K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2020

- Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

- Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

19 tháng 3 2020

1. Thể loại : nghị luận xã hội

2. Dàn ý:

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)
  • Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

2. Thân bài:

  • Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)
  • Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:
    • Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức
    • Không có kiến thức để làm việc sau này
    • Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung
    • Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này

3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học.

17 tháng 3 2020

a,Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".Tác giả là Bác HỒ CHÍ MINH.

b,Nội dung trên nói về lòng yêu nước được thể hiện lúc thì kín đáo, tiềm tàng, lúc thì được thể hiện rõ ràng,quý hóa và tuyên truyền về HĐ yêu nước của nhân dân

c,Khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, việc đầu tiên em cần làm là phải biết lễ phép, yêu thương, quý trọng bố mẹ, ông bà, sau đó mới dốc hết sức học tập và rèn luyện,yêu quý và tôn trọng thầy cô, bạn bè.

Tham khảo nhé bn

chúc bn học tốt~~

19 tháng 3 2020

a. Ý nghĩa văn chương - Hoài THanh.

b. Nghị luận.

c. Công dụng của văn chương

16 tháng 3 2020

Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt. Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ.

Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại. Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn. Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nay mầm, xanh tươi.

Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.

# mui #

16 tháng 3 2020

Nước Việt Nam ta giàu và đẹp, hoa trái bốn mùa mùa nào thức nấy. Tháng tư, tháng năm là mùa quả chín. Lúc ấy, cây xoài cát ông em trồng sai trĩu trịt quả đã vàng ươm.

Cây xoài trồng ở gần giếng, vừa gần nước, vừa lấy bóng mát cho sân giếng. Cây xoài trồng đã lâu từ hồi em còn lẫm chẫm biết đi nay xoài đãxum xuê cành lá. Cây cao hơn nóc nhà bếp, tán rộng phủ lên cả cây na, cây ổi. Gốc cây to bàng cái gầu xách nước. Thân cây màu đen mốc. Lên cao độ ba mét. cây chia làm ba nhánh, dâm nhiều cành lá rườm rà. Lá xoài thon và dài, màu xanh biếc. Ra Giêng, xoài bắt đầu trổ hoa. Hoa xoài màu vàng như hoa cau hay hoa ngâu có mùi thơm rất nhẹ. Tháng hai nắng thêm một ít làm hoa xoài rơi rụng đầy sân giếng để lại trốn cành quả xoài non xanh bé tí như những bóng đòn hạt xoài màu xanh biếc. Thấm thoắt ngày tháng qua mau, nắng hạ về, em ngẩng đầu trông lên cây đã thấy quả xoài bằng hai nắm tay em chấp lại, lúc lỉu đầy cành, đung đưa trước gió. Lúc này, ngoại dùng giấy xi-măng bọc quả xoài lại giữ cho quả xoài chín cây khởi bị chim ăn. Dù thế nhưng lũ chim cũng lũ lượt bay đến. Chúng líu ríu trên cây mổ cả những quả chỉ mới hơi vàng vàng. Ngoại chỉ giữ được những quả gần, thấp mà thôi, còn những quả xa, trên cao thì đành chịu. Sau một hai cơn mưa hạ đầu mùa thì xoài chín. Quả xoài ứng vàng lấp ló trong kẽ lá. Ông hái những quả ngon vào cúng tổ tiên, làm quà cho bà con, hàng xóm còn thì phải bán đi vì xoài thường chín đồng loạt. Những quả cuối vụ còn lác đác trên cành ngoại bọc giấy lại, chờ chín mới hái. Trái xoài chín vàng ươm, cuống còn tươi ngon, da quả lấm tấm nốt nho như rải cát (vì thế nên mới có tên là xoài cát). Thịt xoài ngọt thơm, chắc và dai, hạt xoài dẹt, nhỏ xíu. Gọt một trái xoài chín ăn với xôi nếp hương thì không gì ngon bằng.

16 tháng 3 2020

Nội dung ngắn gọn: Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với cốm, một món ăn mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Việt Nam. Đồng thời nhà thơ đã giới thiệu một món ăn vô cùng độc đáo.

16 tháng 3 2020

Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
Tuỳ bút thể hiện nội dung rất phong phú, tự do, không bị khuôn thước vào một mảng đề tài nào. Nhưng những cảnh đẹp quê hương, đất nước, những địa danh du lịch, con người, văn hoá, lịch sử cũng trở thành đối tượng miêu tả của tuỳ bút, gợi cảm hứng với người viết.
Gắn liền với các địa danh là sản vật văn hoá và con người: cốm làng Vòng, người Hà Nội, người Sài Gòn,... Những giá trị văn hoá truyền thống được cô đọng, chắt lọc qua các sản vật và con người đó, đó là niềm tự hào của mỗi địa phương.
Trong bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, hình ảnh “Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” rất đẹp, tạo nên sự liên hệ mật thiết giữa sản vật và con người: côm gắn liền với vẻ đẹp của người làm cốm. Cái cách cốm đến với mọi người rất duyên dáng và lịch thiệp, vẻ đẹp của con người tôn lên vẻ đẹp của cốm. Cốm là quà tặng của đồng quê.
Cốm là món quà đặc biệt của lúa nếp non. Và chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản Hà Nội, do bàn tay người làng Vòng làm ra:
Kê Đô làm kẹo mạch nha
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua
Cách ăn cốm cũng thật đặc biệt: phải cảm thụ bằng nhiều giác quan: khứu giác: mùi thơm phức của lúa; vị giác: chất ngọt của cốm; thị giác: màu xanh của cốm.
Tác giả đã khơi gợi cảm giác của bạn đọc về cốm; chứng tỏ sự tinh tế, sâu sắc của tác giả (dùng từ ngữ gợi cảm: “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên cái hương sắc thanh quý “cái lộc của trời”).
Cốm vốn là một thứ quà bình dị, chẳng có gì là cầu kì. Ấy thế mà tác giả đã có cái nhìn một cách thấu đáo và thái độ văn hoá khi nói về sự thưởng thức cốm. Đây không phải là cách ăn cho thoả thích, ăn cho no bụng mà là ăn chậm để ngẫm nghĩ từng chút hương vị của cốm, của màu sắc, của tất cả cái xanh non, dịu dàng mềm dẻo ướp trong hương sen. Bài tuỳ bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc vì nó kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê. Cốm là quà quê, thức quà thiêng liêng. Qua đó cho thấy tấm lòng của tác giả đau đáu, trân trọng, giữ gìn giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Mỗi sản vật là một truyền thống văn hoá, một thành tựu sáng tạo lao động và sự trân trọng những công sức lao động, thành quả của nghề nông.
Không chỉ nói về nguồn gốc thanh cao, đẹp đẽ của cốm mà Thạch Lam còn ca ngợi giá trị của cốm. Cốm là quà tặng của đồng quê; cốm là đặc sản của dân tộc. Đó là thức quà thiêng liêng, cũng là món quà rất riêng của quê hương đất nước mình.
b. Nghệ thuật
Thể tuỳ bút không cần có cốt truyện mà chỉ có những cảnh, những sự kiện được tác giả sắp xếp theo một trình tự nào đó. Trong tuỳ bút, nhà văn sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh. Dòng cảm xúc miên man và một lối văn giàu ấn tượng, có sức gợi cảm cao đã tạo nên những áng văn mượt mà của Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...
Bài tuỳ bút của Thạch Lam diễn tả một vẻ đẹp văn hoá của dân tộc bằng một lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái mà sâu sắc, tinh tế, nhạy cảm và trân trọng. Tác giả cho thấy mình là một người có tấm lòng, một trái tim của người Hà Nội luôn luôn tha thiết và gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông. Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhiều câu hỏi tu từ ấn tượng và có sức gợi cao.

Bạn tham khảo câu b

I, Mở bài:

– Từ xa xưa, nhân dân ta luôn sống và học hỏi theo những điều tốt đẹp, điển hình là lòng biết ơn.

– Đạo lí đó được thể hiện qua hai câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" và "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

II, Thân bài:

1, Giải thích ý nghĩa, hàm ý của hai câu tục ngữ.

– Mượn những hình ảnh rất đỗi quen thuộc: uống nước, ăn quả. Tác giả dân gian đã khuyên nhủ, nhắc nhở chúng ta khi hưởng thụ, sử dụng thành quả của người khác cần phải biết ghi nhớ công lao, biết ơn và báo đáp những người đã giúp ta có được thành quả như ngày hôm nay.

2, Đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ để chứng tỏ vấn đề:

– Nhân dân Việt Nam đã lấy ngày 10-3 Âm lịch để bày tỏ lòng biêt ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Nhân dân khắp phương đều mở hội tế lễ, rước,…

– Ngày 27/7 hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ, nhằm tri ân những người đã có công với Cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

– Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

3, Khẳng định vấn đề: Hoàn toàn đúng đắn.

4, Mở rộng: vẫn còn một bộ phận nhỏ sống bội bạc, vô ơn,…

III, Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề và trích câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba"

Nguồn mạng

19 tháng 3 2020

a. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.

b. Giản dị là lối sống không cầu kì ,không chạy đua theo xu hướng của xã hội mà theo đó là cách sống phù hợp với hoàn  cảnh của mình .Giản dị luôn là lối sống được đề cao. Giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện chứ không phải ở một phương diện nào cả ,tiêu biểu như : giản dị trong lối sống,giản dị trong phong cách ăn mặc,giản dị trong việc đối xử với người khác hay giản dị trong lời nói…còn có rất nhiều loại giản dị khác .

Tách trạng ngữ thành câu riêng để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.

16 tháng 3 2020

Người ta tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.

k đúng cho mình nha!cần điểm hỏi đáp.