K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

 ko bít làm

- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.

- Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.

2. Giá trị nghệ thuật

- Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…

- Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)

- Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp

- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân

 
27 tháng 9 2021

TL:

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thía bấy nhiêu. Chắc ai cũng sẽ nghĩ rằng nếu được sống trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời” và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt và rộng lớn, bao la của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hoà làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được, đếm được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng trở nên sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng hiện rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thía một bài học lớn.

~HT~

27 tháng 9 2021

Biết ơn cha mẹ, tự hào về đất nước VN hơn
-tt-

27 tháng 10 2018

Bn thường xuyên trả lời câu hỏi

Trả lời

Cách 1: Trả lời câu hỏi trên OnlineMath.

Cách 2: Không đăng câu hỏi linh tinh trên OnlineMath.

Cách 3: Cố gắng trả lời đúng để được OnlineMath lựa chọn là câu trả lời đúng. 

# Hình như bạn cũng được thẻ VIP #

26 tháng 9 2021
  • Bằng vài nét phác họa, thi sĩ Nguyễn Trãi đã vẽ ra ngay trước mắt người đọc một bức tranh phong cảnh khoáng đạt, nên thơ và hữu tình.
  • Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.
  • Chỉ qua vài nét vẽ, ta thấy cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt.
  • Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó. Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, bức tranh Côn Sơn nên thơ, nên hoạ, nên nhạc đã đề lại trong lòng người đọc dấu ấn khó phai mờ. Con người và thiên nhiên đã tạo nên một không gian rộng lớn bao trùm lên con người của tác giả.
26 tháng 9 2021

+ Hình ảnh Côn Sơn được gợi tả với suối, với đá, với thông với trúc, có thảm rêu êm như chiếu

+ Thông, trúc là loại cây đẹp, tượng trưng, người quân tử

 

→ Cảnh Côn Sơn rất nên thơ, hữu tình, khoáng đạt. Con người biết tìm đến cảnh đẹp là người có tâm hồn thơ mộng, nhân cách thanh cao, yêu thiên nhiên

 Phép tu từ được dùng trong bài thơ là chơi chữ và sử dụng thành ngữ

- Thành ngữ Hán Việt “Khổ tận cam lai”,có nghĩa bóng là “hết khổ sở đến lúc sung sướng” ( khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến).

- Cam (1): quả cam

Cam (2): ngọt,sướng

=> Dùng từ đồng âm

25 tháng 9 2021

@4a4ln_hary

Sai đề bạn ơi,đọc kĩ đề hộ tớ

Trong cuộc sống, có nhiều điều cần phải biết, cần phải trải qua nhiều để có kinh nghiệm hơn. Và những câu tục ngữ chính là túi khôn mà ông cha ta đã đúc kết được..Qua thời gian, túi khôn ấy dần dần đầy hơn. Mỗi lần làm một việc gì, ta đều lấy túi khôn ấy ra và mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, cảm thấy vui vẻ hơn. Và những kinh nghiệm đc đúc kết qua thời gian, ko phải đâu xa mà chính là từ nhân dân ta, việc sống trong thời gian.Tục ngữ là 'túi khôn' của nhân dân .Nhưng có phải mọi kinh nghiệm đc đút kết ,truyền lại trong câu tục ngữ đều đúng đắn , hoàn hoản ,hay vẫn cần đc bổ sungTục ngữ là 'túi khôn' của nhân dân .Nhưng có phải mọi kinh nghiệm đc đút kết ,truyền lại trong câu tục ngữ đều đúng đắn , hoàn hoản ,hay vẫn cần đc bổ sung.Câu tra lời là phải luôn bổ sung ko ngừng nghỉ để túi khôn đầy hơn và đúng hơn nữa.Tuy nhiên nó vẫn là điều mà chúng ta luôn mang theo trg hành trang vào cuộc đời.

24 tháng 9 2021

Ai giúp mik với đg cần gấpppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp lắm

mik sẽ cho bn mà

Biện pháp tu từ trên trong ngữ văn là so sánh và ẩn dụ được thể hiện ở câu văn " Bóng bác cao lồng lộng ấm như ngọn lửa hồng " . Tác giả đã sử dụng biện pháp này để miêu tả câu văn , làm cho nó thêm sinh động , gần gũi . Khi chúng ta đọc câu thơ sẽ làm cho ta cảm thấy gần gũi như lạc vào trong bài thơ mà tác giả " Minh Huệ " đã viết nên . Câu văn thể hiện cho chúng ta hình bóng của Bác cao lớn và ấm áp như thế nào . Tác giả đã so sánh hình ảnh của bác với ngọn lửa hồng và tác giải cũng đã ẩn dụ bóng bác thể hiện cho Bác Hồ làm cho chúng ta phân vân khi đọc làm ta bị cuốn hút . Và chính vì biện pháp đó đã làm nên một nội dung thật hay . Dù sẽ có một vài bạn đọc không hiểu được ý nghĩa của đoạn thơ nhưng với em , em đã hiểu được nội dung mà tác giả muốn truyền đến cho chúng ta . Em mong bài văn này sẽ thu hút thêm được nhiều người đọc .

Viết đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận tác dụng của biện pháp nghệ thuạt được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau, đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conĐêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời

Xuân, xuân là gì nhỉ? Xuân là gì để đem đến cho lòng người cái rạo rực mơn man của tuổi trẻ? xuân là gì mà thắm hồng đôi môi người thiếu nữ? Có lẽ, xuân là một phút âu yếm của lòng ta với thiên nhiên, đất trời, với con người, vạn vật. Mùa xuân, những búp lá trên cành xoè từng cánh mỏng tang, ngắm bầu trời qua đôi mắt màu lục nhạt, trảng cỏ đẫm sương còn ngai ngái mùi bùn, một nụ đào bất chợt hé nở, một tiếng chim non bất chợt ú ớ cơn mê dưới những tán bàng mướt xanh...Ôi, xuân, xuân, ta không chỉ yêu mà còn say người mất! Ta thương mến sao, yêu quý làm sao cái lạnh mơ hồ của những đợt mưa xuân như chiếc voan mỏng trùm lên vạn vật, một hơi khói bếp ấm áp lòng người, thoảng mùi bánh chưng thơm như tay bà, tay mẹ, một giọng em thơ, một ánh mắt cười... Đông lạnh, hè nóng, chỉ có mùa xuân là vẫn dịu dàng nhất, âu yếm nhất! Mùa của yêu thương, của gia đình sum họp, của cái tết đông vui, của hội hè đình đám, mùa tôi đón chào bằng cả trái tim mình

Bài làm:

Trong tinh hoa của trời đất có lẽ mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Khi mùa thu với chiếc lá vàng rơi rơi trên mặt đất đi qua cũng là lúc mùa đông xuất hiện, mùa của gió lạnh. Trải qua ba tháng mùa đông cô đơn và giá lạnh sẽ là thời điểm đất trời tái sinh.

Xuân về đất trời có nhiều đổi thay, cây cỏ sinh sôi nảy nở, chim muông kéo về ca lên những bản nhạc rộn ràng và chào đón thời điểm của khoảnh khắc giao mùa. Hơi xuân len lỏi khắp mọi căn nhà, phả vào lòng người. Mùa xuân đến cũng là thời điểm tết về con người quay về quê hương đoàn tụ.

Mùa xuân là mùa của đoàn tụ và ước mơ của mọi người, mùa xuân là thời điểm đoàn viên sau một quãng thời gian xa cách. Mùa xuân còn giúp mỗi người tăng thêm một tuổi. Vì thế Tết đến chúng ta chuẩn bị lì xì đỏ để mừng tuổi cho trẻ em và mừng thọ người già.

Ai trong chúng ta cũng đón chào mùa xuân với sự hân hoan và vui vẻ, loại bỏ đi những lo toan của cuộc sống. Người gặp người với nụ cười cầu chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Trẻ em được bố mẹ mua quần áo, đồ chơi mới và mừng tuổi. Ai cũng trở nên thật đẹp, xinh và lộng lẫy. Những cuộc vui chơi nô đùa của bọn trẻ khiến không khí trở nên rộn ràng. Các cửa hàng bánh, kẹo, mứt lúc nào cũng chật kín người mua sắm. Các loài hoa như đào, mai được bày bán đua nhau khoe sắc chào mùa xuân về.

Mùa xuân về không chỉ có đất trời thay đổi, con người trở nên vui vẻ và xích lại gần nhau hơn. Hãy cùng sum họp trong mùa xuân chào đón thêm tuổi mới và hòa mình vào sự chuyển mình từ đất trời.

21 tháng 9 2021

Trả lời :

1. Mở bài

Giới thiệu về nghị luận của anh/chị : có người cho rằng, sống là không chờ đợi, có ý kiến khác cho rằng nên sống chậm lại.

2. Thân bài

* Giải thích:

- Sống không chờ đợi: Sống hết mình, sống cống hiến, hướng về tương lai, tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

- Sống chậm: Sống bình lặng, sống không hối hả để có thể trải nghiệm, quan sát cuộc đời, giống như cách sống của những nhà hiền triết thời xưa.

* Hiện trạng:

- Sống nhanh, sống không chờ đợi là lối sống của hầu hết các bạn trẻ hiện nay. Sống nhanh thể hiện tinh thần làm việc và hưởng thụ hết mình.

→ Những bạn trẻ sống nhanh thường có một cuộc sống năng động, lý thú. Mặt trái của việc sống nhanh là lối sống vội, quên mất cái tôi của mình mà mải miết chạy theo phù du

- Tuy vậy, sống chậm không phải là lối sống lề mề. Sống chậm lại để tận hưởng và lắng nghe, để hướng về gia đình, để dành thời gian cho bản thân.

* Ý nghĩa:

- Hai cách sống song song tồn tại đòi hỏi con người sống phải biết cân bằng. Sống vừa cần nhanh chóng, vừa cần chậm rãi để có thể bắt kịp xu thế, không bị tụt hậu nhưng vẫn phải có những khoảng lặng yên bình.

* Bình luận:

- Sống chậm rãi không phải là lối sống lười biếng, trì hoãn. Đồng thời, sống nhanh không phải lối sống buông thả, sống không cần biết ngày mai

* Bài học:

- Là người trẻ, là tương lai đất nước, chúng ta cần có một lối sống cân bằng, an toàn và lành mạnh bằng cách tự rèn luyện bản thân và cân bằng cuộc sống.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận ;)

~ HT >;))) ~

21 tháng 9 2021

Ngạn ngữ châu phi có câu

“Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy nhanh nhất nếu không nó sẽ bị chết đói

Mỗi buổi sáng thức dậy con linh dương phải chạy nhanh hơn con hổ chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị ăn thịt”

Cuộc sống của mỗi người cũng giống như một cuộc đua một cuộc đua, ẩn chứa vô vàn khó khăn thử thách. Để trở thành người chiến thắng con người phải không ngừng cố gắng, biết làm chủ thời gian, nắm bắt cơ hội bởi sống là không chờ đợi.

Chờ đợi tức là không làm gì cả, ngồi yên một chỗ đợi thời cơ đến để hành động. Nhưng xã hội không ngừng phát triển cuộc sống không ngừng vận động, chờ đợi đâu phải lúc nào cũng tốt, ông cha ta vẫn thường hay nói:

“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho”

Chỉ khi lao động thì mới có thể thành công , chỉ khi con người tìm kiếm cơ hội thì mới có chìa khóa để mở ra cánh cửa hạnh phúc. Nếu chỉ chờ đợi liệu rằng cơ hội có tự tìm đến?

Vậy tại sao sống là không chờ đợi? Cuộc sống luôn hé mở ra những cơ hội để con người có thể nhìn thấy. Đó là con đường tắt để dẫn con người đến thành công, nhưng nhiều người cảm thấy bất an bởi họ sợ rằng cơ hội trước mắt có nhiều rủi ro. Để an toàn họ chờ đợi hết cơ hội này đến cơ hội khác và liệu rằng họ có tìm thấy cơ hội thích hợp khi không biết nắm bắt lấy cơ hội trước mắt. Vì vậy sống là phải biết nắm bắt cơ hội, thời cơ. Hãy thử tưởng tượng Bạn đang đi trên một con đường u tối cuối con đường bạn nhìn thấy hai ngã rẽ ngã rẽ thứ nhất có ánh sáng mặt trời, ngã rẽ thứ hai vẫn tối tăm bạn sẽ làm gì? Con đường tăm tối tượng trưng cho cuộc sống của bạn một cuộc sống buồn tẻ ngã rẽ có ánh sáng chính là những cơ hội giúp bạn thay đổi cuộc đời nếu bạn bỏ qua ngã rẽ thứ nhất đến với ngã rẽ thứ hai liệu bạn có thể tìm thấy ngã rẽ nào tương tự như thế, hay là càng đi tại càng chờ đợi và bỏ qua thêm nhiều cơ hội khác?

Không phải lúc nào cơ hội cũng tìm đến chúng ta mà đôi khi chúng ta phải tự mình tìm kiếm cơ hội, người ta thường nói cơ hội ở trong những khó khăn. Có lẽ nhiều người khi nghe xong câu nói ấy sẽ cho rằng sao phải phí sức vượt qua khó khăn để tìm cơ hội, cứ chờ đợi có phải hơn không. Đó là một tư tưởng sai lầm những người sống chờ đợi chỉ thấy rằng khó khăn chỉ có những thất bại đau đớn, mà không biết rằng khó khăn là một món quà tuyệt vời mà thượng đế ban tặng. Đằng sau khó khăn là những cơ hội, là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, những người sống không chờ đợi sẽ luôn cảm thấy vui vì khó khăn trước mắt, họ sẽ trưởng thành hơn, quyết đoán hơn những người sống chờ đợi bởi họ đã học được nhiều thứ từ chông gai.

Sống là không chờ đợi là biết làm chủ từng giây, từng phút của cuộc đời. Tục ngữ có câu “thời gian là vàng là bạc” để nhắc nhở con người thời gian là thứ rất quý giá phải biết trân trọng nó bởi một giây một phút trôi qua là không thể nào lấy lại được. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu viết:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

Vì vậy ông đã vội vàng, nắm bắt tình phút từng giây để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu chờ đợi thì có lãng phí thời gian thay vì chờ đợi để từng giây từng phút trôi qua một cách vô ích, thì tại sao bạn không dành khoảng thời gian ấy để đi tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh có như vậy thời gian của bạn mới được sử dụng một cách hiệu quả hơn.

Tôi đã được đọc một câu chuyện câu chuyện đó đã để lại trong tôi nhiều bài học quý giá, truyện kể về một cô gái trẻ có ước mơ trở thành một diễn viên hài kịch. Suốt thời đi học cô luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội để được nhận vào các câu lạc bộ về diễn xuất, mặc dù gia đình cô phản đối nhưng cô vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Năm 20 tuổi cô được chính thức bước lên sân khấu cô mời cha mẹ của mình đến để chứng kiến buổi biểu diễn. Nhưng kết quả không được như mong muốn, phần trình diễn của cô không được mọi người lưu tâm, cha mẹ cô cảm thấy thật xấu hổ. Họ khuyên cô nên theo đuổi công việc khác, với một lòng quyết tâm cao độ cô tin rằng cơ hội sẽ đến với mình. Cô xin vào đoàn hài kịch khác, bất cứ lúc nào cô cũng cố gắng không để thời gian trôi qua một cách vô ích, dần dần cô được làm hoạt náo viên. Nhưng cô cảm thấy chưa hài lòng về điều đó, một hôm cô được nhận thông báo sẽ diễn với một diễn viên nổi tiếng, cô biết rằng đây chính là cơ hội hiếm có của cuộc đời và cô đã đồng ý. Cuối cùng nhờ diễn xuất, cùng với sự quyết đoán cô đã thành công trở thành diễn viên nổi tiếng. Nếu như chỉ chờ đợi liệu cô có được như ngày hôm nay.

Tuy nhiên bên cạnh những con người đang ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, nắm bắt cơ hội để đạt được mơ ước mục đích của mình, thì vẫn còn rất nhiều người có lối sống chờ đợi. Họ cho rằng chờ đợi chính là cách tốt nhất, an toàn nhất để bước đến thành công mà không biết tận dụng cơ hội để tiến thẳng lên phía trước. Một số khác thì có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác trở nên thụ động trước những thay đổi của cuộc sống. đó là những lối sống chúng ta cần phê phán, lên án.

Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 2

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.

Trong nhịp sống ồn ã, náo động của phố thị, giữa những xô bồ tranh chấp của người với người trong cuộc đời; đôi lúc con người ta lại dành cho riêng mình những khoảng lặng để suy ngẫm. Suy ngẫm về những gì đã qua, những chuyện đang làm và hướng đến tương lai. Giống như một bản nhạc có nốt thăng, nốt trầm, đời người cũng vậy. Được sinh ra với những chuỗi ngày bất tận của niềm vui, nỗi buồn… mọi thứ cứ lần lượt đan xen nhau tạo thành một bức tranh tổng thể đa màu sắc. Ngắm nhìn bức tranh ấy, đã bao lần bạn tự hỏi: “ Nó có ý nghĩa gì?”, “Giá trị thật sự nằm ở đâu?”, “Làm thế nào để bức tranh ấy hoàn hảo nhất?”…Câu trả lời chính là ở triết lí sống của mỗi người hay nói cách khác đó chính là nguyên liệu, là màu tô mà bạn sử dụng để vẽ. Dù có yêu thương, lạc quan hay cố gắng thì theo tôi tất cả đều chỉ nằm vỏn vẹn trong duy nhất một từ “SỐNG”. Sống trọn vẹn để yêu thương, sống can đảm để thành công…vì bởi “sống là không chờ đợi”.

Ngạn ngữ Anh có câu: “Triết lí sống là một cánh buồm, còn cuộc đời là một con tàu. Không có buồm tàu sẽ lênh đênh trôi dạt vô bờ bến”. Câu nói ấy phần nào đã khẳng định được ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của việc xác định triết lí sống đối với mỗi người. Vậy thế nào được gọi là triết lí sống? Triết lí sống là những quan điểm, quan niệm tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Nó được đặt ra như một kim chỉ nam để hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hay nói cách khác triết lí sống chính là bệ phóng, là nền tảng để mỗi chúng ta dựa vào tìm cách sống, cách ứng xử sao cho hợp lẽ, khôn ngoan nhất.

Cuộc đời là một bức tranh đa sắc màu và hiển nhiên ý nghĩ, suy tư cũng khác nhau. Vậy triết lí sống của bạn là gì? Riêng tôi, triết lí sống chính là ở thời gian, ở cách sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống này. Giữa xã hội bộn bề với đủ mọi lo toan, con người khác nào một quay luôn bị xoay vần. Ta muốn thành công, ta muốn thành đạt vì thế mồ hôi, công sức bỏ ra đâu phải dễ. Mà thời gian thì vô hạn, cuộc đời hữu hạn, nên những ý nghĩ, sự sáng tạo làm thế nào để thực hiện hết. Chỉ có cách duy nhất, đó là SỐNG! Sống trọn từng giây, từng khoảnh khắc, từng ngày. Từ khi còn bé tôi đã được bà dạy rằng: cuộc sống sẽ chẳng có gì là dễ dàng, mọi thành công sẽ không bao giờ tự đến mà tất cả đều do con người nắm bắt lấy. “Sống là không chờ đợi”. Hôm nay, ta còn được vui cười, hạnh phúc bên người thân nhưng chắc gì ngày mai ta còn hiện hữu trên cõi đời này. Mỗi lần nghĩ như thế, tôi lại bất giác rùng mình, cơ thể như được tiêm vào một liều thuốc để sống sao cho tích cực hơn, có ý nghĩa hơn. Chẳng bởi thế, khi học thơ Xuân Diệu bản thân nhận thấy có một phần hồn của mình ở đâu đó:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”

Đã có nhiều lúc tôi thắc mắc: “Những gì ta có thể làm được trong hôm nay tại sao cứ phải chần chừ, để dành cho ngày mai?” Cuộc sống là một bữa tiệc với hàng loạt những trải nghiệm, những món ăn chờ đợi con người thưởng thức. Hết ngày này đến tháng kia, mỗi ngày đối với bản thân tôi đều mang một hương vị mới, một mùi thơm riêng. Tại sao một năm không phải có 1 ngày mà đến tận 365? Đó là bởi tạo hóa, bởi chúa Trời muốn con người lần lượt nếm đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi; trải qua đầy đủ mọi cảm giác cơ bản của loài người hỉ, nộ, ái, ố…Vì thế, mỗi ngày là một trang mới, là một món quà mang những đặc trưng riêng mà chúng ta lại chẳng có cớ gì từ chối món quà đặc biệt ấy cả. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thoăn thoắt chẳng chờ đợi ai. Còn mỗi cá thể là một bông hoa, vì thế chúng ta phải biết trân trọng, biết tận dụng để “cháy” hết mình, bung tỏa sao cho đẹp nhất.

Có ai đã từng nói: “Hãy mơ những gì bạn muốn mơ, tới những nơi bạn muốn tới; trở thành con người tốt nhất mà bạn muốn trở thành; vì bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những điều bạn muốn làm.” Vâng! Chỉ có một cuộc sống và một cơ hội. Đó chính là tất cả của một đời người. Đã gọi là “mơ” thì chẳng có ai ngăn cản nhưng hơn hết ta hãy tìm cách biến ước mơ ấy thành hiện thực, mang giá trị của mình đóng góp cho đời, ghi dấu ấn của bản thân trên cuộc sống này. Có thể nói thành công được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng một trong số đó là phải biết nắm bắt cơ hội. Cơ hội chợt đến rồi vụt đi chỉ trong chớp mắt – chớp mắt của sự thành công, chớp mắt để thực hiện ước mơ. Trì hoãn đồng nghĩa với thất bại bởi không ai lấy được thời gian đã mất – dù chỉ một giây. Suy nghĩ kĩ rồi đưa ra một quyết định nhanh chóng nhất bởi cuộc đời sẽ không cho ta lần thứ hai, đừng để phải hối hận tiếc nuối khi nhìn lại.

Nghị luận về sống là không chờ đợi - Mẫu 3

Thật may mắn khi ai sinh ra được sở hữu một nhan sắc trời phú, một sức khỏe dồi dào và một cái đầu biết tính toán. Nhưng làm sao để tận dụng nó vào thực tế đời sống xã hội này. Chúng ta cần phải biết cách để biến những cái lợi thế đó của mình thành cơ hội tạo nên điều kiện thuận lợi để phát triển, ông trời không cho không ai cái gì mà cũng không cướp đi của chúng ta bắt cứ thứ gì hết. Chính vì thế, biết nắm bắt kịp thời chúng ta sẽ dành được rất nhiều điều có giá trị, có ý nghĩa trong cuộc sống. Đúng như cuộc sống đã dạy ta: “Sống là không chờ đợi”.

Chúng ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, chính vì thế chúng ta cần phải quyết đoán, chủ động, tích cực quyết định số phận cũng như số phận trong cuộc sống này. Đồng thời, luôn tích cực học hỏi và dám thay đổi bản thân. Bạn phải sống làm sao cho ý nghĩa, đẹp với đời, đừng bỏ phí đi bất cứ khoảng thời gian nào. Sống là để cống hiến, hãy luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, cứ thế tích lũy dần chắc chắn bạn sẽ có cho mình mọt khối lượng kiến thức khổng lồ về xã hội cũng như tri thức. Hãy luôn phải nắm bắt những vấn đề trong cuộc sống, luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày. Luôn cố gắng đạt được những điều có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Phải tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, phải luôn tạo ra những điều mới mẻ, biết phát triển và làm tốt những việc làm hay những điều mà chúng ta đã lựa chọn.

“Sống là không chờ đợi” là một ý kiến hay, là lời giáo dục mỗi chúng ta cần tích cực hơn với cuộc đời của mình, không nên chờ đợi, bởi số phận sẽ quyết định nhiều điều từ cuộc sống của mình. Mà mỗi người chúng ta sinh ra ai ai cũng đều phải cố gắng thay đổi cuộc sống, tích cực hơn trong cuộc sống của mình, chủ động sáng tạo và làm được những điều tốt nhất cho cuộc sống.

Nhưng không nên trông chờ hay dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không thể chịu khuất phục trước những khó khăn trong cuộc sống này. Vì vậy, lúc nào cũng phải tự mình quyết định tương lai của chính mình.

Luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, luôn rèn luyện, nâng cao được tri thức, trí tuệ của bản thân, điều đó có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta sâu sắc và hiệu quả hơn. Luôn phải có kế hoạch sống đúng đắn, sống có mục đích rõ ràng, luôn phải tự quyết định lấy cuộc sống cũng như số phận của mình trước những vấn đề của cuộc sống.

Thế nhưng câu nói đó theo em cũng chỉ đúng một phần nào đó thôi, có lúc cuộc sống chúng ta không thể vội vã được. Sống cũng phải biết chờ đợi. Người ta có câu “chờ đợi là hạnh phúc” có những cái chờ đợi mang tới cho ta những kết quả bất ngờ trong cuộc sống này.

Ai cũng bảo: "Sống là không chờ đợi"! Nhưng có thật chúng ta sống mà không chờ đợi được ư? Tôi từng đọc ở một cuốn sách nào đó trong lúc lật thoáng qua: Không chờ đợi không phải là người!

Hàng trăm ngàn học sinh đi thi, họ chờ đợi suốt 12 năm hoặc còn hơn thế để cho 2 ngày gay go và đầy lo lắng. Cha mẹ lo lắng chờ đợi con cái cũng suốt 12 năm hoặc còn hơn thế. Đi thi thì kẹt xe, đi về thì tắc đường, phải đi chầm chậm, phải kiên nhẫn nhích dần, phải chờ đợi để không xảy ra điều đáng tiếc, không xảy ra điều gì với con cái và người xung quanh. Chờ đợi là lo lắng cho bản thân và cho những người xung quanh.

Trong cuộc sống gia đình, có lúc Cha mẹ nóng nảy, thậm chí đánh mắng con. Thay vì con bỏ đi thì con ngồi lại im lặng chờ đợi cho cơn giận đi qua, ngồi lại bên cha nói chuyện. Ngược lại, con cái nói lời không phải trong lúc nóng giận không kiềm chế được mình, cha mẹ chờ cho con dịu đi, ngồi lại bên con. Chờ đợi là tôn trọng lẫn nhau!

Những người yêu nhau, cách xa nhau cả chiều dài đất nước, cách xa cả hai cuộc chiến tranh. Những người phụ nữ ở nhà tần tảo nuôi con, chờ ngày đất nước hòa bình, chờ ngày người thân yêu trở về. Chờ đợi là hi sinh, là tình yêu.

21 tháng 9 2021

Công tác biên soạn còn có sự tham gia ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Hà Nội để tiếp thu, chỉnh sửa bảo đảm đúng định hướng và bổ sung thông tin cho bộ tài liệu... Khi bộ tài liệu bắt đầu được triển khai giảng dạy, không những đội ngũ giáo viên mà đông đảo phụ huynh, học sinh đã ủng hộ nhà trường triển khai giảng dạy bộ tài liệu này. Bởi khi có thêm những hiểu biết về truyền thống văn minh, thanh lịch của Thủ đô, giới trẻ sẽ được khơi dậy niềm tự hào, kế thừa, tiếp nối truyền thống này trong thời đại mới.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội, thông qua việc giảng dạy nếp sống văn minh thanh lịch, đã có chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, lối sống ứng xử, giao tiếp của các em học sinh, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt toàn thành phố tăng từ 0,9% đến 2,1% so với thời điểm chưa giảng dạy tài liệu ở mỗi cấp học. Học sinh cũng nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, góp phần nâng cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, nhiệt tình trong việc xây dựng bài vở, chất lượng văn hóa tiến bộ rõ rệt. Cũng từ đây, chất lượng giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh có chuyển biến. Học sinh đã ý thức được trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội.

Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu, nhưng trên thực tế, hằng ngày chúng ta vẫn bắt gặp nhiều biểu hiện thiếu văn hóa của các em. Không hiếm học sinh nói tục, chửi bậy, khi tan học đi dàn hàng ngang cản trở giao thông, nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm... Thậm chí, còn xảy ra một số trường hợp học sinh đánh nhau, trong khi đó thì một số em khác quay hình, chụp ảnh để đưa lên mạng. Việc học sinh trung học có biểu hiện tình cảm nam nữ thân mật quá mức ở nơi công cộng không phải chuyện hiếm... Ðiều này cho thấy, để tạo chuyển biến một cách đồng bộ trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch đối với học sinh Thủ đô còn nhiều việc phải làm.

Việc giảng dạy bộ tài liệu này không chấm điểm, không tính vào kết quả học tập, cho nên rất dễ xảy ra tình trạng học sinh tham gia tiết học cho có, nhận thức chưa đủ sâu sắc để làm thay đổi hành vi, thói quen của các em. Hơn nữa, việc hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch phải là quá trình rèn giũa thường xuyên, liên tục chứ không chỉ trông chờ vào những tiết học. Bởi thế, mỗi thầy giáo, cô giáo trước hết phải là tấm gương về ứng xử văn minh, thanh lịch trong từng lời nói, việc làm ở nhà trường cũng như ngoài xã hội cho học sinh noi theo. Có những học sinh rất băn khoăn khi học bài An toàn giao thông trong bộ tài liệu, tài liệu tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, nhưng khi bố mẹ đưa đón các em đi học lại vượt đèn đỏ, đi trái làn đường... Có thể thấy, hiệu quả của việc giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh" không chỉ phụ thuộc vào nhà trường, mà mỗi phụ huynh cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc dạy dỗ con em mình.

Tham khảo 

HT

21 tháng 9 2021

mình cần 1 bài văn nghị luận , ko cần mấy cái công văn,có sẵn trên mạng như vậy '-'

Viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh hộ mình ạ