em đã từng có một người bạn tốt nhưng vì hiểu lầm mà 2 người tránh mặt nhau sau đó cả hai tìm ra cách giải tỏa khúc mắc và tình bạn trở lại như xưa hãy tưởng tượng kể lại câu chuyện đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáng sớm chủ nhật, tôi bắt xe về quê. Khoảng hơn hai tiếng là về đến nhà ông nội. Chị Phương đã ra đón tôi ở bến xe. Chị là con gái út của bác Sáu. Còn bác Sáu là con trai cả của ông bà nội. Gia đình bác sống ở quê, gần với nhà ông bà. Bác rất quý bố của tôi, vì bố là em út trong nhà. Mỗi lần về chơi, bác đều cho nhà tôi rất nhiều quà.
Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm để đi dạo cùng ông nội. Bầu không khí thật trong lành, dễ chịu. Tiếng gà gáy báo sáng vang vọng từ xa. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Bầu trời lúc này trong xanh, không một gợn mây. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Trưa về, tôi lại được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà nội.
Cánh đồng lúa của quê tôi đang đúng vụ thu hoạch. Hôm nay, tôi đã xin ông nội theo bác Sáu và chị Phương ra đồng thu hoạch lúa. Với một đứa trẻ thành phố, công việc này thật bỡ ngỡ và khó khăn. Chị Hòa đã hướng dẫn tôi cách cầm liềm, gặt lúa. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ làm việc. Tay ai cũng nhanh thoăn thoắt. Thỉnh thoảng, tôi nhìn mọi người xung quanh làm việc mà thấy thật khâm phục. Sau một thời gian, tôi cũng đã quen tay hơn. Bác Năm còn khen tôi chẳng mấy chốc mà sẽ trở thành một người nông dân đích thực. Lời khen của bác khiến tôi quên cả cái nắng oi bức.
Trải nghiệm quý giá này đã giúp tôi nhận ra giá trị của lao động. Những bác nông dân đã vất vả trên cánh đồng để có thể sản xuất ra những hạt gạo trắng thơm mà tôi vẫn ăn hằng ngày. Điều đó khiến tôi thêm trân trọng và biết ơn họ nhiều hơn.
Tôi sẽ nhớ mãi về kỉ nghỉ hè năm nay. Trải nghiệm đầu tiên giúp tôi có thêm kỉ niệm đẹp đẽ cùng với người thân. Và quan trọng hơn cả, tôi cũng đã học được nhiều bài học quý giá.
Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng đã gặp may không nhiều cũng ít, tôi cũng không ngoại lệ. Trong đó, có một lần tôi sẽ không thể nào quên vì đã may mắn được người lạ giúp đỡ. Đó là hồi tôi còn học lớp Ba.
Lúc ấy, tôi chỉ là cậu bé tám chín tuổi nên vẫn còn ngây thơ, dại dột. Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày hôm đó là thứ sáu, ngày mười ba. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói thì đó là ngày xui nhưng lại là ngày may mắn của tôi. Hôm đó, mẹ cho tôi năm chục ngàn để mua sách. Khác mọi lần tôi đi cùng mẹ, lần này mẹ để cho tôi đi có một mình. Vừa bước xuống khỏi thang cuốn, thay vì đi thẳng vào nhà sách tôi bỗng choáng ngợp với thiên đường trò chơi ở bên cạnh. Với một đứa con nít chỉ chín tuổi như tôi, trò chơi luôn là thứ hấp dẫn nhất trên đời. Không chần chừ, tôi cứ thẳng tiến vào khu trò chơi.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-cua-e
Một khoảng thời gian trôi qua, trời cũng đã tối. Tôi nhận ra là mình vẫn chưa mua sách nên nhanh chóng ra khu trò chơi chạy vội sang nhà sách. A! Cuốn sách cần tìm đây rồi. Tôi háo hức chạy đến chỗ cô thu ngân. Chạy vọt lên bác nọ đã chờ xếp hàng tự nãy giờ. Sau khi quét mã vạch, cô thu ngân đọc số tiền. Cả người tôi sững sờ. Lúc đó, tôi nghĩ: “Không! Không phải! Mình chỉ tưởng tượng thôi!”. Lại gần hơn một tí, tôi hỏi lại: “Cô ơi cuốn sách có giá tiền bao nhiêu ạ?”. Cô thu ngân nói lại giá tiền. Giá như lúc nãy tôi không phí tiền vào những trò chơi kia thì giờ vẫn đủ tiền mua sách. Nhưng hối hận cũng đã muộn, rõ ràng là tôi không đủ tiền trả cho cuốn sách ấy. Chẳng lẽ, tôi đi mất cả buổi chiều lại về nhà nói với mẹ là tôi không đủ tiền mua sách? Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông lạ mặt, đứng sau lưng tôi lúc này thò tay vào túi rút ra tờ 50.000 đồng thả nhẹ xuống đất. Sau đó, bác cúi xuống, nhặt tờ tiền lên, vỗ nhẹ vai tôi và nói: “Cháu ơi, cháu làm rơi tiền này!”
Lúc đó, tôi cũng đã hiểu hết mọi chuyện. Thật tình là tôi không ngửa tay xin bố thí, nhưng rõ ràng tôi rất tôn trọng sự giúp đỡ trong tình huống trớ trêu này. Tôi chẳng biết làm gì ngoài việc cảm ơn bác. Tôi thật sự xúc động vì qua cách ăn mặc giản dị của bác, tôi đoán bác không phải là một người giàu có. Quả thật số tiền đó rất cần với tôi vào lúc này. Tôi cầm cẩn thận tờ tiền đưa cho cô thu ngân. Cô tính tiền rồi cho sách và hóa đơn vào túi đưa cho tôi. Ra cổng tôi nghĩ rằng nên trả lại tiền thừa cho bác ấy nhưng khi quay lại thì bác ấy đã đi đâu mất. Không phải tiền mình nên tôi đã bỏ số tiền đó vào thùng từ thiện cạnh cửa ra vào. Sau đó, tôi ra về. Trên đường không thể nào thôi nghĩ về sự việc lúc nãy. Vì có cái đầu ham nghĩ nên nhiều câu hỏi xuất hiện trong tôi. Nếu không có số tiền giúp đỡ của bác ấy thì lúc bấy giờ tôi có thể yên tâm rảo bước về nhà không? Kinh tế gia đình bác ấy có khá không?Dù đã ba năm trôi qua, tôi đã là cậu học trò lớp 6 nhưng vẫn không thể nào quên được kỉ niệm ngày hôm đó. Tôi vẫn ước mong có một ngày may mắn tình cờ được gặp lại người bác năm xưa đã tốt bụng giúp đỡ để tôi nói lời cảm ơn và trả lại số tiền cho bác. Cũng từ trải nghiệm này, tôi tự hứa với bản thân luôn phải biết ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, làm nhiều điều tốt với những người xung quanh, giống như cách bác giúp tôi trước đây.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/bai-van-ke-lai-mot-trai-nghiem-dang-nho-cua-em-van-6
Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.
Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.
Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.
Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.
Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.
Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.
Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.
Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.
Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.
Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.
Em tham khảo bài thơ dưới đây của cô nhé!
Biển xanh xanh, cát vàng vàng
Nắng lên tỏa sáng mênh mang bầu trời
Có một cánh diều chơi vơi
Ai đem thả giữa nền trời trong xanh
Hít hà mùi biển trong lành
Ô kìa tàu cá hóa thành niềm vui!
Mùa thu hoa sữa nồng nàn
Hương hoa lay động cả màn sương đêm
Gió nhẹ đưa lá êm đềm
Đưa em vào giấc ngủ êm - mẹ hiền.
---------
Chúc bạn học tốt nha!
Nếu bạn thắc mắc hai chữ cuối thì hình ảnh ngọn gió êm đềm, tựa như mẹ hiền đưa mình vào giấc ngủ nhé bạn!
Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ mắc bệnh phong tại Quy Hòa nhưng lại viết về cảnh và người "Đây thôn Vĩ Dạ" gợi cho người đọc cảm nghĩ: xót thương cho tác giả, giờ đây tác giả không còn cơ hội trở lại chốn cũ thôn Vĩ năm xưa. Giờ đây thôn Vĩ chỉ còn lại trong hồi ức và nỗi nhớ. Bài thơ là tiếng lòng của một con người yêu tha thiết đời, tha thiết người nhưng bị hiện thực cay đắng ngăn cản. Vượt lên trên cảm xúc tiêu cực và tuyệt vọng, ông đã sáng tác nên những áng thơ bất hủ càng khiến chúng ta hâm phục hơn bao giờ hết
1. Cơm chín tới, vợ mới về
_ Vần "ơ"( cơm, vợ) và vần "ới"(tới, mới)
_ Phép đối "tới" >< "về"
2. Chị ngã, em nâng
_ Vần ang(nga)
_ Phép đối "chị" >< "em" và "ngã" >< "nâng"
Hai câu này không phải câu hỏi con nhé.
Câu hỏi phải là câu được dùng để hỏi: Bạn thích chơi trò nào nhất? Bạn có thích chơi diều không?
Còn 2 câu trên không được dùng để hỏi vì câu đầu tiên được dùng để yêu cầu ("hãy cho biết"), câu thứ hai dùng để phủ định ("tôi không biết").
Do đó, con đặt dấu hỏi chấm ở cuối các câu trên là sai, con cần thay bằng dấu chấm hoặc chấm than ở câu đầu tiên; dấu chấm ở câu thứ hai.
Ngày hôm qua, trong lúc cùng bạn thân của mình là Linh dọn đồ đạc để chuẩn bị đi chơi dài ngày, thì em lại nhìn thấy một chú gấu bông có vết may xấu xí trên chân. Chú gấu bông ấy tuy cũ nhưng rất sạch sẽ, được đặt ở một vị trí cao ráo, đủ để biết nó rất được chủ nhân quan tâm. Nhìn nó, kí ức về lần trót dại của em ngày bé lại hiện về.
Hồi đó, em mới là một cô bé học lớp 2, hiếu động và nghịch ngợm. Còn Linh là cô bạn dễ thương vừa mới chuyển đến. Khi đó, Linh rất ít nói và ngại ngùng, lúc nào cũng ôm một chú gấu bông rất xinh ngồi trên hiên nhìn em và các bạn chơi đùa. Lần đầu nhìn thấy cậu ấy, em đã rất muốn được kết bạn. Nên nhiều lần rủ Linh cùng đi chơi. Tuy nhiên chẳng lần nào cậu ấy chịu đồng ý cả. Thế là, một hôm, sau khi Linh lại từ chối không đi chơi cùng em, thì em đã cố cướp lấy con gấu bông từ tay cậu ấy. Cả hai bên ra sức giằng co, kết quả, một bên chiếc chân của chú gấu bị bung chỉ, phần bông bên trong lồi hết cả ra ngoài. Thấy thế, Linh vô cùng hoảng sợ, òa khóc nức nở. Chính em giây phút đó cũng vô cùng hoảng hốt, nhìn Linh khóc như vậy, em chẳng biết làm sao. Suy nghĩ một hồi, em liền nói:
- Đừng khóc, để mình chữa cho gấu bông.
- Cậu có làm được không đấy? - Linh hỏi lại em với khuôn mặt nhem nhuốc như chú mèo.
- Tất nhiên là được. Nhưng cậu phải hứa là sẽ đi chơi với mình thì mình mới chữa cho gấu cơ.
- Em tranh thủ ra điều kiện với Linh.
Và tất nhiên là Linh đồng ý ngay. Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, em cầm lấy chiếc kim khâu và cố may lại vết rách trên chân chú gấu. Mấy lần kim đâm vào tay đau nhói, nhưng em vẫn kiên trì may cho bằng được. Dù mẹ có đề nghị là may giúp, nhưng nghĩ đến lời hứa với Linh, em lại nghiêm túc từ chối. Thế là, sau cả một buổi tối vất vả, chiếc chân đã được gắn lại vào thân chú gấu, nhưng vết may thì thật xấu xí.
Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, em mang chú gấu đến trả lại Linh. Khi đó, em im lặng nhìn chăm chú vào cậu ấy, chờ đợi một sự phán xét. Thế nhưng không, Linh đã vui mừng ôm lấy chú gấu bông và cảm ơn em rối rít, cùng nụ cười tươi như hoa hướng dương. Nụ cười ấy chứng tỏ rằng Linh đã tha thứ và đồng ý lời mời làm bạn của em. Chú gấu bông đó cũng vì vậy mà trở thành kỉ vật tình bạn cho chúng em. Tuy bắt đầu bằng một lỗi lầm từ hành động ngốc nghếch của em, nhưng tình bạn giữa em và Linh đến nay vẫn vô cùng tốt đẹp và vui vẻ.
Từ sau lần phạm lỗi ấy, em cũng trở nên bớt nghịch ngợm và thô lỗ hơn. Bài học ấy giúp em trở thành một cô bé điềm tĩnh, chín chắn như bây giờ. Cứ mỗi lần định nổi nóng hay hành động nóng nảy, em lại nhớ về hình ảnh chiếc chân gấu lòi bông và giọt nước mắt của Linh ngày hôm đó để kiềm chế lại mình.