K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

https://h.vn/hoi-dap/question/166836.html#tab_1

tham khảo ở đây nhé!

UBND QUẬN HẢI ANTRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂNKHỐI LỚP 7 Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô giáo...
Đọc tiếp

UBND QUẬN HẢI AN

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN

KHỐI LỚP 7

 

Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.

     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn6 hướng dẫn các em học sinh khối 6 ôn tập một số nội dung kiến thức để các em tự học ở nhà như sau:

 

I.ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ 1

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu sau:

                           Tấc đât, tấc vàng

 

                                                                               (Ngữ văn 7 – tập 2)

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?  Nêu khái niệm thể loại đó?

Câu 2.Văn bản trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Nhận xét về hình thức thể hiện của câu tục ngữ?

Câu 4. Từ “tấc” trong văn bản thuộc từ loại nào?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?

 Câu 7. Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

ĐỀ 2

Đọc câu tục ngữ và thực hiện các yêu sau:

Thương người như thể thương thân                                                                                           (Ngữ Văn 7 – Tập 2)

Câu 1. Tục ngữ có thuộc thể loại văn học dân gian không?

Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Tìm ra 3 câu tục ngữ có cùng đề tài với văn bản trên?

Câu 4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6  Nêu nội dung của câu tục ngữ?

Câu 7.  Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

II.LÀM VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ

Đề 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao địa phương

Đề 2. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu tục ngữ địa phương

*Dặn dò:

- Các em làm bài vào vở bài tập trong thời gian nghỉ học ở nhà, nộp lại cho thầy, cô giáo vào ngày đi học trở lại ( 17/02/2020). Đề nghị có chữ ký xác nhận của bố (mẹ) về việc đã hoàn thành bài tập được giao.

- Hôm đi học, thầy cô giáo sẽ thu và kiểm tra vở tự học ở nhà của các em.

- Nếu còn điều gì chưa rõ có thể gọi điện thoại hoặc Zalo để hỏi thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ môn theo địa chỉ: ……….

Nhà trường và các thầy giáo, cô giáo chúc các em phòng, chống dịch bệnh tốt, mạnh khỏe, tự giác học tập thật tốt !

 

TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN

   NHÓM TRƯỞNG NGỮ VĂN 7

                                Đã ký

 

 

 

 

                                     Đã ký

 

 

                                        XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

 

 

 

                                                     Nguyễn Thị Ngọc Huyền

em nhiều bt woá

 giúp em vs!!!

0
12 tháng 2 2020

Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Ta hãy tưởng tượng: một thanh sắt rắn chắc, cứng cáp, thô sơ được mài giũa trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích. Đó là cả một sự cố gắng nỗ lực và kiên trì phi thường. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình. Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

12 tháng 2 2020

bạn ơi cái bạn gửi ko phải là tv mà là toán nha!!!!!

12 tháng 2 2020

Đối văn học thường suy nghĩ theo 2 nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng

Vậy nghĩa đen của câu thành ngữ này là gì?

” Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã ” = ” ngựa tìm đến ngựa, trâu tìm đến trâu “

Nghĩa bóng thì sao?

Câu này áng chỉ những người bạn có chung chí hướng, mục đích sẽ tìm đến nhau để kết bạn cho dù mục đích đó là tốt hay xấu. Còn điều ngược lại không xảy ra vì lý do rất đơn giản, những người không hợp nhau sẽ không thể kết bạn và chơi với nhau được.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào suy nghĩ của từng người để nhận thức chính xác về câu thành ngữ đó. Đối với câu thành ngữ này cũng tương tự với câu thành ngữ ” gần mực thì đen gần đèn thì rạng “.

#Châu's ngốc

12 tháng 2 2020

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã ” = ” ngựa tìm đến ngựa, trâu tìm đến trâu “

Nghĩa bóng 

Câu này áng chỉ những người bạn có chung chí hướng, mục đích sẽ tìm đến nhau để kết bạn cho dù mục đích đó là tốt hay xấu. Còn điều ngược lại không xảy ra vì lý do rất đơn giản, những người không hợp nhau sẽ không thể kết bạn và chơi với nhau được.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào suy nghĩ của từng người để nhận thức chính xác về câu thành ngữ đó. Đối với câu thành ngữ này cũng tương tự với câu thành ngữ ” gần mực thì đen gần đèn thì rạng “.