K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
22 tháng 2 2020

Không một sự yêu thương, bảo bọc nào có thể lớn hơn vòng tay mẹ. Chính đôi bàn tay nhỏ bé của người phụ nữ ấy đã đổ mồ hôi, đã tần tảo sớm hôm vì các con Bàn tay mẹ tuy nhỏ bé nhưng đã nuôi lớn đàn con. Một tay mẹ đã bế con từ khi lọt lòng. Đôi bàn tay ấm áp đầy yêu thương ấy đã bế chúng con từ khi còn thơ. Bàn tay ấy dìu dắt chúng con từ những bước đi chập chững đầu tiên khi vào đời. Bàn tay ấy là cả một tình yêu thương bao la. Đôi bàn tay ấy đã lao động vất vả, đã chai sạn đi vì chúng con. Để có cái ăn, cái học; để lớn lên và trưởng thành như ngày hôm nay là nhờ đôi tay nhỏ bé và hao gầy của người phụ nữ tuyệt vời đó. Mẹ đã lao động, đã làm đủ thứ nghề trên đời chỉ mong cho chúng con có những thứ tuyệt vời nhất trên đời mà mẹ có thể làm được. Mẹ không ngần ngại đôi bàn tay ấy đau nhức, mỏi mệt mà luôn cố gắng đày đọa đôi bàn tay mẹ chỉ vì chúng con. Không một ngôn từ nào có thể nói hộ những gì mẹ đã làm vì chúng con. Bàn tay ấy luôn hướng về chúng con, luôn giang rộng vòng tay ôm chúng con về để che chở mọi vất vả, gian lao ngoài thế giới kia. Cho dù chúng con làm sai trái với những gì mẹ dạy nhưng bàn tay ấy vẫn luôn ân cần khuyên bảo, nhắn nhủ chúng con lần sau đừng làm như vậy. Bàn tay ấy chưa bao giờ vì sự giận dỗi những đứa con mà ra tay đánh; mẹ chỉ dùng  những lời khuyên, những cử chỉ ân cần để phân những cái hay, cái lẽ phải cho chúng con hiểu. Mẹ luôn đưa tay về phía trước nâng đỡ những vấp ngã của con để con có động lực, để con kiên cường mà đứng lên trước những bão giông cuộc đời.

22 tháng 2 2020

Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta. Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,....Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã.đôi khi đôi bàn tay xạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá của mảnh đất SAPA này.đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được xung họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi.mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp.nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn.Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.
Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ.Mẹ cũng nói rằng:
-chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.
Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn.Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước

13 tháng 2 2020

là ánh sáng nhanh hơn rồi. như khi trời mưa thì nếu nhìn thấy có chớp thì sau đó ít giây(tùy theo xa hay gần thì sẽ chậm hay nhanh) sẽ nghe thấy tiếng sấm.

Vận tốc ánh sáng nhanh hơn.Bạn để ý khi mưa,chớp sẽ xuất hiện trước rồi mới nghe thấy tiếng sấm ít giây sau.

✔Study well,i want to ✔

 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :         ..." Lời ru dịu sóng dòng sông   đưa con về với ruộng đồng ca dao           Lời ru êm ả ngọt ngào  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa       Bồng con ấm lạnh bao mùa  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo     bồng con một thủa gieo neo tay gầy là nắng mưa gieo thắm đồng     Tay gầy cho...
Đọc tiếp

 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )

đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :  

       ..." Lời ru dịu sóng dòng sông

   đưa con về với ruộng đồng ca dao

           Lời ru êm ả ngọt ngào

  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa

 

      Bồng con ấm lạnh bao mùa

  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo

     bồng con một thủa gieo neo

 tay gầy là nắng mưa gieo thắm đồng

 

    Tay gầy cho lúa đơm bông

 cho con lơn giữa biển lòng mẹ yêu

   dốc Bồng Con ngập ngừng chiều

 trưng rưng nhớ... nhớ mẹ nhiều ... mẹ ơi".

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

 cần gấp lắm !!! mấy bạn chuyên văn giúp hộ mình với 

 

1
13 tháng 2 2020

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Biểu cảm
câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

Đó là lời ru của mẹ dịu dàng, thân thương với những câu hát ca dao thân thuộc gắn bó với quê hương. 
câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

Điệp " lời ru" : Nhấn mạnh lời ru ấy chính là tình cảm mà mẹ dành cho con sâu nặng, thắm thiết bộc lộ qua những câu hát ru ngọt ngào.

Điệp " Bồng con" : Thể hiện hành động yêu thương cho con, đó là tình cảm yêu thương chân thành, nâng niu, sự hi sinh lớn lao của người mẹ, 1 tình yêu vượt qua mọi khó khăn, đau khổ.

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Nói về tình cảm của người mẹ  dành cho con cũng như nỗi nhớ của con về mẹ trong kí ức.

13 tháng 2 2020

 BẠN ƠI TRONG SGK CX CÓ MÀ

Sách, dù là ở thời đại nào thì vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong trí tuệ của con người, nó là nguồn tri thức bất tận, mở ra tri thức, điều hay, lẽ phải…Vậy nên, “Sách là người bạn lớn của con người”

Sách là kho tàng lưu giữ những kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua hàng nghìn năm, sách có nhiều loại, nhiều đề tài và phản ánh nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng về đời sống. “Sách là người bạn lớn của con người”, câu nói này nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người, giúp cho chúng ta vforum.vn tìm ra lời giải cho điều mà bản thân mình thắc mắc, cần làm, cung cấp thêm kiến thức, vốn hiểu biết để con người học tập và dần hoàn thiện bản thân mình.

Vậy tại sao sách lại có một vai trò quan trọng như vậy? Trước hết, sách mang lại cho chúng ta những trải nghiệm phong phú về cảm xúc. Đọc sách giúp con người ta hình thành những tình cảm cao đẹp như biết yêu thương, sẻ chia. Chẳng hạn, thông qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, ta cảm thông và xót xa cho số phận của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, bị chà đạp, dồn ép vào bước đường cùng. Hay đọc những trang Kiều, ta không chỉ thấy được bộ mặt xấu xa của thời đại mà còn thống khổ cho thân phận bị vùi dập của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung. Vậy nên, sách giúp hướng thiện cho con người, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp.

Sách là những trang giấy vàng, ghi lại lịch sử vàng son của dân tộc ta, đen lại cho chúng ta những hiểu biết về lịch sử. Từ xa xưa, sách là phương tiện để ông cha ta cất giữ, ghi chép lại những sự kiện nổi bật để truyền lại cho con cháu đời sau. Đọc các sách lịch sử, văn học, ta biết nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc, biết được anh cha ta đã kiên cường đứng lên, không ngại đổ máu để, quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước, biết được các thời đại, quá tình phát triển văn hóa của đất nước. Từ đó mà ta biết trân trọng hơn những gì mà ta đang có hôm nay và tiếp bước thế hệ trước, bảo vệ và phát triển dân tộc.

Sách là tấm bản đồ vô tận để ta đi đến những chân trời mới. Con người ta ai mà chẳng mơ ước được đến một nơi nào đó, tuy nhiên đôi khi ta không thể ngay lập tức biến ước mơ đó thành hiện thực do hoàn cảnh, điều kiện. Tuy nhiên, dù không thể tận mắt ngắm nhìn nhưng ta hoàn toàn có thể một phần được trải nghiệm qua sách. Sách cung cấp cho ta những tư liệu, kiến thức phong phú về từng địa danh, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thông qua cả kênh đọc lẫn kênh nhìn. Nó giúp ta hiểu hơn về địa lý tự nhiên và xã hội của một quốc gia, nó giúp bạn được “đi du lịch” miễn phí mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Nó mở ra những khát vọng, những động lực để con người ta cố gắng và đạt được những điều mà mình mong muốn.

“Sách là người bạn lớn của con người”, câu nói này là hoàn toàn đúng đắn, vì nó là “người bạn” giúp con người ta không ngừng được trau dồi, tôi luyện bản thân mình để ngày một hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sách chỉ là “người bạn” khi ta biết tận dụng, trân trọng ,cũng như sử dụng nó một cách có ích. Cần hình thành cho mình thói quen đọc sách, biết tiếp thu và vận dụng. Bên cạnh đó, ta cũng nên vận động những người xung quanh, những tập thể cùng nhau đọc sách vì đây là một thói quen có lợi không chỉ cho bản thân mà còn lành mạnh đối với một xã hội, thay vì tốn thời gian vào những thú vui vô bổ như chơi game, đua xe,..Ngoài ra, cũng cần biết lựa chọn sách một cách phù hợp, tránh lựa chọn các văn hóa phẩm đồi trụy, những cuốn sách không rõ nhà xuất bản,...

M.Gorki đã từng nói “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người”, và sách -“người bạn lớn” chính là do vậy. Nó không chỉ là một phương pháp học hữu ích mà còn cung cấp thêm cho con người ta vốn hiểu biết sâu rộng để ngày một hòa nhập với xã hội đang dần phát triển hơn hôm nay.

#Châu's ngốc

Truyền thống yêu nước cao đẹp từ xưa đến nay luôn được gìn giữ và được cất giữ 

13 tháng 2 2020

Hãy luôn biết nói lời xin lỗi, đó không chỉ là lễ độ mà còn là cách sống

    Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

    Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

    Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

    Người biết nói lời xin lỗi luôn chủ động mở lời xin lỗi người khác khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

    Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

    Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người. Hơn cả lễ độ, biết nói nói lời xin lỗi thể hiện lối sống vị tha và cao thượng của con người.

    Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

    Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành vi của mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

    Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

    Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên. Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

    Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói cảm ơn khi nhận về mình một cái gì đó từ người khác và nói lời xin lỗi khi mình phạm phải lỗi lầm thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

    Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

    Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn thương của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

    Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chia sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chóng được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sức mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

    Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

    Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

    Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Nếu biết nói lời cảm ơn làm tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống thì xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.



#Châu's ngốc