K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2020

Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữa vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.

   Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.

   Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.

   Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng, dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu, vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ, mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.

   Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp,… Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.

   Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Câu tục ngữ trên có 2 nghĩa 

Thứ nhất, “Đói cho sạch” nhắc nhở con người ta là dù có đói đến mức độ nào cũng nên chú ý sạch sẽ. Ăn uống nên đảm bảo vệ sinh để có lợi cho sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt về sau. Còn “Rách cho thơm” ý là dù trong cảnh khó khăn, quần áo có rách nát cũng phải giữ cho nó không bẩn. Người ăn mặc tuy rách rưới nhưng vẫn giữ quần áo sạch sẽ, thơm tho thì không một ai kì thị và khó chịu.

Thứ hai, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.

Chiếc áo đồng phục này em mới được nhà trường phát cho từ tuần trước.

Khác hẳn với chiếc áo hồi lớp ba của em, chiếc áo này lại có màu trắng và màu xanh lam trông rất mát mắt. Tay áo dài, màu xanh, rất vừa với tay em. Phía trên cánh tay còn có một phù hiệu in biểu tượng quen thuộc của trường tiểu học Trần Quốc Toản, ở đó có hình trang vở, cây bút viết, tên trường, số điện thoại. Chạy dọc theo cánh tay áo là ba đường vải may màu trắng, chúng chỉ rộng khoảng một cm nhưng trông thật nổi bật trên nền vải xanh. Phần cổ tay được may bằng ba lớp chun liên tiếp nhau, có thể co giãn được và vừa khít với tay em nên khi trời lạnh, gió không thể luồn qua được. Thân áo rộng, được may bằng vải màu xanh, phía trên màu trắng, giáp giữa là hai đường vải nhỏ chạy song song với nhau trông rất đẹp. Chiếc áo khoác nhỏ nhắn, màu trắng nằm ngay sát mép vạt áo. Khi nào trời lạnh em kéo khoá áo lên kín cổ, cổ áo hiện lên màu hoa lay-ơn trắng muốt nhưng thật ấm áp. Còn khi nào trời hơi se lạnh thì em kéo đến ngang cổ rồi bẻ cổ áo ra hai bên, lúc đó, cổ áo lại là một màu xanh biếc như màu của nước biển. Thân áo còn có hai chiếc túi xinh xinh ở hai bên nhưng cũng rất rộng, em co thể đút vừa cả hai bàn tay của mình. Bên trong của áo được may bằng lớp vải màu trắng, ở giữa có lót thêm một lớp bông. Nhờ có lớp bông này mà áo phồng lên thật to, thật đẹp và khi mặc vào lại cũng thật là ấm.

Em rất yêu quý chiếc áo đồng phục của mình.

Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường. Ôi! Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.

Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt tông, sờ vào thật mịn màng.

Cổ áo có hình giống như trái tim. Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút. Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long, đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc, chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ – hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn. Nẹp áo dày với hai lớp, bên trái, kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường, tên lớp và tên học sinh, tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa. Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy. Hàng khuy may năm lỗ, luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh. Nút áo bằng nhựa, em rất thích những anh bạn nút, có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng, lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay, làm em tìm mãi mới thấy. Đường chỉ của áo được may đều đặn, thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng. Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.

Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy. Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng: “Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm, nhé con!”. Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.

Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập. Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường. Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba, hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt - tông, sờ vào thật mịn màng.

11 tháng 3 2020

TL:

Ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công", tôi nhận thấy đây là câu tục ngữ nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Không cần phải lấy ví dụ đâu xa, thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai

Học tốt

11 tháng 3 2020

mơn <3

11 tháng 3 2020

Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.

Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.



 

11 tháng 3 2020

Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.



Nguồn: https://vanmau.m

15 tháng 3 2020

- Bạn kham khảo câu hỏi của bạn Huỳnh Ngọc Ngân  !

 Chúc bạn học tốt !

29 tháng 3 2020

cần gấp thì tự đi mà tra trên mạng