K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2021

Tham khảo nha !!

1. Mở bài: Dẫn dắt vào buổi cắm trại mà em được chứng kiến hoặc tham gia

2. Thân bài

- Hoàn cảnh dẫn đến buổi cắm trại ấy

- Khi em học lớp mấy? Cắm trại ở đâu?

- Cùng tham gia cắm trại với em có những ai?

+ Kể công việc chuẩn bị trước khi đi cắm trại

+ Dụng cụ dựng trại: cọc, dây, bạt, thảm, cổng trại, đồ trang trí...

+ Đồ ăn, nước uống cho buổi cắm trại

+ Phân công chuẩn bị và tâm trạng của em như thế nào: em phụ trách việc gì?

+Lòng mong ngóng xen lo lắng

- Kể chi tiết buổi cắm trại

+ Bắt đầu từ buổi sáng, em và các bạn được giúp đỡ, hướng dẫn dựng trại, miêu tả trại đã dựng

+ Những hoạt động diễn ra trong buổi cắm trại: những trò chơi, cuộc thi tổ chức đồng hành, mọi người tham gia đông đảo, tiếng hò reo cổ vũ tưng bừng, náo nhiệt...

+ Đoàn cắm trại nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện, chia sẻ với nhau

- Kết thúc buổi cắm trại

- Những điều em có được sau buổi cắm trại: nhiều bạn thân thiết hơn, những bài học thú vị

3. Kết bài

- Tâm trạng của em khi ra về sau buổi cắm trại

- Ý nghĩa buổi cắm trại ấy đối với em.

13 tháng 7 2021

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát vấn đề cần kể
  • Giới thiệu buổi cắm trại

b. Thân bài

-Nguồn gốc

  • Buổi ngoại khóa thường niên diễn ra vào cuối học kỳ I hằng năm.
  • Nhằm tạo cho học sinh những chuyến du ngoại, thực tế bổ ích.

-Nội dung

  • Diễn ra trong một ngày thời gian từ sáng sớm và kết thúc vào buổi chiều.
  • Hoạt động:

+ Chuẩn bị: Chuẩn bị đồ dùng cắm trại, đồ ăn, nước uống, văn nghệ và thi đấu thể thao

+ Ngày hội chính:

  • Sáng bắt đầu tập trung tại trường lúc 5h30
  • Xuất phát đến địa điểm Đồng Mô lúc 7h00
  • Bắt đầu dựng trại và diễn ra các hoạt động (chấm trại lúc 10h)
  • Ăn trưa, nghỉ ngơi
  • Hoạt động thể thao:
  • Chụp ảnh
  • Buổi dã ngoại cắm trại đầy ý nghĩa

-Kỷ niệm

  • Những lần trang trí trại chúng em cãi nhau, tranh luận để đưa ra kết quả cuối cùng
  • Thời gian nghỉ trưa, trốn ngủ và ngồi kể chuyện với nhau
  • Những khoảnh khắc chơi trò chơi đầy ý nghĩa

-Tình cảm gắn bó

  • Những hoạt động ý nghĩa cho chúng em biết bao kỷ niệm
  • Tình cảm gắn bó với mái trường, lớp học

c. Kết bài

Nêu suy nghĩ của bản thân.

3. Dàn ý 3 cho đề kể về buổi cắm trại đáng nhớ

a. Mở bài

Giới thiệu về buổi cắm trại: Vào dịp 26 – 3, nhà trường đã tổ chức cho bọn em chuyến đi cắm trại ở vườn quốc gia Ba Vì. Đây là một hoạt động mà em cùng các bạn trong lớp rất mong chờ.

b. Thân bài

-Diễn biến sự việc:

+ Trước khi buổi cắm trại diễn ra: Hoàn cảnh, chuẩn bị, cảm nhận của bản than.

+ Trong buổi cắm trại: Khung cảnh nơi tham quan, các hoạt động được tham gia và bữa ăn tập thể.

+ Kết thức chuyến đi: Nuối tiếc, lưu luyến.

c. Kết bài

Cảm nghĩ về buổi cắm trại: Buổi cắm trại để lại ấn tượng và kỉ niệm rất lớn trong chúng em. Em mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích này nữa, giúp chúng em có thể học hỏi được nhiều kến thức bổ ích và tham quan được nhiều cảnh đẹp của Việt Nam.

9 tháng 7 2021

rảnh vừa thoi -_-

vào thứ tư tôi bt vì tôi cx học lần sau đừng đăng linh tinh nữa =^=

7 tháng 7 2021

Phần thưởng học sinh giỏi mỗi năm của em là những chuyến đi du lịch đến những danh lam thắng cảnh của đất nước. Mỗi bước đi lại thấy non nưởc mình đẹp đẽ, tươi xinh đến lạ. Nhưng cũng càng đi lại càng thấy yêu quê hương ruộng đồng của mình nhiều hơn nữa. Có lẽ chẳng có hình ảnh nào gợi đến sự trù phú, đầm ấm của làng quê hơn một cánh đồng lúa chín.

Với người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như quê em, lúa được trồng vào hai vụ hè thu và đông xuân. Như thế cũng có nghĩa là sẽ có hai thời điểm lúa chín trong năm: mùa hè vào tầm tháng tư, tháng năm, mùa thu vào tầm tháng chín, tháng mười. Nhưng em thích nhất cánh đồng lúa chín của vụ đông xuân. Ấy là vào khoảng thời gian rất đẹp, lúa chín như thành quả của một mùa xuân thắng lợi.

Cuối mùa xuân, trời không còn mưa phùn lất phất. Nắng đầu hạ nhẹ nhàng mơn man rải những hạt vàng thúc giục lúa xanh nhanh chín. Nhanh lắm đấy! Tuần trước lúa hãy còn xanh, bác nông dân còn lo đi tháo nước ruộng. Ngoảnh đi ngoảnh lại, cả cánh đồng đã rực lên sắc vàng lạ kì: sắc vàng tươi của nắng trời ban tặng. Có ai chịu khó dậy sớm từ bổn năm giờ sáng, chạy ra cánh đồng để hít thở hương sắc của buổi mai sẽ được hương lúa mơn man mát dịu trên da: lúa đang ướp hương cho những con người lao động cần cù, chăm chỉ. Nhưng những ngày cuối vụ như vậy mau sáng lắm, cũng chỉ có một vài giây phút thư thái thế thôi. Nắng lên rất nhanh để từ trên tầng cao nhìn xuống, cánh đồng giốmg như một chiếc bánh mật vuông vức béo ngậy. Nắng rải một nong tơ đánh thắm lúa vàng. Ấy là món quà mà thiên nhiên cùng tiến cho công sức lao động miệt mài, chăm chỉ của các cô bác nông dân trong suốt một mùa làm.

Lại gần hơn nữa mới biết hạt nặng trĩu bông làm nghiêng thân cây phủ lấp cả bờ nhìn xa dễ tưởng cả cánh đồng là một ruộng lúa khổng lồ không phân bờ, phân ruộng. Lá lúa nhiều ruộng vẫn còn xanh mà bông đã vàng xuộm lại. Có lẽ thấy bạn bè bên cạnh đã chín cả rồi, hạt sợ còn xanh sẽ lạc lõng quá ư?! Nhưng phần đa lá đã vàng ram ráp giục gọi người nông dân mang về làm rạ. Hạt lúa mẩy tròn đều đặn không phụ công người chăm bón suốt bấy nay. Nhìn sang tứ phía ta như được đứng giữa một biển vàng mênh mang rập rờn sóng dậy. Hương lúa chín cũng xoáy quanh theo hướng gió trong một không gian sóng sánh mật vàng. Tất cả gợi lên một cái gì ngây ngất say mê đến lạ. Chim sẻ, chim sâu gọi nhạu ríu rít sà xuống để rồi đứa chọn bé hạt, đứa chọn thằng sâu, loáng một cái lại vút lên miệng ngậm hạt mồi đập cánh sung sướng. Lúa rì rào cọ cọ vào cổ chân thì thầm ngôn ngữ của đồng quê giục người mang liềm, ôm đai đến đồng gặt hái.

Tôi. biết quê hương đã đổi mới nhiều, những cánh đồng lúa vàng đang và sẽ ít đi để nhường chỗ cho những khu nhà cao tầng hiện đại. Nhưng tôi cũng biết quê hương mình đi lên từ những mùa vàng như thế. Khoảnh khắc êm đềm của làng quê nhè nhẹ thấm vào lòng tôi nhắc nhở mình nhớ đến công sức của mẹ cha, nhớ đến cái đức hay lam hay làm của bà còn cô bác. Hành trang tôi mang theo vào đời sẽ có những mùa vàng long lanh, rập rờn sóng mật của quê hương.

7 tháng 7 2021

Cảm hứng chủ đạo của văn học dân tộc trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước, anh hùng ca. Các tác phẩm phản ánh được âm hưởng hào hùng của các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, mang âm điệu khỏe khoắn của cuộc sống yên bình, thịnh trị. Hào khí Đông A chính là bầu không khí chung đầy nhiệt huyết, mạnh mẽ của văn học thời kì này, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm, khát vọng sâu thẳm, lòng tự hào.dân tộc đẹp đẽ của con người. Nằm trong mạch nguồn ấy, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ độc đáo, được ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của triều đại nhà Trần chống giặc Mông xâm lược.

Hai câu thơ đầu tiên mở ra tư thế của người nghĩa sĩ, tráng sĩ trong cuộc chiến đấu của dân tộc. Đó ià một tư thế đẹp đẽ, oai hùng, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Bản dịch thơ làm mất giá trị gợi hình của bản phiên âm. Trong bản phiên âm, có sự đối lập giữa hình ảnh người tráng sĩ và không gian trời đất, vũ trụ, nhưng không thấy con người nhỏ bé, đơn chiếc mà hiển hiện một tư thế sừng sững, uy nghi. Hình ảnh người tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo tạo nên bức tượng đài nghệ thuật về con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc, không mệt mỏi, chán nản mà tràn đầy khí phách.

Câu thơ thứ hai thể hiện khí thế, sức mạnh của “ba quân”. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội mà còn là sức mạnh của cả dân tộc, đất nước. Hình ảnh cả dân tộc đứng dậy- chông ngoại xâm truyền cho người đọc một cảm hứng ngợi ca, tự hào sâu sắc. So với bản phiên âm, bản dịch thơ chưa chuyển tải được khí thế hào hùng của dân tộc chống ngoại xâm khi đánh mất chữ tì hổ. Đó chính là ý thức sâu sắc của tác giả về sức mạnh, tiềm lực của dân tộc, đất nước. Đặc biệt, khí thê ấy có thể làm át cả sao Ngưu, trời cao. Sức mạnh của dân tộc lớn lao hơn cả sức mạnh của đất trời, của tạo hóa. Câu thơ thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của Phạm Ngũ Lão.

Nếu như câu thơ đầu tiên thể hiện cái tôi tráng sĩ thì câu thơ thứ hai lại khẳng định cái ta cộng đồng dân tộc. Tư thế của con người được lồng trong tư thế của dân tộc. Chính sự hòa quyện, lồng ghép ấy tạo nên tứ thơ đẹp, kì vĩ, mang đậm âm hưởng sử thi, vừa hào hùng, vừa vĩ đại, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Hình ảnh người anh hung của cả một dân tộc anh hùng là hình ảnh cụ thể đặt trong hình ảnh mang tính chất khái quát, là cặp hình ảnh quen thuộc, truyền thống của thơ ca cổ, có giá trị nâng tầm thời đại, chở đi tư thế cả dân tộc đấu tranh, đầy đẹp đẽ, hiên ngang. Giọng thơ hào sảng, phấn chấn, mang đậm âm hưởng hào khí Đông A, hai câu thơ đầu là bức tranh hoành tráng về không khí chiến đấu, chiến thắng, về tư thế con người dân tộc trong đấu tranh. Thơ Phạm Ngũ Lão sử dụng hình ảnh ước lệ song vẫn bộc lộ được sự chân thực trong cảm xúc của tác giả. Hiện thực lịch sử là hoàn cảnh điển hình nảy sinh xúc cảm đẹp trong tâm hồn người nghệ sĩ và truyền cảm hứng ngợi ca, hào hùng đầy phấn chấn cho người tiếp nhận.

Hai câu thơ sau, Phạm Ngũ Lão đưa ra quan niệm về công danh, hay chính là quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến, liên quan đến thi cử, lập thân, đỗ đạt để ra làm quan. Quan niệm của Phạm Ngũ Lão có sự biến đổi mới mẻ: chí làm trai, công danh chính là sự gánh vác của con người với sự nghiệp lớn lao của đất nước, làm rạng danh dân tộc, làm vẻ vang quê hương. Quan íiiệm giặc còn, nợ công danh vẫn còn của ông thể hiện ý chí chiến đấu bền bỉ, lòng quyết tâm chống giặc mạnh mẽ. Người tráng sĩ phải có chí lớn, có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.

Nếu công danh là chí, là nợ thì thẹn công danh cũng là điều dễ hiểu. Phạm Ngũ Lão mượn cách nói ước lệ, sử dụng điển tích, điển cố mà gửi gắm tâm trạng của mình. Đó vừa là sự khiêm tốn, tế nhị, vừa là sự khẳng định một cách đúng mực về cái tôi của chính mình. Người đọc nhận ra cái thẹn cao cả, khẳng định một nhân cách đẹp đẽ, đáng kính trọng của Phạm Ngũ Lão. Như vậy, trong quan niệm của tác giả, người anh hùng phải có chí lớn, có cái tâm cao cả, phải là người anh hùng của cả một dân tộc anh hùng. Hào khí Đông A, tinh thần yêu nước không thể hiện bằng triết lí khô cứng mà là sự giãi bày nỗi lòng của tác giả, được viết ra bằng một giọng văn súc tích, “quí hồ tinh bất quí hồ đa”.

Cho ca dao sau :Mười tay Bồng bồng con nín con ơiDưới sông cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xaMột tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm thưa,...
Đọc tiếp

Cho ca dao sau :

Mười tay 

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim

Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma

Một tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa

Một tay đi củi muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay

Bồng bồng con ngủ cho say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)

Câu 1 : Vì sao trong lời ru  con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .

Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?

Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .

Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .

0
 Cho ca dao sau :Tháng giêng , tháng hai , tháng ba ,tháng bốn 1. Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạnĐi vay đi tạm được một quan tiềnRa chợ Kẻ DiênMua một vác treVề che cái quánAi thù ai oánĐốt quán tôi điTôi thương cái cộtTôi nhớ cái kèoTôi thương cái đòn tayTôi nhớ cái cửaBạn nghèo gặp nhau.   3. Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạnĐi...
Đọc tiếp

 

Cho ca dao sau :

Tháng giêng , tháng hai , tháng ba ,tháng bốn 

1. Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi tạm được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên

Mua một vác tre

Về che cái quán

Ai thù ai oán

Đốt quán tôi đi

Tôi thương cái cột

Tôi nhớ cái kèo

Tôi thương cái đòn tay

Tôi nhớ cái cửa

Bạn nghèo gặp nhau.

 

 

 

3. Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi tạm được tám quan hai

Xuống dưới chợ Mai

Mua một cái đó

Trời mưa trời gió

Vác đó đi đơm

Chạy vô ăn cơm

Chạy ra mất đó !

Kể từ ngày ai lấy đó, đó ơi

Răng (sao) đó không phân qua nói lại đôi lời cho đây hay ?

Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa của việc đếm từng tháng và cách gọi các tháng  là : tháng khôn , tháng nạn trong hai câu ca dao .

Câu 2 : Trong bài 1 , nhân vật trữ tình ở vào tinh cảnh như thế nào ? Từ ''đớ và ''cụm từ''mặt đó '' ở đây có nhiều nghĩa . Baì ca dao chỉ nói chuyện '' mắt đỏ hay còn nói chuyện gì khác ? Phân tích cái hay trong cách thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình  . 

Câu 3 : Trong baì 2 , nỗi nhớ thương cái quản bị '' ai thù ai oán '' đốt đi được diễn tả như thế nào ? Cái hay của cách diễn tả biểu hiện ở đâu ? Từ đây , anh (" chị ) hiểu gì tình cảm của người dân nghèo trong hoàn cảnh khốm khổ ?

Câu 4 : Cũng như nhiều bài ca dao khác , hai bài trên có câu mở đầu giống nhau , nhưng mỗi bài ca dao lại có những nét sáng tạo riêng . Anh ( chị ) hãy chỉ ra những nét sáng tạo ấy .

0
8 tháng 6 2021

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. “Vị tha” là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. “Ích kỉ” là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.

Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết “nhân vô thập toàn”. Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con “quỷ” ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc “củi sắt” nhốt lòng ích kỉ làm bằng “lương tâm” và “ý chí”. Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Mac-đen đã từng nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người…”nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình”

( Tố Hữu )

Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay “chết” theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác”. Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. “tồn tại” chỉ thật sự nâng lên thành “sống” khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là “người” đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói “Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình”. Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là “những con người dũng cảm”.

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình.

“Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng”

(Arixtot)

Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.  Khổng Tử dạy rằng “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. “Vị tha” trong suy nghĩ là đất, “vị tha” trong lời nói là hoa và “vị tha” trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chỉ là một biến thể của câu “Tôi không thể tha thứ”.

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì “quá” cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: “Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng”…

25 tháng 5 2021

da em moi lop 6,lam kieu meo gi?

27 tháng 5 2021
Ơ có hỏi bn âu hỏi mhững ng bt lm nhá còn ko bt lm ko nên bình luận vậy nếu ai cx như bn thì olm là cái chợ hiử