K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biện pháp tu từ thứ nhất được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp so sánh "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Việc so sánh mồ hôi chảy như mưa rơi xuống ruộng để diễn tả sự vất vả cực nhọc của người nông dân làm đồng giữa trưa hè nóng nực oi ả để làm được bát gạo cho người ăn.

Biện pháp tu từ thứ hai được sử dụng trong câu ca dao trên là biện pháp nói quá "mồ hôi thánh thót" để nói lên rằng mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân làm đồng.

23 tháng 9 2020

             Bài làm :

Các biện pháp tu từ :

  •  So sánh ,  nói quá : “ mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ”  =>  Nhấn mạnh rằng công việc cày đồng  buổi ban trưa là  vô cùng vất vả. khó nhọc.
  • Nghệ thuật  đối lập: “ dẻo thơm” và “ đắng cay” ;  “ “một hạt” >< “ muôn phần” => Nhấn mạnh sự vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra được hạt gạo
Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". Bài 2:Cho đoạn trích :"Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con !  ... Nhớ lại điều ấy, bố ko...
Đọc tiếp

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

Bài 2:Cho đoạn trích :"Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con !  ... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En - ri - cô à!  Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?  Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn ,  người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ! "

a) Xác định nội dung chính của đoạn trích. 

b) Nội dung đoạn trích trên có gì giống với văn bản "Cổng trường mở ra "

c) Em hãy viết thêm 1 đến 2 câu vào đầu hoặc cuối đoạn trích để khái quát lại đoạn trích đó. 

 

1

Bài 1:Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng :''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

-  Không thể hiện đc sự liên kết . Về phương diện ngôn ngữ : mối lên kết chưa đc đảm bảo ( thiếu Trạng ngữ ).

sửa lại : ''Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu thế nào là ko ngủ được. Còn bây giờ ,giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa ăn một cái kẹo ". 

23 tháng 9 2020

Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

23 tháng 9 2020

Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

23 tháng 9 2020

là Bắc Á,Trung Á,Tây Á

23 tháng 9 2020

Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao bể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
 
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
 
 Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
 
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
 
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

23 tháng 9 2020

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

23 tháng 9 2020

VÌ 1 tháng sau thì xi măng đã khô lại và có thể giẫm lên đc, trước đây, mẹ bảo ko đc giẩm vào viên gạch ấy là vì xi măng chưa khô, nếu giẫm lên thì sẽ hỏng hết xi măng.

23 tháng 9 2020

Nhớ K cho mk đấy nhé, cảm ơn.

Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trở lại với nhau.

chúc bạn học thật tốt 

MONG BẠN TÍCH CHO MK ,THANK!!

Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trớ lại với nhau. 

mong bn tích cho mk