Hãy kể tên các nhà khoa học và những phát minh được giải Nô - ben nửa đầu thế kỉ XX
( Lịch sử 8 )
Ai nhanh mk tick nhưng phải đúng !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo. Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...
Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.
Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.
Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.
Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!
Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.
Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.
Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo. Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...
Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.
Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.
Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.
Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!
Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.
Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.
Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề.
Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến “tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...
Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu - Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.
Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng, ở nước ta.
Bài "Ôn dịch, thuốc lá" thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyền Khắc Viện.
Nhan đề rất độc đáo: "Ôn dịch, thuốc lá". Độc đáo ở hai chữ "ôn dịch", độc đáo về cách dùng dấu pháy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Âu hiện đại. Nếu viết: "ôn dịch thuốc lá" hoặc "Thuốc lá là một loại ôn dịch" đều được, nhưng viết như thế thì "bằng phẳng quá", “ hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản (Chú ý, ở cuối bài tác giả có viết: "... Lại còn thêm ôn dịch thuốc lá này").
Mở đầu, tác giả dùng phép so sánh - đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn. hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy "đã diệt trừ được". Cuối thế kỉ XX, loài người lại "lo âu về nạn AIDS" mà "chưa tìm ra giải pháp" thì "ôn dịch thuốc lá đang (đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS". Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!
Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng, ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ộng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: "Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đúng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyêo nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạc không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tường đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá". Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó "gặm nhấm" con nghiện và xã hội.
Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ "làm tê liệt" những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy "tích tụ lại" gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu... làm cho sức khỏe "ngày càng sút kém".
Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh “ ôn dịch, thuốc lá" rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột tử do nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy "tác hại ghê gớm của thuốc lá”. Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ viện trưởng bệnh viện K, của bác sĩ viện trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.
Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá "đã đầu độc" những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con... bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu... đều do bị nhiềm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: "Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà cỏ thai quả là một tội ác" vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.
Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác...) nghiên thuốc lá "không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu". Cho nên câu nói: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện!
Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện "nghèo" mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn "ngang với tỉ lệ các thành phố Âu - Mỹ".
Ở châu Âu, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (như ở Bỉ); cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyên. Cuối năm 1990, có thể nêu lên những khẩu hiệu: "Một châu Âu không còn thuốc lá".
Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, 'lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này". Tệ nạn ấy "nghĩ đến mà kinh!". Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyền Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam "phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch" - thuốc lá.
"Ôn dịch, thuốc lá" là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân
tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sư quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn " ôn dịch, thuốc lá".
Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn bảo lưu một số truyền thuyết về hát Xoan:
Ở làng Phù Đức xã Kim Đức thành phố Việt Trì còn kể lại rằng: " Từ thuở Vua Hùng dựng nước, một hôm vào buổi trưa ngày 13 tháng chạp, ba anh em vua Hùng đi tìm đất mở mang kinh đô có đi qua thôn Phù Đức và An Thái dừng chân nghỉ trưa tại một khu rừng gần thôn. Trong khi ngồi nghỉ, ba anh em Vua Hùng nhìn ra bãi cỏ trước mặt, thấy có một đám trẻ chăn trâu vừa chơi các trò chơi như đánh vật, kéo co lại vừa hát những khúc ca nghe rất hay. Thấy vậy, người anh cả nhà họ Hùng liền bảo hai em dạy các trẻ mục đồng hát một số điệu mà họ mang theo. Về sau, để tưởng nhớ công lao của ba anh em vua Hùng, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng chạp âm lịch, dân làng lại làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và cúng thịt bò vào buổi chiều để thờ anh Cả vua Hùng được nhân dân suy tôn là đức Thánh Cả. Đến ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng âm lịch, dân làng Phù Đức mở hội cầu dể ccầu Đức Thánh Cả phù hộ cho "Dân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt". Trong hội cầu, họ diễn lại cảnh hát xướng để nhớ lại sự tích các vua Hùng dạy dân múa hát và chơi các trò chơi dân gian. Do vậy, hội cầu đã trở thành lệ làng hàng năm và bao giờ cũng có trò hát xướng mở đầu...".
Ở làng Cao Mại thị trấn Lâm Thao huyện Lâm Thao còn lưu truyền một truyền thuyết như sau: " Vợ vua Hùng mang thai đã lâu tới ngày sinh nở, cứ đau bụng mãi mà không đẻ được. Người hầu nữ thấy vậy tâu rằng: Có nàng Quế Hoa xinh đẹp, hát hay, múa giỏi. Nên đón về múa hát để có thể làm đỡ đau và có thể sinh đẻ được. Vợ Vua Hùng nghe lời và cho mời nàng Quế Hoa đến để hát múa chầu trực bên cạnh vợ Vua Hùng. Nàng Quế Hoa vâng lời và vào chầu. Khi ấy, vợ Vua Hùng đang lên cơn đau đẻ dữ dội, bà gọi Quế Hoa vào cạnh giường và múa hát. Quế Hoa trổ tài hát hay, múa dẻo, tay uốn, chân đưa, người mềm như tơ , tay dẻo như bún, vợ Vua Hùng và mọi người hầu cận đều rất say mê. Vợ vua Hùng trong khi mải xem nàng Quế Hoa múa hát nên quên cả đau đẻ và đã sinh hạ được ba người con trai khôi ngô tuấn tú. Khi ấy đang là mùa Xuân. Vua Hùng thấy thế hết lời khen ngợi Quế Hoa và truyền cho các mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy để hát mừng trong dịp lễ hội mùa xuân vì thế được gọi là Hát Xuân, sau này vì kiêng tên huý của mỵ nương con gái vua Hùng có tên là Xuân Nương ( có thể là tên một nữ tướng của Hai Bà Trưng trong khởi nghĩa năm 40-43) nên phải gọi chệch là Hát Xoan ".
Lại một chuyện khác cũng ở làng Cao Mại kể rằng: “ Nguyệt Cư công chúa và Vua bà ở xã Cao Mại là con vua Hùng, lúc lọt lòng mẹ cứ khóc hoài không ai dỗ được. Chỉ đến khi nghe người dân làng An Thái hát thì công chúa mới chịu nín. Cứ như thế cho đến khi công chúa lên ba tuổi. Cho đến khi công chúa Nguyệt Cư lấy chồng có thai khi đi qua làng An Thái nghe Hát Xoan thì chuyển dạ đẻ, những người hầu phải chạy thật nhanh về cung để kịp sinh nở. Cũng chính vì sự việc trên mà hiện nay ở Cao Mại còn bảo lưu lệ chạy kiệu Vua Bà và có tổ chức Hát Xoan trong những ngày lễ hội, đình đám để ghi dấu sự kiện…”.
Ở làng Hương Nộn xã Hương Nộn huyện Tam Nông, nơi có hát Xoan thờ bà Xuân Nương công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Khi bà Xuân Nương cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán tàn bạo. Có lần, hành quân qua làng Xoan Hương Nộn được nghe hát Xoan, hai bà bèn cho quân học hát. Cũng vì sự tích trên mà ngày tế Xuân Nương, dân làng Hương Nộn tổ chức hát Xoan...
Các câu chuyện truyền thuyết về hát Xoan mang đầy tính chất huyền thoại và hư cấu nhuốm màu dân gian. Mặc dù vậy, bóc tách những yếu tố huyền thoại hoang đường và hư cấu. Chúng ta có thể thấy được một số thông tin mang tính khoa học có thể xác định được nguồn gốc về sự hình thành và quá trình tồn tại của hát Xoan trong suốt thời gian mấy nghìn năm của lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cư dân Đất Tổ thông qua lối hát còn được bảo tồn đến ngày nay:
1- Qua truyền thuyết, chúng ta thấy rằng, hát Xoan có thể được ra đời từ rất sớm, có thể từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, hoặc ít ra cũng cho ta một nhận định: Hát Xoan đã có từ rất lâu đời với hình thức ban đầu còn rất sơ khai và nó được dùng làm nghi thức tín ngưỡng trong lễ hội của làng để cầu đảo Trời đất ban cho mưa thuận gió hoà để mùa màng được tươi tốt, đem lại cuộc sống ấm no cho muôn dân trăm họ và được tồn tại đến khởi nghĩa Hai bà Trưng năm 40 đến 43 sau công nguyên. Bằng chứng là tại các địa điểm có hát Xoan hoặc có liên quan đến Hát Xoan đều có tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng và các con gái Vua Hùng như Tiên Dung, Ngọc Hoa, Nguyệt Cư và các con rể, các tướng lĩnh của thời Vua Hùng.
2- Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn bán sơn địa thuộc trung tâm bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Nó được ra đời cùng với tín ngưỡng mang tính nguyên thuỷ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đó là tín ngưỡng thờ Trời, thờ Thần, thờ Thánh để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bội thu. Các làng Xoan đều là những ngôi làng cổ nằm ở vị trí có địa hình bán sơn địa với địa hình đồi, gò trung du xen kẽ với các tràn ruộng trồng lúa nước rất điển hình thuộc địa bàn trung tâm của bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Đây là một trong những yếu tố Vị- Thế - Địa rất quan trọng ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự ra đời và tồn tại của các làn điệu và cách thể hiện của hát Xoan. Chính vì vậy, yếu tố tâm linh là yếu tố quan trọng chi phối đến tính chất của hát Xoan mang tính nghi lễ phồn thực của cư dân nông nghiệp. Vì vậy, Hát Xoan được hát ở cửa đình thể hiện những lễ tục diễn xướng tế thần linh tại các cửa đình và được tổ chức hát vào muà Xuân- Mùa nghỉ ngơi của một chu trình canh tác nông nghiệp trồng lúa nước hai vụ Chiêm- Xuân qua 12 tháng và 4 mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông, đó chính là nguyên nhân để hình thành các quả cách liên quan đến bốn mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông.
3- Hát Xoan là tài sản tinh thần của quần chúng nhân dân lao động, nó được bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người nông dân và gắn liền với phong tục, tập quán của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là yếu tố để hình thành các quả cách trong lối hát để nói về các nghề trong công nghiệp: Ngư- Tiều- Canh- Mục. Hát Xoan thể hiện ước nguyện thỉnh cầu của người nông dân đối với các bậc Thánh, Thần cao siêu mà họ quan niệm rằng đó chính là các bậc cai quản, ban phát sự may mắn, phong lưu cho bàn dân thiên hạ và gắn liền với vận mệnh sống còn của họ. Hát Xoan thể hiện đạo lý Vua- Tôi, nghĩa vợ chồng, đạo làm cha, đạo làm con. Hát Xoan còn là tiếng nói tình cảm thể hiện tâm tư tình cảm, nguyện vọng và ước vọng, là cầu nối cho sự đoàn kết trong cộng đồng và quan hệ trên- dưới là mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, không phân biệt địa vị sang- hèn và giàu- nghèo.
4- Hát Xoan là một nghệ thuật được sinh ra từ tín ngưỡng nông nghiệp trồng lúa nước nó được ra đời trên miền đất cội nguồn của dân tộc nơi có nhiều lễ hội dân gian được tổ chức hàng năm vào dịp mùa xuân, do đó nó mang đầy đủ tính chất của nền văn hoá cội nguồn và cổ xưa nhất. Mặt khác, Hát Xoan mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tâm linh được hát tại đình làng là nơi thờ Thành Hoàng để thể hiện ước nguyện cầu đảo linh thiêng. Chính vì vậy, Hát Xoan mang đậm tính chất phồn thực thể hiện qua hình thức trình diễn, lời ca và điệu múa thể hiện như trong thể hát Cài Huê và Mó Cá là diễn xướng thiêng liêng được hát để kết thúc một cuộc trình diễn Hát Xoan. Họ quan niệm hát Cài Huê, Mó Cá có ảnh hưởng sâu sắc đến mùa màng, đến sự sinh sôi phát triển giống nòi. Do vậy, không bao giờ họ bỏ qua hai lối hát đó, vì họ sợ rằng nếu bỏ qua hai lối hát đó thì dân làng sẽ chịu cảnh mất mùa, đói kém và gặp thiên tai hạn hán hoặc lũ lụt.v...v. Vì trong cả hai lối hát này đều có các Đào Xoan và các trai làng cùng trình diễn để các trai làng bắt lấy đào hoặc các đào bắt lấy trai làng để tượng trưng cho âm- dương; Nam- Nữ giao phối để sinh sôi nảy nở, vì vậy các cụ gọi đây là “ Âm dương hợp đức” để sinh thành. Trong lối hát Xoan cổ, Cài Huê, Mó Cá được trình diễn vào thời điểm linh thiêng nhất. Đó là vào lúc trời gần sáng. Khi mà khí âm còn nặng nề, khí dương mới bắt đầu xuất hiện. Trời đất bảng lảng giao hoà thì các Đào cùng các Kép bắt đầu trình diễn Mó cá và vào lúc các Kép bắt các Đào Xoan thì các loại đèn nến trong đình đều phải tắt hết, chỉ có hương thắp trên Thượng cung.
Có thể nói, một số truyền thuyết về Hát Xoan hiện còn được bảo lưu ở Phú Thọ là ánh sáng phản xạ về sự hình thành và tồn tại của Hát Xoan trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cư dân Đất Tổ Vua Hùng. Mặc dù là truyền thuyết dân gian, nhưng vén đi bức màn huyền thoại, các truyền thuyết ấy cũng đã ít nhiều cung cấp tư liệu mang tính khoa học để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về Hát Xoan Phú Thọ làm căn cứ cho tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan ở Phú Thọ thể hiện truyền thống và đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta.
Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại đã nâng tầm giá trị và vị thế văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam trên trường văn hóa quốc tế. Đây là niềm vinh dự tự hào và trách nhiệm lớn lao của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ, phấn đấu đưa di sản VHPVT Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2016 để Hát Xoan Phú Thọ mãi mãi là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cho mk nói tục 1 tí :
Rắm thơm là rắm không kêu
Rắm kêu là rắm không thơm
Riêng rắm dưa muối vừa thơm lại vừa kêu !
Câu 1: Lần 1: Mộng tưởng: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng.
Thực tại : Em đang rét (chợt nghĩ lại cha giao cho đi bán diêm).
Lần 2: Mộng tưởng: Thấy bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em
Thực tại :Em đang đói ( phố sá lạnh lẽo, mọi người qua đường thờ ơ, lãnh đạm em ).
Lần 3: Mộng tưởng: hấy cây thông Nô - en với hàng ngàn ngọn nến..
Thực tại : Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau.
Lần 4: Mộng tưởng: hấy bà xuất hiện và đang mỉm cười với em
Thực tại :Em đang thiếu tình yêu thươngvà mái ấm gia đình
Lần 5: Mộng tưởng: Thấy bà to lớn, đẹp lão cầm tay em và hai bà cháu vụt bay lên trời.
Thực tại :Không có bà ảnh ảo biến mất.
Câu 2: Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.
Câu 3: Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp
Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên
Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lãi, bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đo theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiếm diện (lệch lạc), cực đoạn (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại – nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.
ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.
ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
1) A.Anh-xtanh
2)Rơn- ghen
Năm 2009
* Elizabeth H. Blackburn ( Hoa Ky )
* Carol W. Greider ( Hoa Kỳ )
* Jack W. Szostak ( Hoa Kỳ )
Được trao giải thưởng vì khám phá ra đoạn telomere của nhiễm sắc thể và cơ chế bảo vệ nhiễm sắc thể của enzym telomerase"
Năm 2008
* Harald zur Hausen ( Đức )
Được trao giải thưởng vì khám phá ra Virus papilloma ở người (HPV), tác nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung
* Françoise Barré-Sinoussi ( Pháp )
* Luc Montagnier ( Pháp )
Được trao giải thưởng vì khám phá ra virus HIV
2007
* Mario R. Capecchi ( Người Mỹ gốc Ý )
* Sir Martin Evans ( Anh )
* Oliver Smithies ( Người Mỹ gốc Anh )
Được trao giải thưởng vì đã khám phá ra kỹ thuật định hướng gene (gene targeting) gây biến đổi gene ở chuột bằng cách sử dụng các tế bào nguồn tạo phôi (ES cells)
2006
* Andrew Fire ( Hoa Kỳ )
* Craig Mello ( Hoa Kỳ )
được trao giải thưởng vì đã khám phá ra kỹ thuật can thiệp RNA (RNA Interference) để khoá hoạt động của gene ở mức độ RNA thông tin
2005
* Barry Marshall ( Úc )
* J. Robin Warren ( Úc )
được trao giải thưởng vì khám phá ra vi khuẩn Helicobacter pylori và vai trò của chúng trong bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày.
2004
* Richard Axel ( Hoa Kỳ )
* Linda B. Buck ( Hoa Ky )
được trao giải thưởng vì các công trình nghiên cứu của hộ về các thụ thể mùi và tổ chức của hệ thống khứu giác.
2003
* Paul Lauterbur ( USA )
* Sir Peter Mansfield ( UK )
được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ (MRI)
2002
* Sydney Brenner ( UK )
* H. Robert Horvitz ( USA )
* John E. Sulston ( UK )
được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về sự điều hòa di truyền trong sự phát triển tạng và sự chết của tế bào theo lập trình.
2001
* Leland H. Hartwell ( Hoa Ky )
* Tim Hunt ( UK )
* Sir Paul Nurse ( UK )
được trao giải thưởng vì đã tìm ra các phân tử có vai trò then chốt kiểm soát chu kỳ tế bào
2000 Arvid Carlsson ( Sweden)
Paul Greengard ( Hoa Ky )
Eric Kandel ( Hoa Ky )
được trao giải thưởng vì những nghiên cứu của họ về cơ chế truyền thông tin trong hệ thần kinh .