơi quá, con người không đến nỗi phải cấu xé lẫn nhau để dành nồi cơm

2.

Gãi ngứa lỗ tai

3.

4

4.

Mày có khỏe không

5.

Bắc

6.

100

7.

Con mắt

8.

Cái bóng

9.

Đất xấu chim bay

10.

cua

19 tháng 11 2017

Bao h có 5 ng trả lời mk sẽ công bố kết quả,và...click cho những ng trả lời đúng.My love! :)

18 tháng 11 2017

Mỗi tác phẩm văn chương xuất hiện đều mang theo những ẩn ngữ. Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du có nhiều ẩn ngữ cần giải mã; những tranh luận về tu từ, về sự biến, về chữ nghĩa vẫn còn đó, dường như thiếu một lam bản để tỏ tường. Có lẽ vào thời đại của Nguyễn Du, sinh hoạt văn chương chỉ là một phần trong việc diễn tập dùi mài kinh sử chữ nghĩa, do đó những tục lệ của đời sau như bản quyền, tác quyền không coi là quan trọng, như trong Truyện Kiều, tác giả chỉ viết:

Cảo thơm lần giở trước đèn

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

Và không cần gióng lên là phóng tác ở nguồn nào. Điều đó thật tự nhiên trong một nền văn hoá cổ, chưa để ý đến những việc thương mại, tiếp thị, xuất bản, tác quyền v.v…Ở trong một nền văn hoá lấy thơ văn là nền tảng, thi cử là cứu cánh, dường như kiến thức phổ cập, nên việc Nguyễn Du không cần phải giáo đầu, việc cứ để những người khác làm:

Chẳng hạn trong tổng thuyết của vua Minh Mệnh viết: Thánh Thán bất phùng, hàn yên tản mạn để nhắc đến Thánh Thán bình phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân; tổng từ của vua Tự Đức viết: phần lô nhàn độc Thanh Tâm biên, thị biên bắc nhân Thánh Thán trước, dịch âm ngã quốc Nguyễn Tiên Điền đều để dẫn truyện Kim Vân Kiều nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân, và Thánh Thán luận bàn, nay Nguyễn Du diễn ra Quốc âm.

Thanh Tâm Tài Nhân viết ra tiểu thuyết vào thế kỷ 17. thời kỳ sáng tác tiểu thuyết được xem như phồn vinh cực thịnh, Thánh Thán (Kim Nhân Thụy) nổi tiếng là tay bình giá sâu sắc, cho nên ở thời đại Nguyễn Du, truyện Kiều hẳn giới đọc sách ai cũng biết, việc diễn ra Quốc âm làm theo thể truyện thơ riêng của văn chương Việt nam là thể thơ lục bát đã phổ biến rộng khắp, từ nơi cung đình, đến chốn văn gia, lại đi sâu vào đại chúng, như những bài tựa tác phẩm Quốc âm này ở ngay thế kỷ 19 ghi nhận. Tuy nhiên điều đáng chú ý là tác phẩm Quốc âm càng nổi tiếng, tên tuổi Nguyễn Du đã lừng danh trong văn học thế giới, song tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân dường như đi vào quên lãng. Chẳng hạn, lấy một vài sách tiêu biểu, như Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược của Lỗ Tấn, mấy chương viết về tiểu thuyết thời Minh không hề nhắc đến tác giả hay tác phẩm Kim Vân Kiều truyện này, bộ Trung Quốc Văn học sử thông lãm do nhiều học giả hiện đại trong phần về tiểu thuyết thời Minh có nói đến Kim Bình Mai, đến Tỉnh thế nhân duyên truyện còn nhiều tiểu thuyết khác xem như nghệ thuật tầm thường nên không nói đến, ngay sách viết bằng Anh ngữ như An Introduction to Chinese Literature của Liu Wu-Chi (Liễu Vô Kỵ) để giới thiệu ra thế giới cũng không đá động đến tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân.

Nay Kim Vân Kiều truyện được dịch giả Đàm Quang Hưng hoàn tất việc chuyển ngữ, đem ra xuất bản thật hữu ích cho người đọc cũng như cho người phê bình.

Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và thơ không chỉ ở thể loại, ngày nay với sự phát triển của thi pháp/sáng tạo học về văn xuôi cũng như về thơ  xây dựng trên cơ sở những khoa ký hiệu học,văn phong học, ngữ nghĩa học có thể giúp cho việc đối chiếu tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân với truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du về nhiều mặt.

Trong Thi pháp học cổ điển phương đông, như Vân đài loại ngữ, quyển 5 Văn nghệ loại, Quế đường Lê Quí Đôn ở thế kỷ 18 đã nói đến một trong hai nguyên tắc nhị phế/phải bỏ là: tuy dục phế từ thượng ý nhi điển lệ bất đắc di nghĩa là bỏ lời lấy ý nhưng không được bỏ cái đẹp và cũng nói đến tình, cảnh, sự trong phép làm thơ, ba điều đó có thể áp dụng vào việc đọc truyện thơ Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Bàn về Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, người cùng thời với cụ Nguyễn, khi phân chia sách vở văn chương phong phú như rừng làm những loại như hiến chương, kinh sử, thi văn, truyện ký; như vậy Đoạn trường tân thanh có thể kể vào loại truyện ký vì là một thực lục. Song là một thực lục bằng thơ, nghĩa là đọc dưới nguyên tắc thi pháp của thơ, khác với đọc tác phẩm văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân. Đứng từ quan điểm thi pháp hiện đại, tôi muốn dẫn một cái nhìn của người đời nay như Marcelin Pleynet khi hỏi: Thơ phải có mục đích như thế nào? và trả lời là: thơ phải có mục đích như một truyện kể song luôn luôn khác với hoạt động thực tiễn, có thể là tiêu chuẩn để đối chiếu việc Nguyễn Du viết về hành trạng/cuộc đời Kiều bằng thơ khác với Thanh Tâm Tài Nhân thuyết thoại qua văn xuôi.

Tản văn có thi pháp của tản văn/poétique de la prose cho nên không thể so sánh nguyên tắc, nghệ thuật, tình tiết, câu chuyện Kiều trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân với truyện ký bằng thơ của Nguyễn Du. Cảm nghĩ về mỗi tác phẩm là thẩm quyền của người đọc.

Với quyển sách Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trước mặt, người ta có thể giải toả những thắc mắc, chẳng hạn trong tác phẩm thơ của Nguyễn Du, sự biến xẩy đến cho gia đình Vương ông tóm lược trong hai câu:

                               Hỏi ra sau mới biết rằng

                        Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ    

    

Xem trong hồi 4 tiểu thuyết kể qua tản văn rõ ràng là:

Kiều lên tiếng hỏi: “Cha Mẹ  làm gì ở  bên ngoại mà  bây giờ mới về ?”. Vương ông đáp: “Vì cha gặp chuyện chẳng lành. Dượng con cho hai khách buôn tơ thuê phòng ở trong nhà. Không biết họ buôn tơ của ai mà khi họ đem tơ ra chợ bán thì bị một người tới nhận là tơ của mình bị mất cắp, rồi đi cáo quan. Hai khách buôn khai với quan rằng họ buôn tơ của dượng con, rồi họ vu oan cho dượng con tội oa trữ của trộm cắp. Dượng con bị bắt. Cha có ngồi uống rượu với hai khách ấy mấy bữa nên chỉ sợ là họ biết cha với dượng con là anh em cột chèo, rồi cũng vu oan cho cha tội oa trữ của trộm cắp!”.

Trong khi Vương ông đang nói với Kiều, thì có một sai nha chừng bảy tám tên, xông thẳng vào nhà, chẳng nói chẳng rằng, dùng dây trói Vương ông với Quan, treo ngược lên xà nhà. Tiếng hò lục soát tìm tang vật lừng vang khắp xóm. (Xem: bản dịch sách này).

Vương Thuý Vân là một tác nhân trong truyện Kiều, vì nếu không có cô em trong gia đình Vương ông, thì không thể có tái hồi Kim Trọng, có happy endingtrong tiểu thuyết. Dường như trong phần nói về tiểu thuyết thế thái nhân tình thời nhà Minh, nói đến trai tài gái sắc gặp  nhau rồi yêu nhau, trải qua bao gian khổ lại đoàn viên (có vẻ “cải lương”) học giả Phạm Ninh như ám chỉ những tiểu thuyết như Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tầm thường về nghệ thuật [trong Trung quốc văn học sử thông lãm nói đến ở trên]. Song quả thực trong tiểu thuyết, thuyết thoại là bộ phận thiết yếu, tác giả tả một Thuý Vân năng hoạt linh động:

Vân tươi đẹp óng ả, mềm mại, hiền lành, ít nói.

Cả ba chị em cùng giỏi văn thơ.

Kiều rất thích âm nhạc, say mê hồ cầm. Vân thường khuyên chị: “Âm nhạc không phải là việc của con gái, người ngoài nghe chuyện chị mê âm nhạc, họ sẽ cười cho!

Đoạn tác giả nói về chuyện Kim Trọng gặp gỡ hai nàng:

Kim thấy Kiều mày nhỏ mà dài, ánh mắt lấp lánh như liếc mắt đưa tình, dung như trăng thu, sắc tựa hoa đào, khoan thai văn nhã, chim sa cá lặn! Còn Vân thì tinh thần phẳng lặng, dung mạo đoan trang, vượt lên thường phàm, phong thái cá biệt. Bị sắc đẹp đoạt hồn, Kim tự nhủ: Cái tương tư này sẽ hại ta đây! Rồi lại tự thề: Nếu ta không xin cưới được hai nàng này thì suốt đời, ta sẽ không lấy vợ!

Còn về phía hai nàng: Tới nhà thì trời vừa tối. Kim lên phòng mình ở trên lầu. Lát sau, thấy Vân đẩy cửa vào chơi, Kiều nói: “Anh chàng nho sinh họ Kim ấy có cái thú thật ngược đòi! Làm sao hiểu được cái thú thích đi thăm mộ nàng Lưu Đạm Tiên của ảnh?” Vân đáp: “Em nghĩ không phải là ảnh thích đi thăm mộ Đạm Tiên đâu, mà là ảnh thích đi xem mặt hai chị em mình!”.(hồi 1)

Đến việc Thuý Kiều nhờ em nối hộ duyên mình:

Vân hỏi: “Đang nói chuyện với em, sao chị lại bỏ ngang? Nhìn mặt chị, em thấy chị ngậm lo chứa hận, tựa như ngoài cái ưu sầu khổ não do việc bán mình, chị còn có muôn vàn tâm sự khác. Đúng thế không?” Kiều đáp: “Đúng thế! Chị vẫn muốn nói với em, nhưng khó bề hé răng. Tuy nhiên, nếu không nói thì lại e phụ lòng một người thuộc giống chung tình! Vân hỏi: “có phải người thuộc giống chung tình của chị là anh Kim Thiên Lý không? Mới thoáng nhìn thấy ảnh có một lần mà sao chị đã biết là ảnh chung tình?” …

Vân hỏi:”Chị lạy em để làm gì?” Kiều đáp:”Chị lạy em để nhờ em một việc! Chị chưa đền đáp được ân tình của anh Kim, nên chị muốn tỏ bày cùng em tất cả nỗi lòng của chị, rồi nhờ em thay chị mà đền đáp ân tình ấy cho ảnh. Chị dầu thịt nát xương mòn, ngậm cười chin suối, vẫn còn thơm lây!” (hồi 4)

Đến việc Thuý Vân thay chị lấy Kim Trọng:

Một hôm rảnh việc, Kim bảo phu nhân Thuý Vân thuật lại cho mình nghe chuyện cũ, khi gia đình bị nạn vu cáo. Thuật xong, phu nhân nói:”Liên tiếp mấy đêm nay, thiếp mộng thấy chị Kiều! Vì thế thiếp nghĩ có thể nơi đây sẽ giúp ta tìm ra tin tức chị Kiều!” Đột nhiên Kim tỉnh ngộ mà nói:”Nếu phu nhân không nói thì ta bỏ lỡ mất cơ hộ! Lâm Truy với Lâm Thanh chỉ khác nhau có một chữ, có thể là vì nghe lầm! Ngày mai, ta sẽ tra hỏi thư lại xem ở huyện này xem có ai tên là Mã Giám Sinh không?” Phu nhân khen: “Lang quân làm thế là đúng!” (hồi 26).

Tới chuyện Vương Thuý Vân trả chồng cho chị:

Rượu được một tuần thì Vân đứng dậy thưa với cha mẹ: “Con có một việc muốn trình cha mẹ!” Vương ông hỏi:”Con có việc chi cứ nói!” Vân thưa:”Thưa cha mẹ! Một là ngôi nhà này chỉ là ngôi nhà mà gia đình ta thuê để tạm cư trong thời gian hỏi thăm tin tức chị Kiều con. Nay Kim lang với em trai con cùng có lệnh phải đi phó nhậm, đã có văn thư bổ nhậm trong túi, nên chúng con chẳng thể ở lại đây lâu. Hai là Kim lang với em con phải đi phó nhậm ở hai nơi nam bắc khác nhau nên chúng con chẳng thể cùng đi. Thế mà bây giờ, gia đình ta phải giải quyết ngay một việc cần có sự hiện diện của tất cả mọi người trong gia đình, nên con nghĩ gia đình ta phải giải quyết ngay việc ấy trong đêm nay!” Vương phu nhân hỏi:” Ý con muốn nói việc chi?”

Vân đáp:”Việc chị Kiều con phải phối hợp với Kim lang. Vì chữ hiếu, chị bán mình cứu cha nên chị đã nhờ con thay chị mà phối hợp với Kim lang cho vẹn lời thề. Vì thương chị, con đã nhận lời. Nay chị đã may mắn thoát chết, thì lời thề cũ vẫn còn nguyên! Nếu đêm nay chị không thực hiện lời thề ấy thì chờ đến bao giờ mới lại có sự hiện diện đông đủ của mọi người trong gia đình ta như thế này?” (hồi 28).

Trong thi pháp sáng tạo của tản văn, ký hiệu học là một thành phần sử dụng cho thuyết thoại, như trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân sử dụng những tên riêng mang ý nghĩa hàm ngụ nhân cách như Mã bất Tiến (học dốt), Mã Quy (mở ổ gái để cho vợ con làm nha đầu – chú thích của dịch giả) để chỉ con người Mã Giám Sinh, Thúc Thủ nghe như sự bó tay bất lực của Thúc Kỳ Tâm…

Dẫu sao Kim Vân Kiều truyện vẫn nằm trong hệ tiểu thuyết cổ điển của Trung hoa, nên cũng giống như những Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai, chỗ nào cũng có thơ phú. Chẳng hạn, trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Kiều mộng thấy Đạm Tiên nói cho hay có tên trong sổ đoạn trường và ra mười đề thơ:

Vâng trình hội chủ xem tường

Mà sao trong sổ đoạn trường có tên

Âu đành quả kiếp nhân duyên

Cùng người một hội một thuyền đâu xa

Này mười bài mới mới ra

Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời

Kiều vâng lĩnh ý đề bài

Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm

Song Nguyễn Du không nói mười đề thơ đó và cũng không viết ra mười bài thơ đó như trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân; mười đề thơ đó là: Tích đa tài, Lân bạc mệnh, Bi kỳ lộ, Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Ai thanh xuân, Ta kiến ngộ, Khổ linh lạc, Mộng cố viên, Khốc tương tư và còn viết ra nguyên mười bài thơ hồi văn Kiều làm.(xem hồi 2).

Người đọc có thể liên tưởng đến mấy lý do: trong truyện thơ Quốc âm theo thể lục bát, đưa ra mười bài thơ khác luật, lại bằng Hán văn thật không ổn; kể cả lấy lại nguyên mười bài hồi văn trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân cũng không ổn, hoặc Nguyễn Du chế tác ra mười bài khác cũng không ổn, chẳng lẽ nàng Kiều trong cùng không-thời gian lại có mười bài thơ khác nhau.

Sự khác biệt giữa tản văn tiểu thuyết và truyện thơ có thể biểu hiện trong cảnh Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; trong tác phẩm của Nguyễn Du là những vần thơ lai láng tuyệt vời:

    Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

   Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

     Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

    Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Trong tiểu thuyết là cảnh hiện thực: Lầu này có mặt tây trông về Kỳ sơn, nơi có móc trắng đọng trên cỏ kiêm cỏ gia, mặt nam trông về Kim Lăng, nơi có rồng hổ của tiên nuôi, mặt đông trông ra bãi dâu xanh trên hòn đảo nhỏ, mặt bắc trông về kinh đô, trong mây có hình cổng ngự thành (xem hồi 9).

Cảnh Kiều báo oán, trong truyện thơ thật đơn sơ nhưng súc tích:

Lệnh quân truyền xuống nội đao

             Thề sao thì lại cứ sao gia hình

Máu rơi thịt nát tan tành

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời

Cho hay muôn sự tại trời

       Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta

 Trong tiểu thuyết ở hồi 22 tả cảnh hành hình xử phạt đầy vẻ bạo động khủng cụ. Đối chiếu hai tác phẩm cùng diễn tả một cảnh,có thể suy ra một số những đặc tính: ở tản văn thuyết thoại, hình thái truyện kể có thể bành trướng và xoắn vẹo để mở rộng những tác động của nhân vật, có thể tóm lược, ở thơ không thể tóm lược hơn, thiên về cảm tính hơn là hiện thực. Tính khác biệt ấy chỉ ra tại sao có thể nói Nguyễn Du sáng tạo ra một truyện Kiều, cũng những sự biến ấy, nhưng không là sao bản của tiểu thuyết.

Dịch giả Kim Vân Kiều truyện là một giáo sư toán, việc ông làm văn chương không có gì phải lạ, dường như tinh thần toán học thiên về những hình thái trừu tương cũng giống như tinh thần văn chương thiên về những hình thái giả tưởng, mà giả tưởng và trừu tượng là hai mặt bổ sung trong sáng tạo.

Trong thế giới văn học hiện đại, có những tác phẩm tưởng như rơi vào quên lãng được phục hồi lại trong những thời đại về sau, chẳng hạn như Manuscrit trouvé à Saragosse của Jean Potocki, Locus Solus của Raymond Roussel. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân có thể kể như được phục hồi trong tinh thần này qua công trình dịch thuật của giáo sư Đàm Quang Hưng.   

18 tháng 11 2017

mình kiếm mà không thấy

18 tháng 11 2017

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Biểu thức: P=At (W)

Công suất là đại lượng cho biết công thực hiện trong một khoảng thời gian.

18 tháng 11 2017

+ Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

P = \frac{A}{t} = UI. (W) t



Xem thêm tại: http://vatly247.com/dien-nang-cong-suat-dien-dinh-luat-jun-lenxo-a678.html#ixzz4ymf1MDdL

18 tháng 11 2017

mk ko bit

18 tháng 11 2017

Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng hoặc bức xạ điện từ,... Cấu tạo của biến trở gồm 2 thành phần chính là con chạy và cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn.

Kết quả hình ảnh cho thien binh

18 tháng 11 2017

Đây là toán mà

Không phải ngữ văn

đây ko phải lp 9 mk là lp 5

18 tháng 11 2017

Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, còn nhà thơ Chế Lan Viên lắng sâu và tinh tế khi cất lên lời thơ: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”. Bao thế kỉ qua, Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người dân Việt Nam. Những trang thơ có sức cuốn hút diệu kì, vương vấn mãi tâm hồn ta, mang đến cho ta niềm cảm thương sâu sắc với “tấm gương oan khổ” Thúy Kiều, đem lại cho ta những khoái cảm thẩm mĩ đặc biệt trước những lời thơ như hoa, như gấm:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tám câu thơ trích trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là những vần thơ có sức ám ảnh nhất của đoạn trích, diễn tả thành công “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường.

Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Bích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Ở nơi “khoá xuân”, Kiều chỉ biết lấy thiên nhiên làm điểm tựa, và từ điểm tựa đó nàng nhận thức về số kiếp của mình. Tầm nhìn của nàng trước hết hướng ra xa, vì nơi xa đó là nhà nàng, là nơi có những người thân yêu nhất:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Không gian xa rộng, quạnh hiu nơi cửa bể như càng làm nổi rõ hơn thân phận nhỏ bé, cô đơn của Kiều. Không gian ấy cộng hưởng cùng thời gian “chiều hôm” - thời khắc gợi nhớ, gợi buồn - khiến như thấm sâu hơn vào tâm hồn người con gái nơi xứ lạ nỗi niềm xót xa. Giữa khung cảnh ấy, trái tim cô đơn, tâm hồn trống vắng cần lắm một hơi ấm, một sự hiện diện của sự sống:

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

“Thuyền” chính là hình ảnh biểu tượng cho sự sống con người. Nhưng đó là sự hiện hữu mờ mờ, như có như không, được diễn tả qua hai từ “thấp thoáng”, “xa xa”. Sự xuất hiện mờ ảo của cánh buồm không làm cho khung cảnh thêm thân mật, ấm áp mà càng gợi sầu, gợi cảm giác cô liêu cho con người. Không tìm thấy sự sẻ chia từ nơi cửa biển xa xăm, Kiều hướng tầm mắt về “ngọn nước” gần mình hơn:

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Giữa dòng nước, cánh hoa trôi man mác như gợi nhắc thân phận cảnh bèo trôi dạt của người trong cảnh. Câu hỏi tu từ như xoáy vào tâm hồn người đọc. Thân phận cánh hoa hay chính là những trăn trở, xót xa cho số kiếp mỏng manh, phiêu bạt của Kiều? Hai tiếng “về đâu” cuối câu thơ với thanh không càng tạo cảm giác xa vắng, vô định, như tương hợp với tâm thế hiện thời của Kiều. Tìm đến với thiên nhiên đó mong sao vơi bớt mối sầu chất chứa trong lòng nhưng càng nhìn cảnh, tâm trạng lại càng rối bời. Dường như nước gợi lên sự lạnh lẽo, bất định, chảy trôi nên Kiều tìm về với bờ cỏ xanh, với mặt đất:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Nhưng cỏ cũng mang tâm trạng buồn thương của người: “rầu rầu”. Đâu còn là “cỏ non” xanh tận chân trời trong tiết thanh minh khi Kiều còn sống những ngày tháng “Êm đềm trướng rủ màn che”. Cảnh nơi xứ lạ như thấu cảm nỗi niềm của Kiều nên nhuốm màu tâm tư của kiếp người phiêu bạt. Nỗi “rầu rầu” ấy tràn ngập, lan toả khắp không gian:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Cái nhìn bao quát từ “chân mây” xa xăm đến “mặt đất” gần gũi, tất cả đều “một màu xanh xanh”. Nó khác lắm cái sắc xanh tràn ngập nhựa sống của tiết trời mùa xuân:

Cỏ non xanh tận chân trời và cũng không giống màu áo xanh tinh khôi của chàng Kim trong ngày đầu gặp gỡ:

Tuyết in sắt ngựa câu giòn.

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.

Màu xanh của không gian nơi lầu Ngưng Bích là màu xanh gợi buồn. Nỗi buồn của người pha vào cảnh vật, mang theo bao tái tê. Không gian trở nên rợn ngợp, cô liêu. Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật càng tô đậm tiếng lòng thổn thức của người trong cảnh. Kiều cảm thấy cần một tiếng vọng của sự sống con người nhưng đáp lại nàng chỉ có những thanh âm hào hùng của thiên nhiên:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm” “kêu quanh ghế ngồi”. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.

Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng cùa những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.



 

17 tháng 11 2017

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có lẽ là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm, qua đó đã diễn tả sinh động tâm trạng Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chăn mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Khung cảnh thiên nhiên của cửa biển trước lầu Ngưng Bích như hiện lên trước mắt ta: một nỗi buồn chiều hoàng hôn đẹp nhưng buồn và quạnh hiu. Đó là những con thuyền với những cánh buồm trắng nhấp nhô, con sóng bạc dập dềnh cuốn trôi từng cánh hoa, lác đác rơi trong ánh nắng cuối chiều, trảng cỏ xanh ươm nối liền đường chân trời xanh vô tận. Cùng với âm thanh dữ dội của biển khơi như một nét chấm phá cho cảnh vặt, bức tranh thiên nhiên chứa dựng trong nó biết bao nỗi niềm chất chứa của con người...

Qua những ngôn từ và hình ảnh miêu tả cảnh vật, băng cách sử dụng khéo léo và tinh tế bút pháp tả cành ngụ tình, Nguyễn Du đã cho ta hiểu và cảm thương với tâm trạng nàng Kiều.

Điệp ngữ buồn trông được sử dụng xuyên suốt đoạn trích tạo thành điệp khúc cho đoạn thơ và cũng tạo nên điệp khúc tâm trạng Thuý Kiều. Nỗi buồn trong Kiều như trào dâng như lớp sóng ồ ạt dồn về phía đại dương mênh mông. Nỗi niềm đó cứ triền miên, cứ dai dẳng, đeo bám, tạo thành cái vòng luẩn quẩn khỏng lối thoát, con người ta có muốn vùng thoát ra mà cũng không thể nào được. Mỗi cảnh vật như đều nói lèn nỗi niềm tâm sự ấy.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa?

Con thuyền không bến đậu, không nơi chốn quay về gợi nhớ nỗi nhớ, nỗi cô đơn của người đi xa, muốn trở về bên gia đìiih êm ấm, bên bạn bè thân thương, điều này vó cùng phù hợp với cảnh ngộ của Kiều.

Buồn trông ngđn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cuộc đời Kiều bây giờ như cánh hoa mỏng manh trước sóng to gió lớn, chỉ biết mặc cho bảo bùng, mưa giông vùi dập. Càu thơ bộc lộ nồi lo lắng, xót xa, buồn tủi về cảnh ngộ lênh đênh chìm nổi trước sóng gió cuộc dời.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Thảm cỏ, biển cả với màu xanh vô vọng thật buồn và ảm dạm. Liệu có phải cánh cứa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng cua số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.                          

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ẩm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ cùa Kiều.

Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sáu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rôi bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.

Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua dó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Nguồn: Cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

18 tháng 11 2017

trước danh từ là tính từ

sau động từ là trạng từ

a,many,some,... danh từ

làm nhiều sẽ quen thôi! good luck!

17 tháng 11 2017

bạn ơi cho hỏi đây là môn gì vậy 

16 tháng 11 2017

They certainly lived as well as we had expected.

16 tháng 11 2017

heaven

16 tháng 11 2017

Truyện Kiều là kiệt tác của văn học Việt Nam và văn học thế giới. Bao nhiêu tinh hoa của tư tưởng dân tộc đều qui tụ vào kiệt tác này. Thế nhưng do truyện Kiều được sáng tác dựa theo Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nên phần nào là phần sáng tạo của Nguyễn Du, phần nào là phần vay mượn cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. 
 

Trong giới hạn bài này, chúng tôi sẽ so sánh đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.

Trước hết cần xác định ngay, mục đích của văn học so sánh là tìm sự giống và khác giữa các tác giả, các tác phẩm văn học, các trào lưu văn học, các dòng văn học và các giai đoạn văn học, chứ không phải truy tìm sự hơn kém. Các công trình nghiên cứu theo phương pháp so sánh từ trước đến nay vì không xác định mục đích so sánh nên dẫn đến tình trạng là so sánh để thấy được sự hơn kém mà không phải là tìm sự giống và khác. Kiểu so sánh này thường là hạ thấp tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và ca ngợi Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chúng ta có thể thấy điều này ở Vũ Hạnh trong Đọc Lại Truyện Kiều, Lê Đình Kỵ trong Truyện Kiều và Chủ Nghĩa Hiện Thực của Nguyễn Du, Phan Ngọc trong Tìm Hiểu Phong Cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, các công trình nghiên cứu của Đặng Thanh Lê, Trọng Lai, Nguyễn Trung Hiếu . . . Còn Nguyễn Hữu Sơn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trong Sự So Sánh với Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân thì cho rằng, nhiều cái chúng ta cho là của Nguyễn Du thì đều đã có đầy đủ trong Truyện Kim Vân Kiều.

Theo Nguyễn Văn Dân, so sánh như vậy là chủ quan, kì thị và bất ổn. Do đó, hướng so sánh của bài này sẽ theo đúng mục đích của văn học so sánh, tìm ra phần nào là phần Nguyễn Du vay mượn của Thanh Tâm Tài Nhân, phần nào là sáng tạo của ông.

Như chúng ta đã biết, mối quan hệ tương giao giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện là mốiquan hệ giao lưu ảnh hưởng. Theo giáo sư Thạch Giang thì trong 214 trang của Kim Vân Kiều Truyện thì Nguyễn Du đã loại bỏ 142 trang. Ông chỉ sử dụng có 72 trang để  viết nên nên 1.313 câu trong tổng số 3.256 câu Truyện Kiều. 1.914 câu còn lại là sáng tạo của Nguyễn Du.

Vậy Nguyễn Du vay mượn gì ở Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và đã có những sáng tạo gì? 

Thứ nhất, Nguyễn Du lấy toàn bộ cốt truyện, hệ thống nhân vật, tên nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện. Điều đó cho thấy cốt truyện của Kim Vân Kiều phải thú vị như thế nào đó Nguyễn Du mới lấy cốt truyện này để sáng tạo tác phẩm cho mình. Hơn nữa, mỗi nhân vật trong Kim Vân Kiều Truyện đều có cá tính riêng nên Nguyễn Du mới giữ nguyên hệ thống nhân vật này trong tác phẩm của mình. 

Thứ hai, về tư tưởng, Nguyễn Du đã tiếp thu thuyết tài mệnh tương đố của Kim Vân KiềuTruyện. Tuy nhiên, ông đã phát triển mở rộng thêm và có những đề xuất mới cho thuyết này. Ta hãy đọc và suy ngẫm mấy vần thơ sau đây trong Truyện Kiều sẽ thấy rõ điều ấy: Cũng liều nhắm mắt đưa chân / mà xem con tạo xoay vần đến đâu! / Kiếp xưa đã vụng đường tu / kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi! Rõ ràng, Nguyễn Du đã đưa thêm thuyết Nghiệp của Phật giáo vào để bổ sung cho thuyết Tài mệnh tương đố. Bởi nếu chỉ y cứ vào thuyết Tài mệnh tương đố, nỗi đoạn trường thống khổ của con người sẽ không thể giải quyết. Tất cả nỗi khổ niềm đau của con người đều do chính Tâm họ gây ra thì bây giờ cũng chính Tâm này tiêu diệt nó đi, không thể nhờ một thế lực bên ngoài nào khác tiêu diệt giúp được.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Hơn nữa, tư tưởng định mệnh không phải là tư tưởng chính, xuyên suốt của Kim Vân Kiều Truyện. Kiều trong Kim Vân Kiều truyện là chủ động. Kiều trong Truyện Kiều là thụ động. Nguyễn Du đã để cho mọi chuyện đến với Kiều một cách ngẫu nhiên. 

Thứ ba, về tinh thần nhân đạo, Kim Vân Kiều Truyện ra đời trong bối cảnh xã hội đầy bất công, tăm tối đối với con người. Nguyễn Du đã kế thừa tinh thần này.

Ba điều trên là nguồn tư liệu để cho Nguyễn Du sáng tạo nên tác phẩm của mình. Chúng ta thấy, Nguyễn Du có kế thừa và có sáng tạo. Nhưng sáng tạo của Nguyễn Du mới là điểm chính yếu làm nên giá trị Truyện Kiều.

Về thể loại truyện, Truyện Kiều của Nguyễn Du là đối lập với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du dùng thể thơ truyền thống của dân tộc là Lục bát để viết Truyện Kiều.Thanh Tâm tài Nhân  dùng văn xuôi để viết Kim Vân Kiều Truyện. 

Kiều của Nguyễn Du khác Kiều của thanh tâm tài Nhân. Nguyễn Du xây dựng nhân vật Kiều theo tinh thần sáng tạo của ông. Kiều mang định mệnh, mang thân phận của người dân Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam trong một thời đại xã hội có nhiều biến động, đã đưa người phụ nữ tài sắc như Kiều phải: “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”; đồng thời xã hội ấy buộc con người phải chừa bỏ cả sự trong trắng của mình: “Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Và như vậy, phần nào đó, Kiều mang tâm sự của chính Nguyễn Du.

Vậy dù có vay mượn, kế thừa của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng trong qúa trình xây dựng tác phẩm, Nguyễn Du có những sáng tạo nghệ thuật độc lập. 

Ngoài ra, Nguyễn Du còn vay mượn rất nhiều yếu tố trong văn học cổ Việt Nam, văn học dân gian (ca dao, dân ca, tục ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày . . .), tư tưởng dân tộc Việt Nam (Phật, Nho, Lão), văn chương Trung Hoa và đặc biệt là vốn sống của chính ông khi viết truyện Kiều. Và đây mới là phần cốt yếu làm nên thiên tài Nguyễn Du và làm nên kiệt tác Truyện Kiều. 

Trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Thanh Tâm Tài Nhân trước nhất miêu tả về thiên nhiên quanh lầu: Ngôi lầu này từ phía đông trông ra biển xanh, phía bắc nhìn lên Kinh kỳ, phía nam ngó lại Kim Lăng, phía tây trông ra dãy núi Kỳ Sơn.

Nguyễn Du đã giữ nguyên nội dung miêu tả thiên nhiên này trong Truyện Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bùi hồng dặm kia.

Điểm khác ở đây là, Nguyễn Du đã vận dụng ngữ pháp tiếng Việt để tạo nên những vần thơ tả cảnh đặc sắc. Hình ảnh trong những câu thơ trên rất đẹp. Có tương phản: xa-gần, cát vàng- bụi hồng, cồn nọ- dặm kia và có kết hợp: ở chung. Có động: cát- bụi và có tĩnh: non- trăng. Cái hay của Đoạn thơ còn thể hiện ở cách ngắt nhịp. Thay vì ngắt ở chữ thứ tư ở những câu tám thông thường trong Lục bát (ví dụ: cát vàng cồn nọ/ bụi hồng dặm kia) thì nhịp được ngắt ở chữ thứ ba và thứ sáu: Vẻ non xa/ tấm trăng gần / ở chung. Hơi thơ, vì vậy, khác thường, không đều đều một điệu.

Tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trong Kim Vân Kiều Truyện là buồn bã, nhớ người yêu. Truyện Kiều của nguyễn Du cũng giữ nguyên nội dung này. Nhưng trong truyện Kiều, ngoài nhớ người yêu, Kiều còn nhớ đến cha mẹ. Điểm khác nữa là Nguyễn Du đã bỏ mười bài Chẳng cùng nhau và bài thơ của Kiều. Cái buồn của Kiều chỉ được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả đại lược bằng mấy dòng: Thúy Kiều đối cảnh buồn bã, nhớ lại cái ngày cùng chàng Kim trao lời thề thốt, thân thiết biết chừng nào, mà nay vắng bặt tăm hơi, thê lương biết là dường nào. Cái buồn của Kiều qua những câu thơ Nguyễn Du thì thật là sắt se, thấm thía thể hiện qua sự lập lại bốn lần của từ buồn trông. Tâm người ngắm cảnh tràn vào cảnh, khoác lên cảnh cái sắc thái xa xa, man mác, dàu dàu, bàng bạc trong những câu thơ tài tình: 

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông nội cỏ dàu dàu

Chân mây mặt đất một màu xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

                Ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi. 


 

Đoạn Kiều bị Sở Khanh lừa, Nguyễn Du giữ nguyên ý của Thanh Tâm Tài nhân nhưng ông lược bỏ bớt một số chi tiết không quan trọng. Tối đó, trước khi Sở Khanh đến cùng Kiều thì Tú Bà lên lầu chuốt rượu mời Kiều đến khuya và chi tiết Kiều cùng Sở Khanh lên giường chung giấc mộng Vu Sơn Nguyễn Du đã lược bỏ đi. Nội dung bức thư Kiều gởi cho Sở Khanh và những lời thề thốt Nguyễn Du cũng lược bỏ. 

Sau khi Kiều cùng Sở Khanh bỏ trốn, trong Kim Vân Kiền Truyện, lúc Tú Bà đuổi kịp thì lại quát mắng om sòm, chửi Kiều một trận rồi mới áp giải về nhà đánh đập. Còn trong Truyện Kiều thì khi Tú Bà bắt được Kiều liền áp điệu một hơi lại nhà:

Một đoàn đổ đến trước sau,

Vuốt đâu xuống đất, cánh đâu lên trời

Tú Bà tốc thẳng đến nơi,

Hăm hăm áp điệu một hơi lại nhà.

So đoạn này của Kim Vân Kiều Truyện với Truyện Kiều thì Kim Vân Kiều Truyện do thể loại văn xuôi của nó nên dài dòng, tỉ mỉ, nhiều khi sự tỉ mỉ đó không góp phần gì vào việc làm rõ tính cách nhân vật. Còn Nguyễn Du, ông có những câu thơ thật hàm súc nhưng vẫn chuyên chở được tất cả những gì ông cần nói. Những chi tiết ông lược bỏ không gây phương hại gì đến nội dung cần diễn đạt và tính cách nhân vật. Theo giáo sư  Thạch Giang, “điều này có một ý nghĩa rất hay là một mặt làm cho ta không phải khó chịu vì cái lối sính thơ của nhân vật, mà trái lại dẫn ta vào một địa hạt mông lung về cái ‘tài’ và cái ‘tình’ của nhân vật, đặt biệt là Thúy Kiều. Do đó, ấn tượng về cái mà Mộng Liên Đường chủ nhân gọi là ‘cái thông lụy’ xưa nay của kẻ giai nhân tài tử nên xót xa, đánh thức ở ta những biểu tượng về lí tưởng, làm cho ta khao khát mọi cái gì đẹp hơn, làm cho ta bất bình đến phát khóc với cái gì đã phũ phàng lên cái ‘tài’; cái ‘tình’ của con người.”

Hơn nữa, cũng theo giáo sư Thạch Giang, bỏ tất cả những bài thơ, những lời thề thốt là, Nguyễn Du muốn vượt lên cách kết cấu thường thấy của các truyện Nôm ta xưa mà xây dựng cho mình một phong cách độc đáo hơn, hoàn thiện hơn về kết  cấu, bố cục.

Để sáng tỏ thêm, ta xét chi tiết Kiều thảo thư gởi Sở Khanh và Sở Khanh phúc đáp. Thanh Tâm Tài Nhân tả là Kiều viết thư xong định ném qua cửa sổ nhưng không tiện. Đang ngần ngại ra ngoài dạo chơi thì gặp chú bé nhà Sở Khanh đi gánh nước. Kiều bèn nhờ nó gởi giúp thư. Hôm sau thì có thư phúc đáp. Trong thư chỉ đề hai chữ Tích Việt. Kiều ngẫm nghĩ hồi lâu thì biết là giờ Tuất, ngày hai mươi mốt sẽ gặp. Đại ý là như vậy. Nhưng Thanh Tâm Tài Nhân Viết khoảng một trang sách. Nguyễn Du chỉ có 11 câu thơ là đủ, không thừa, không thiếu:

Mảnh tiên kể hết xa gần

Nỗi nhà  báo đáp, nỗi thân lạc loài.

Tan sương vừa rạng ngày mai,

Tiện hồng nàng mới nhắn lời gởi sang.

Trời tây lãng đãng bóng vàng

Phục thư đã thấy tin chàng đến nơi.

Mở xem một bức tiên mai,

Rành rành TÍCH VIỆT có hai chữ đề.

Lấy trong ý tứ mà suy:

“Ngày hai mươi mốt, tuất thì phải chăng?”

Tất nhiên, đây không phải là chê Thanh Tâm Tài Nhân, khen Nguyễn Du mà so sánh như vậy để thấy sự khác nhau giữa hai thể loại thơ và văn xuôi. Đồng thời cũng thấy được cái tài của Nguyễn Du là, ông có thể thâu tóm sự việc trong một số câu thơ hàm súc và đồng thời nêu bật được tính cách nhân vật như  trên đã thấy.

Trong Kim Vân Kiều truyện, lúc Sở Khanh bỏ trốn còn một mình Thúy Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ thuần thuật lại sự việc, không nói lên nỗi niềm chia sẻ của mình đối với người con gái đêm khuya một mình trong rừng, sau lưng có một đoàn người đuổi theo. Còn Nguyễn Du, ông đau xót cho Kiều:

Hóa nhi thật có nỡ lòng,

Làm chi giày tía vò hồng lắm nau!

Đặc biệt trong đoạn này, Nguyễn Du có hai câu thơ rất hay chứng minh cho sự phát triển tư tưởng tài mệnh tương đố của ông:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.

Hai câu này thực ra là một lời cảnh cáo. Không bao giờ nên làm một cái gì mà mình chưa suy nghĩ kỹ càng. Phải đem hết tất cả trí tuệ của mình mà quan sát. Chỉ khi nào thấy rằng giải pháp đó là hay nhất, không có con đường nào bằng thì mình mới làm mà thôi. Trông vào may rủi là không nên.

Lọt trở lại vào tay Tú Bà, Kiều bị đánh một trận tơi bời chỉ vì tội đi trốn. Về nội dung đoạn này, Kim Vân Kiều Truyện và Truyện Kiều là giống nhau. Có điều, cũng như đoạn trên, Nguyễn Du lược bớt một số chi tiết không cần thiết.

Về sự chua xót, đau đớn của Kiều khi bị Tú Bà hành hạ đánh đập thì những câu thơ của Nguyễn Du lột tả được cái vẻ tàn khốc, chua chát rất nhiều:

Thân lươn bao quản lấm đầu

Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa

Đây là hai câu thơ cay đắng, chua xót và đau đớn nhất trong Truyện Kiều. Chừa những thói hư tật xấu như tham lam, nóng nảy, kiêu kăng thì goị là chừa. Nhưng lòng trinh bạch mà phải chừa thì là một bản án rất lớn của số phận đè lên con người. Đó là bi kịch lớn của loài người. Tất cả những độc giả lớn của Nguyễn Du khi đọc đến câu này đều phẫn uất. Phẫn uất cho người, phẫn uất cho xã hội. Một xã hội mà trong đó cô thiếu nữ phải hứa là sẽ chừa đi cái trong sạch và trinh trắng của mình!

Đây chính là điểm sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du. Và đây cũng chính là chỗ ông khác với Thanh Tâm Tài Nhân. 

Từ việc thuật lại sự đánh đập dã man của Tú Bà đối với Kiều củaThanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã nâng nó lên thành một bản án tố cáo xã hội gay gắt.

Sau trận đòn chí tử, Kiều thân thể rã rời và sốt cao. Tú Bà vào thăm và khuyên Kiều uống thuốc. Lành bịnh rồi muốn ở làm ăn thì sẽ biệt đãi còn không muốn thì sẽ tìm chỗ nào đó bán đi. Lúc đó, Kiều trả lời: bình đã vỡ rồi, đi với người chi bằng ở với người cũ. Từ nay con xin theo mẹ làm ăn.Ở đây không có sự than trách, cũng không phải sẵn sàng chấp nhận thực  tại mà đánh liều: Đã ra nông nỗi này thì biết làm sao bây giờ!

Với Nguyễn Du thì việc tiếp tục ở lại làm việc cho Tú Bà là có lí do. Kiều đặt câu hỏi có phải sanh ra kiếp hồng nhan ở cõi trần này là khổ mãi hay không? “Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru?”Rồi nàng tự trả lời không phải thế. Sở dĩ bây giờ mình đau khổ là vì:

Kiếp xưa đã vụng đường tu,

Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!

Bây giờ mình đau khổ như thế này là vì kiếp trước mình đã không vun bồi đức hạnh, trí tuệ. Vì vậy, đừng than thở nữa, hãy sửa đổi những lỗi lầm trong qúa khứ. Ở đây Kiều nghĩ rằng mình phải chấp nhận tiếp khách để trả cái nợ mình đã mắc trong tiền kiếp. 

Tại đây ta thấy có sự khác nhau giữa tư tưởng Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân. Thanh Tâm Tài Nhân thì dường như cho mọi việc xảy ra theo quyết định tức thời. Còn Nguyên Du thì thấy có nhân có quả. 

Qua phân tích đoạn trích trên giữa hai tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện và Truyện Kiều, chúng ta thấy quan niệm so sánh để tìm sự hơn kém là cực đoan. 

Cho rằng vay mượn là tất cả là duy nhất là một cực đoan. Vay mượn là điều tất nhiên và cần thiết nhưng không phải là tất cà và duy nhất. Trên thế giới, những kiệt tác hay nhất thường bắt nguồn từ một cốt truyện trước nó làm chất liệu để sáng tác nên những kiệt tác mới. Vay mượn không những diễn ra trong nội bộ của văn học dân tộc mà cả văn học thế giới như Hamlet, Othello của Shakespeare, Faust của Goethe, Truyện Kiều của Nguyên Du . . .  Ở đây, rõ ràng tài hoa của người nghệ sĩ mới là quan trọng. Có chất liệu tốt mà đưa cho một bàn tay vụng về thì cũng trở nên vô dụng. Ngược lại, một chất liệu bình thường qua một bàn tay tài hoa thì thành ra món đồ qúy giá vô cùng. Song cũng có những kiệt tác người ta không cần phải vay mượn một cốt truyện nào cả như  Chiến tranh và hòa bình của Lep Tolxtoi, Moby Dick của Herman Melville, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn . . . 

Còn quan niệm cho rằng ảnh hưởng hầu như không có giá trị gì cũng lại là một cực đoan khác. Giao lưu ảnh hưởng luôn luôn là một trong những nhân tố làm chất liệu cho sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Bởi người nghệ sĩ không thể nào sáng tạo trên mây trên gió mà bao giờ cũng sáng tạo trên cơ sở nhiều yếu tố. Trong số những yếu tố đó thì yếu tố giao lưu ảnh hưởng cũng không kém phần quan trọng. Trong lịch sử văn học thế giới, chúng ta đã từng biết sự ảnh hưởng của nhà văn này đối với nhà văn khác như: Pushkin ảnh hưởng Byron, Dante ảnh hưởng Virgile, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử ảnh hưởng Baudelaire . . . Đó là chưa kể có những giao lưu ảnh hưởng tập thể như  sự ảnh hưởng của văn học Hy Lạp, sự ảnh hưởng của văn học Phục Hưng Ý, Sự ảnh hưởng của văn học cổ điển Pháp thế kỷ XVII, của Chủ nghĩa Lãng mạn Đức v. v . . .

Như vậy, theo chúng tôi thì việc giao lưu ảnh hưởng, vay mượn là cần thiết và nên  có. Nhưng nó không phải là duy nhất và quyết định đến sự thành công và thất bại của nhà văn và tác phẩm. Thành công hay thất bại là ở tài năng của người nghệ sĩ. Còn bản thân chất liệu mà người nghệ sĩ vay mượn chỉ là yếu tố để họ sáng tạo mà thôi. Tất nhiên, không có yếu tố này người ta tìm yếu tố khác. Song yếu tố mà người nghệ sĩ chọn làm chất liệu sáng tạo phải gây được cho họ cảm xúc gì đó họ mới chọn chứ không phải bất kì thứ gì cũng chọn. Nguyễn Du chọn Kim vân Kiều Truyện để làm chất liệu sáng tạo nghệ thuật cho mình chắc chắn Kim Vân Kiều Truyện cũng gây cho ông sự thích thú gì đó ông mới chọn chứ không phải ngẫu nhiên. Nhưng sự sáng tạo của Nguyễn Du mới là yếu tố chính làm nên kiệt tác Đoạn Trường Tân Thanh.

16 tháng 11 2017

ko phải trang ta mà đăng lên facebook mà đăng

18 tháng 11 2017

 They certainly lived as well as we had expected.