Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THỎ VÀ RÙA
Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.
Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời:
- Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.
Rùa mỉm cười:
- Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.
Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu.
Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các thù khác ở dọc đường cổ võ1.
Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu2 chơi cho bõ ghét. Đợi một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiệp vừa lẩm bẩm:
- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống, ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì!
Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con rùa ì ạch bò tới.
Nó bò qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò náo nhiệt.
Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào rừng.
(158 Truyện ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản.
Câu 2: Đề tài của văn bản trên là gì?
Câu 3: Xác định nhân vật, không gian, thời gian, tình huống của truyện?
Câu 4: Em hãy lí giải vì sao con rùa chạy chậm hơn mà lại chiến thắng thỏ trong cuộc thi chạy?
Câu 5: Câu chuyện trên đem đến cho chúng ta bài học gì?
ĐỀ 3:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
HAI NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ CON GẤU
Có hai người bạn đương1 đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Tình cờ, người đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi trong cát. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,… Nhưng cuối cùng, gấu hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bỏ đi, vì gấu không ăn những con vật chết. Bấy giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm gì với cậu điều gì đó?”
“Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”
( Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, NXB Văn học, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Xác định tình huống hiểm nghèo trong văn bản? Tình huống đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ tính cách nhân vật?
Câu 3: Em hiểu thế nào về lời khuyên: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”
Câu 4: Bài học rút ta từ câu chuyện trên.
ĐỀ 4:
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chết trong còn hơn sống đục
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Thương người như thể thương thân.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì?
Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.
Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên
ĐỀ 5:
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Ngữ văn 7- tập 2)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.
Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào?Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?
Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với dân tộc Việt Nam là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với sự kiện này, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đã chính thức giành thắng lợi.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch toàn thắng.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
Có thể khẳng định rằng, Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch vô cùng quan trọng, góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp.
__________________________Tham khảo______________________