Viết 1 đoạn văn theo lối liệt kê trong câu có sử dụng mô hình liên kết 'từ.....đến....'.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bt2 :
* So sánh
- Là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật , sự việc kia có nét tương đồng
- Nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ; biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc
* Nhân hóa
- Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.... bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con ng`
- Lm cho thek giới con vật , cây cối , đồ vật ,.... trở nên gần gũi vs con người , biểu thị đc suy nghĩ , tình cảm của con người
* Ẩn dụ
- Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó
- Lm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Hoán dụ
- Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có \quan hệ gần gũi
- Lm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
bt3 : Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ "lồng" với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
bt1 : *Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
a) Con mèo / chạy làm đổ lọ hoa
CN VN
b) Cái bàn này / chân đã gãy
CN VN
c) Cách mạng tháng 8 thành công / đem lại độc lập , tự do cho dân tộc
CN VN
d) Nó / học giỏi khiến cha mẹ vui lòng
CN VN
Cụm C-V là
a, Con mèo chạy làm đổ lọ hoa.( chủ ngữ )
b,Cái bàn này chân đã gãy. ( vị ngữ )
c (Cách mạng tháng 8 / thành công) / đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
CN VN
=> câu MRTP chủ ngữ
d, Nó / học giỏi khiến (cha mẹ /vui lòng.)
CN VN
=> câu MRTP vị ngữ
A) Ở ngoài,một lúc
B)Trong vườn
C)Ngoài đường
D)Khi trả bài
Bạn tham khảo:
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Nghĩa của câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng là “Mực” có màu đen, dễ bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, tiêu cực, không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật phát sáng tỏa sáng soi rọi mọi thứ, ở gần đèn ta được soi chiếu sáng trưng. Và “đèn” tượng trưng cho những điều tốt đẹp, trong lành, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực” và “đèn” thể hiện hai hàm ý đối ngược nhau nhằm nhắc nhở chúng ta về cái xấu, cái tốt.
Nghĩa là:
Sách là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người trong hành trình chinh phục tri thức và hoàn thiện bản thân. Sách lưu giữ bao điều kỳ diệu, thú vị, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới. Vượt qua bao sóng gió của cuộc đời, sách vẫn luôn ở bên cạnh con người. Có lẽ vì thế, có ý kiến cho rằng "Sách là người bạn lớn của con người".
Sách là một dạng văn bản hay tài liệu ghi lại những tri thức, hiểu biết của con người về thế giới khách quan được ra đời từ rất sớm. Qua thời gian, cùng với sự thay đổi của thời đại, sách có sự thay đổi và cải tiến thành nhiều hình thức. Nó chứa đựng kho tàng tri thức khổng lồ, vô cùng giá trị. Câu nói "Sách là người bạn lớn của con người" nêu cao và khẳng định vai trò của sách. Nó giống như người bạn đồng hành của chúng ta trước mọi chông gai, thử thách, trong mọi cuộc hành trình khác nhau. Nó có tầm vóc to lớn, giúp con người vươn tới thành công.
Câu nói trên có ý nghĩa vô cùng đúng đắn. Sách trước tiên là một người bạn của con người. Sách ghi lại những phát hiện, những hiểu biết và tri thức của con người về thế giới tự nhiên, xã hội. Nó được ghi lại bằng cách chạm khắc lên mặt đá, lên thanh tre thanh trúc. Từ những nét chữ tượng hình giản đơn trở thành các loại ngôn ngữ có cấu tứ rõ ràng. Từ thời nguyên thủy xa xôi đến thời phong kiến, rồi lưu giữ và phát triển đến thời hiện đại hôm nay. Chiến tranh xâm lược kéo dài từ thời phong kiến đến hiện đại, sách vẫn ở cạnh chúng ta. Các vị anh hùng chống giặc ngày xưa vận dụng kế sách, chiến thuật trong sách binh pháp cổ đại. Bác Hồ tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng một phần nhờ vào sách ghi lại học thuyết của Mác - Lênin.
Sách còn là người bạn đồng hành với con người trong cả cuộc đời. Lúc bi bô tập nói, sách đánh vần, tập tô bên cạnh chúng ta. Trong suốt các bậc học cấp 1 cấp 2, trung học phổ thông đến đại học, cao học, sách vẫn không xa rời chúng ta nửa bước. Sách giáo khoa, sách toán lý hóa...sách các môn học chuyên ngành đều đủ cả. Ngay cả khi đã tốt nghiệp, có công việc, con người vẫn luôn cần đến sách. Đó là những cuốn sách về triết lí nhân sinh, về những bài học làm người, về cách yêu thương và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Dù qua bao nhiêu năm tháng, dù ở bất cứ nơi đâu, bên cạnh chúng ta luôn có sự hiện diện của sách.
Không chỉ là người bạn bình thường, sách còn là người bạn lớn của con người. Bởi lẽ sách là kho tàng lưu giữ tinh hoa tri thức khổng lồ của nhân loại, được tích lũy qua hàng triệu năm. Từ những nhận thức đơn sơ thời cổ đại đến những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Sách chứa đựng vô vàn điều mới lạ, kỳ diệu. Vô vàn thể loại, lĩnh vực khác nhau, mỗi cuốn sách lại đem đến cho chúng ta một chân trời mới. Sách địa lý giúp chúng ta vượt qua những rào cản không gian để đến được những vùng đất xa xôi, bí ẩn. Sách khoa học như chuyến tàu tốc hành đưa ta bay vào vũ trụ bao la, chạm đến những vì sao mà chỉ kính viễn vọng mới có thể nhìn thấy. Sách lịch sử lại như một cỗ máy thời gian đưa ta ngược về quá khứ để hiểu hơn những gì loài người đã trải qua, đưa ta đi đến tương lai với bao hi vọng, niềm tin và mơ ước. Sách văn học "gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có", dạy chúng ta biết yêu thương, đồng cảm với con người, biết trân trọng nâng niu cái đẹp, biết căm hờn cái xấu xa độc ác ở đời.
Sách không chỉ đem đến cho chúng ta tri thức để nâng cao vốn hiểu biết mà còn đem đến cho chúng ta những bài học quý giá, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Từ đó có ý thức sống tốt hơn và có định hướng hành động đúng đắn.
Tuy nhiên, sách không phải luôn luôn là người bạn lớn. Người có người tốt, người xấu, sách cũng như vậy. Những cuốn sách tốt sẽ giúp chúng ta mở mang tri thức, làm phong phú tâm hồn, sống nhân ái và biết vươn tới những giá trị tốt đẹp. Sách xấu là những cuốn sách có nội dung đồi trụy, đi ngược lại giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm cho nhận thức của chúng ta lệch lạc, nhân cách suy thoái. Bởi vậy, hãy tỉnh táo lựa chọn sách để đọc.
Thực tế hiện nay, cuộc sống hiện đại, có quá nhiều thứ hấp dẫn, nhiều người đã dần lãng quên sách, nhất là các bạn trẻ. Họ có thể dành hàng giờ để đọc những cuốn truyện tranh vô bổ, nghịch điện thoại, chơi game nhưng không thể bỏ ra dù chỉ chút ít thời gian để đọc sách văn học, khoa học. Vốn hiểu biết của chúng ta thực chất chỉ nhỏ như giọt nước giữa đại dương tri thức mênh mông. Nếu không chú trọng bổ sung, sẽ có ngày giọt nước ấy bốc hơi theo năm tháng.
Hãy chăm chỉ đọc sách, vừa đọc vừa suy ngẫm, nâng cao nhận thức của bản thân. Hãy trân trọng và nâng niu, phát huy giá trị của người bạn lớn - sách để hoàn thiện bản thân và vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một cuốn sách chính là “người bạn lớn của con người”.
“Sách là người bạn lớn của con người” đã cho thấy tầm quan trọng của sách. Nó giống như người bạn đồng hành cùng với con người vượt qua mọi thử thách. Những cuốn sách cũng giống như những người bạn, dạy cho mỗi người nhiều bài học bổ ích. Không chỉ là những bài học kiến thức mà còn là bài học cuộc sống.
Đầu tiên, sách cung cấp kiến thức cho con người. Đó là một điều mà không ai có thể phủ nhận. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ tri thức của nhân loại. Từ xưa đến nay, con người học tập đều cần có những cuốn sách hỗ trợ. Dù là bất kì lĩnh vực nào, chỉ cần đọc sách, con người sẽ tìm được đáp án mà mình muốn biết.
Tiếp đến, đôi khi những cuốn sách còn giúp bạn xác định được cho mình những mục tiêu, gây dựng những ước mơ tốt đẹp. Khi đọc một cuốn sách hay, chúng ta sẽ có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. Tất cả điều này sẽ giúp bạn trở thành một người thành công hay thất bại.
Sách còn có khả năng cảm hóa con người. Sách giúp chúng ta khơi dậy những tình cảm sống động: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Khi đọc tác phẩm “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như sự xót xa của tác giả trước cảnh ngộ của đất nước. Đọc truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, người đọc sẽ thương xót cho thân phận bất hạnh của cô bé bán diêm tội nghiệp, căm giận một xã hội vô cảm đã gián tiếp dẫn đến cái chết của cô bé. Từ đó, truyện khơi gợi trong lòng người đọc tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm.
Với tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Khi đọc sách lại cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả.
Như vậy, “Sách là người bạn lớn của con người” là hoàn toàn đúng đắn. Hãy coi trọng những cuốn sách, bởi đó là “ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Khi nói đên Bà Huyên Thanh quan thì ko thể ko nhắc tơi thơ ca của Bà Bà đã có những dóng góp ko nhỏ cho nên thơ ca trung đai Viêt Nam Và trong chương trinh ngữ văn lớp 7 em đã dc hoc bài qua đeo ngang do bà sáng tác
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
TRong bài tác giả đã miêu tả cảch vào Đèo Ngang lúc xế chiều là một bài thơ đương luât viêt bằng chữ Nôm
Câu mơ đâu tg đã giới thiêu đc cảnh vào Đèo Ngang
Bươc tới Đèo Ngang bóng xế tà
lúc này la thơi gian châp choang tôi nhưng tác jả vẩn đủ để cảm nhân bưc tranh thuỷ măc núi đèo bát ngát
"Cỏ cây chen lá lá chen hoa"
Điêp tư chen làm cho cái hoang dại choáng ngơp ko jan Trên bối cảnh bao la ây thấp thoáng có sư song của con người nhưng còn mờ nhạt xa vời
Lom khom dưới núi tièu vài chú
Hai câu thơ này tg đã đùng biện pháp đảo ngữ Động từ lom khom đổi lên trc danh từ tiều vài chú cho em cảm nhận đc rằng con ngươi càng nhỏ bé hơn trươc thiên nhiên bao la rổng lớn này
Lác đác bên sông chơ mấy nhà
Tác giả đã miêu tả phần lớn là thiên nhiên tính từ lác đác đc đảo lên trên danh tư chợ mấy nhà Đáng ra chơ là môt cộng đồng là nơi tụ họp của nhửng người dân nhưng đây lại là môt nơi hoang sơ hoe hút thấp thoáng có sư sống của con người
Tiêp tục sang câu thứ 5 6 cái lanh lẽo tróng trải thấm sâu vào lòng người
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miẹng cái gia gia
Tiếng chim quốc tiếng chim đa đa thương nhà chính là tiếng lòng nhớ nước nhớ quá khứ đát nước của tác giả Ranh jới giũa đàng trong và đàng ngoài bà sinh thòi Nguyển vốn là người Bằc Hà bà lưu luyến chiều xưa cũng là môt điêu dễ hiểu
Có thể nói 6 câu thơ đầu là nói về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời thì 2 câu sau nói về nỗi buồn nỗi cô đơn hoài cổ của tác giả
Bài thơ kết thúc băng 2 câu
Dừng chân đửng lại trơi non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Nếu ở trên tâm trạng của tg đc diễn tả gián tiếp thì 2 câu sau tâm trạng của tg diễn tảgián tiép ngòi bút tả cảnh ngụ tình truyền sang ngòi bút tâm trạng Đối mặt với trời non nước bao la hùng vĩ nhà thơ cảm thay mình như nhỏ bè lai trước thiên nhiên vậy mà ko có ai cùng chia sẻ đành ta với ta
Đoc bài thơ Qua Đèo Ngang ta cảm nhận được rằng bài thơ thật trang nhã hiện lên môt cảnh đẹp bát ngát hùng vĩ
Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".
Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Mở đầu Bác viết:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. m thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Trong thơ xưa, Nguyễn Trãi từng tả tiếng suối ở Côn Sơn rằng:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Nhà thơ xưa và nhà thơ nay đã gặp nhau như thế đấy. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình.
Bài Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh có dàn ý chi tiết
Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự rằng:
"Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!
Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Trước tiên, đó là bức tranh trăng mùa xuân:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên"
Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"!
Thế rồi hình ảnh con người xuất hiện giữa thiên nhiên tươi đẹp:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)
Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ. Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng. Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc. Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
1. Ông chẳng bà chuộc: diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác.
2, Sơn hào hải vị: chỉ các món ăn sang trọng, quý hiếm
3, Ngựa quen đường cũ: chỉ những người không chịu rời bỏ hay sửa đổi thói hư tật xấu
4, Nói nhăng nói cuội: nói vu vơ, hão huyền , linh tinh, xa rời thực tế
học tốt nhé
Trả lời :
1. Ông chẳng bà chuộc
- Diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác.
2. Sơn hào hải vị
- Chỉ các món ăn sang trọng, quý hiếm
3. Nước đổ lá khoai
- Sự uổng công, vô ích
4. Ngày lành tháng tốt
- Ngày, tháng được coi là tốt lành để tiến hành công việc hệ trọng nào đó
~HT~
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết âm lịch 2020. Không khí mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người. Khăp nơi từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến miền biển,...Tất cả đều rạo rực, hân hoan chào đón năm mới, một nùa xuân an lành và hạnh phúc.
Học tốt
"Lá lành đùm lá rách" là một truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Ngày nay truyền thống đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Hàng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ các doanh nhân thành đạt đến những người lao động một nắng hai sương, từ các cụ già tóc bạc cho đến các em nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo xa xôi đến các kiều bào ở nước ngoài,... Tuy tất cả những cử chỉ đó khác nhau nhưng mọi người đều có một tấm lòn tương thân tương ái ở sự sẻ chia với những cảnh đời còn cơ cự nghèo khổ. Những việc làm đó đều đã góp phần làm cho xã hôi càng văn minh, giàu mạnh.
Học tốt