Cảm nghĩ về bài Rằm tháng giêng và bài bạn đến chơi nhà
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)
* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”
(Đỗ Đình Tuân)
Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi.
B. Nhuyễn khuyến.
C. Bà huyện Thanh Quan.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?
A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.
B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.
C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.
D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.
Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?
b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.
II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm đến công tác Công an. Những lần đến thăm, làm việc, huấn thị, hay gửi thư động viên, khen thưởng Công an, Người đều nhấn mạnh đến hai vấn đề chính mà mỗi cán bộ, chiến sĩ cũng như toàn Lực lượng Công an nhân dân phải thực hiện cho tốt, đó là: Phải tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, biết dựa vào dân mà làm việc, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và phải chú ý xây dựng Lực lượng Công an nhân dân về mọi mặt.
Những lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc, toàn diện đối với quá trình công tác, chiến đấu, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an. Những phẩm chất ấy là nhân tố quyết định để Lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc mọi yêu cầu nhiệm vụ.
Bác Hồ với các chiến sĩ Cảnh vệ và Công an nhân dân vũ trang sau buổi biểu diễn văn nghệ Tết Kỷ Dậu, 1969. Ảnh: Tư liệu. |
Năm 1948, giữa những bộn bề công việc cấp bách của Đảng, Chính phủ khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh”. Người nêu những phẩm chất đạo đức và tư cách người Công an cách mạng phải có là:
“Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ.
Đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc phải tận tụy.
Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo”.
Đồng thời, Người chỉ rõ: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc”.
Tiếp đó, trong thư gửi Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V ngày 15-1-1950, Bác căn dặn: “Xây dựng bộ máy Công an nhân dân. Tức là phải có tinh thần phục vụ nhân dân, là bạn dân đồng thời phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian, trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ Công an... Phải hoan nghênh nhân dân phê bình Công an, để đi đến hiểu Công an, yêu Công an, và giúp đỡ Công an”. “Cách tổ chức Công an phải giản đơn, thiết thực, tránh cái tệ quá hình thức, giấy má. Lề lối làm việc phải dân chủ. Cấp trên phải thường kiểm tra cấp dưới. Cấp dưới phải phê bình cấp trên. Giúp nhau kinh nghiệm và sáng kiến, giúp nhau tiến bộ”.
Năm 1951, tại Sơn Dương, Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Lớp Công an trung cấp khóa II để huấn luyện cán bộ cho công an các địa phương. Lớp học đã vinh dự được đón Bác đến thăm. Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ Công an phải nhận thức đầy đủ vị trí, nhiệm vụ của Công an trong việc bảo vệ nền chuyên chính dân chủ nhân dân; phải nhận thức đúng vai trò sức mạnh của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn và Lực lượng Công an tỉnh Nghệ An đón Bác Hồ về thăm quê hương Nam Đàn, Nghệ An, tháng 6 năm 1957. Ảnh: Tư liệu. |
Bác nói: “Công an dẫu có năm, bảy vạn đi chăng nữa thì vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Phải làm sao có hàng chục triệu tai mắt, đôi bàn tay”, và Bác khẳng định: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Bác căn dặn: “Cán bộ, chiến sĩ Công an phải đoàn kết nhất trí, thực hành dân chủ, tự phê bình và khuyến khích cho dân phê bình Công an, có thế thì dân mới tích cực giúp đỡ Công an”.
Bác nhấn mạnh: “Làm Công an thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào nhân dân thì Công an mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhân dân có hàng triệu tai mắt thì kẻ địch khó mà che giấu được. Nếu trong công tác Công an, các cô các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô các chú thành công. Muốn được như vậy cũng phải trau dồi đạo đức cách mạng, cũng phải chống chủ nghĩa cá nhân”, và “làm công tác chính quyền, ở công an hay ở quân đội, đều là làm đầy tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”.
Về phương pháp công tác công an, Bác dạy: “Vấn đề kỹ thuật trong công tác công an cũng cần, nhưng vấn đề quan trọng nhất là giáo dục, tuyên truyền cho dân, để quản lý tốt tai, mắt, miệng của dân, làm thế nào dân giúp Công an để phát hiện địch và giấu địch những điều của ta... Tổ chức tốt quần chúng để giấu không cho địch biết và bảo vệ ta. Cho nên, cần có kỹ thuật nhưng chủ yếu phải dựa vào dân”.
Đồng chí Vương Văn Long, nguyên Phó trưởng Ty Công an Tuyên Quang kể lại, có lần đồng chí được giao nhiệm vụ đi bảo vệ Bác đến thăm một số nơi trong tỉnh. Lúc ngồi ăn cơm, Bác nói về chuyện Bác mới đi qua vùng dân tộc, thấy người dân kêu ca về cách xây dựng làng kiểu mẫu của tỉnh. Bác căn dặn đồng chí rằng: “Tất cả những vấn đề đó chú phải về báo cáo lại với tỉnh ủy. Còn các chú công an là bạn dân thì phải đi sát dân. Dân có gì bằng lòng với Chính phủ và có gì không bằng lòng, các chú phải báo cáo lại cho tỉnh ủy biết để có biện pháp khắc phục, sửa chữa”.
Những lời căn dặn rất ngắn gọn mà rõ ràng của Bác trên chặng đường rừng ngắn ngủi đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với đồng chí Long vì đồng chí đã hiểu thế nào là một người công an cận vệ của Đảng và là đầy tớ của nhân dân.
Tối ngày 3-3-1959, Bác Hồ đến nói chuyện với đoàn đại biểu dự Đại hội thành lập Lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Bác nói: “Quân đội và Công an vũ trang là lực lượng vũ trang của Đảng, cho nên bất luận trường hợp nào cũng phải phục tùng sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Công an và quân đội là hai cánh tay đắc lực của nhà nước chuyên chính vô sản để tiêu diệt kẻ địch bên trong là bọn phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và kẻ địch bên ngoài là bọn đế quốc xâm lược. Muốn thắng địch không phải chỉ bằng mưu trí, vì mình có mưu trí thì địch cũng có. Cho nên phải dựa vào dân. Các chú mỗi người có hai cái tai, hai con mắt nhưng nhân dân thì hàng triệu tai, hàng triệu mắt. Hồi bí mật ta sống được và chiến thắng được địch là nhờ biết dựa vào dân”.
“Bác biết trong số các chú ngồi đây, có chú không thích làm Công an vũ trang. Cho Công an làm công tác bí mật không ai biết, không oai, ít được trưng lên báo; hoặc là quân hàm, trang phục của Công an không đẹp... như thế là không đúng. Công việc cách mạng việc gì cũng vinh quang. Từ Bác làm Chủ tịch nước, đến các chú làm công vụ, chạy giấy, tuy công việc có khác nhau, nhưng ai làm tròn nhiệm vụ cũng đều vinh quang”.
Rồi Bác hỏi: “Các chú có đồng hồ phải không? Khi xem giờ các chú có mở máy ra xem không?”, và Bác giải thích: “Đồng hồ chạy được là nhờ có máy, có kim. Máy nằm ở trong, kim ở ngoài, nếu cái máy nó bảo kim: Tôi nằm mãi ở trong chán lắm, không ai biết đến, phải cho tôi ra ngoài, còn các anh thì vào trong mà ở. Như thế thì còn gì là đồng hồ nữa. Công việc cách mạng cũng vậy. Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng của mình”.
Cuối cùng, Bác căn dặn: “Đoàn kết cảnh giác, Liêm chính kiệm cần, Hoàn thành nhiệm vụ, Khắc phục khó khăn, Dũng cảm trước địch, Vì nước quên thân, Trung thành với Đảng, Tận tụy với dân”.
Khẳng định tính sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Công an, trong bất kỳ tình huống nào cũng phải giữ vững an ninh chính trị, trật tự trị an để nhân dân an cư, lạc nghiệp, tăng gia sản xuất, Bác chỉ rõ: “Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hòa bình thì tập luyện. Còn Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc”.
Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Tuy Công an là của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải biết phê bình người phạm sai lầm. Trong nội bộ, Công an cũng phải phê bình nhau. Đối với người không sửa được thì phải tẩy trừ ra khỏi ngành kẻo để lại thì con sâu làm rầu nồi canh”.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một kho tàng sống động, vô cùng phong phú về công tác bảo mật, công tác an ninh. Bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tham gia vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bị mật thám theo dõi sát sao, Người đã nhiều lần phải thay đổi tên, thay đổi nghề nghiệp, nhiều lần cải trang để đảm bảo bí mật, an toàn và thuận tiện cho công tác.
Những ngày tháng ở tại Cao Bằng trong thời kỳ mới trở về nước hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ muốn đối phó với địch phải giữ kỷ luật, giữ bí mật và bản thân Người đã thực hiện quy định này rất cẩn thận, nghiêm túc. Tuy cơ quan đông người, nhưng mỗi người mỗi việc không ai biết việc của ai. Mỗi khi cần về một cơ sở nào đó, Người chỉ báo cho đồng chí có trách nhiệm biết. Các đồng chí bảo vệ Bác cũng luôn học hỏi được từ Người nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác.
Đồng chí Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, chiến sĩ bảo vệ Bác từ năm 1955 đến năm 1959 kể lại: Trong những năm giặc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, ở Hà Nội có hệ thống loa báo động, mỗi lần nghe báo máy bay địch sắp vào khu vực Hà Nội, đồng chí bảo vệ mời Bác xuống hầm trú ẩn. Một lần mới nghe dự báo động, vì quá lo lắng cho sự an toàn của Bác mà đồng chí bảo vệ tiếp cận không giữ được bình tĩnh, vội vàng chạy lên mời Bác.
Thấy vẻ hốt hoảng của đồng chí bảo vệ, Bác nói: “Là Công an thì phải luôn luôn tỉnh táo. Lúc có địch phải coi như không có địch, còn lúc không có địch cũng phải coi như có địch”. Những lời dạy bảo ân cần của Bác được các chiến sĩ coi như kim chỉ nam trong suốt cuộc đời làm công tác bảo vệ của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng những lời chỉ dạy của Người đối với Công an nhân dân vẫn mang tính thời sự, còn nguyên vẹn giá trị và là bài học quý báu đối với Lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Những lời dạy của Bác là định hướng cơ bản, ngọn đuốc soi đường cho mọi hành động của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, đồng thời là chuẩn mực về đạo đức, nhân cách mà mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an dù ở bất kỳ cương vị công tác nào cũng phải rèn luyện, phấn đấu, thực hiện.
Vấn đề ô nhiễm nước ở đói ôn hòa:
- Thực trạng: ô nhiễm nặng nề
- Nguyên nhân:
+ Nước thải, rác thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp
+ Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trong sản xuất nông nghiệp
+ Sự cố đắm tàu, chở dầu,...
- Hậu quả:
+ Gây ra "thủy triều đen","thủy triều đỏ"
+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật
+ Ảnh hưởng xấu đến ngành thủy sản, hủy hoại cân bằng sinh thái
+ Gây tác hại mọi mặt ven bờ đại dương
+ Ảnh hưởng đến ngành du lịch
- Biện pháp khắc phục:
+ Hạn chế sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do khai thác vận chuyển đắm tàu
+ Con người cần có ý thức không xả rác ra biển bừa bãi
+ Sử lý nước thải
+ Thu gom rác
Bn tự liên hệ vấn đề ở địa phương nhé!!!!!
a) Vai trò của lớp Hình nhện:
- Làm vật trang sức, thực phẩm cho con người: bọ cạp, ...
- Gây bệnh ghẻ ở người, gây ngứa và sinh mụn ghẻ: cái ghẻ, ..
- Kí sinh ở gia súc để hút máu: ve bò, ...
b) Vai trò của lớp Giáp xác:
- Làm thực phẩm, thức ăn cho con người:
+ Thực phẩm đông lạnh: tôm sú, tôm hùm, ...
+ Thực phẩm khô: tôm, tép.
+ Nguyên liệu làm mắm: tôm sông, ...
+ Thực phẩm tươi sống: cua biển, ghẹ, ...
- Có giá trị xuất khẩu: tôm rồng, tôm càng xanh, cua biển, ...
- Làm giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông đường thuỷ: con sun, ...
- Kí sinh gây hại cho cá: chân kiếm kí sinh, ...
c) Vai trò của lớp Sâu bọ :
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, ...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ...
- Thụ phấn cho cây trồng: ong mật, bướm, ...
- Thức ăn cho ĐV khác: tằm, ruồi, muỗi, ...
- Diệt các sâu hại: ong mắt đỏ, ...
- Hại hạt ngũ cốc: mọt, ...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi, nhặng, ...
#Yue
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng
Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là một vị lãnh tụ tuyệt vời, không chỉ là nhà quân sự tài ba, không chỉ là vị cha già của dân tộc. Mà Bác còn là một người nghệ sĩ tài năng. Một tâm hồn yêu văn chương nghệ thuật, mặc dù Bác từng nói:
"Ngâm thơ ta vốn không ham". Đó là một hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu đát trời vạn vật. Qua bài "Nguyên tiêu" - "Rằm tháng giêng" ta sẽ hiểu rõ hơn điều ấy.
Bài thơ nguyên âm được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật chữ Hán, được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1948. Bài thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về thiên nhiên đất trời ngày rằm tháng giêng, đúng như những gì mà nhan đề tác giả đặt
Mở đầu bài thơ là hai câu thiên miêu tả bức tranh cảnh đêm rằm tháng giêng.
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên"
Dịch:
"Rằm xuân lồng lộng ánh trăng soi
Sông xuân tiếp lẫn màu trời thêm xuân"
Một khung cảnh đêm xuân thi vị mở ra trước mắt. Trên cao là bầu trời đêm xuân, cao và trong với ánh trăng vàng "lồng lộng", thu tầm mắt nhìn xuống là dòng sông xuân trong vắt in bóng bầu trời. Đảo lát từ tượng hình "lồng lộng" nhấn mạnh vẻ đẹp rạng rỡ của ánh trăng vàng lung linh huyền diệu. Dường như ánh trăng ấy là đường nối giữa mặt sông và bầu trời. Chỉ một từ "tiếp" mà làm sáng bừng cả câu thơ. Câu thơ như sống động hẳn, có hồn hơn. Mùa xuân và ánh trăng bao trùm lên cả bầu trời và dòng sông. Dòng sông và bầu trời như nối liền với nhau. Tác giả có sự liên tưởng thật độc đáo từ một sự thực, tác giả có những tưởng tượng thật đẹp đẽ về thiên nhiên. Không gian dài hơn, rộng hơn, cao hơn và tràn đầy sức sống. Từ đó ta cảm nhận được tâm hồn của thi nhân đang hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.
Trên nền bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng, con người xuất hiện thật thi vị.
"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền."
Dịch:
"Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."
Một hình ảnh con người đầy lãng mạn. "Bàn việc quân" giữa dòng sông xuân. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng. Con thuyền lướt nhẹ nhàng thư thái trên dòng sông sương khói phủ mờ, thể hiện như hư ảo của không gian thời gian và cảnh vật thiên nhiên. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh hữu tình thể hình sự thi sĩ, một chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân việc nước đã trở về trên dòng sông thơ mộng với tâm trạng thư thái, hy vọng về tương lai tươi đẹp, độc lập tự do. Ánh trăng tràn vào mạn thuyền đó không chỉ là ánh trăng thực trên cao mà đó còn là ánh trăng Cách mạng, ánh trăng của niềm tin tưởng vào tương lai hoà bình. Từ ấy ta không chỉ thấy một tâm hồn lãng mạn, trữ tình mà còn thấy cả một trái tim nhiệt huyết, tin tưởng vào Cách mạng vào chiến thắng gần kề.
Bằng biện pháp điệp từ; với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ngôn từ giàu nhạc điệu, gợi cảm cùng phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp miêu tả và biểu cảm, Hồ Chí Minh đã khắc hoạ lại bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Qua đó ta thấy được tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ, người thi sĩ để chất chiến sĩ hoà vào chất thi sĩ
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mẫu 1
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.
Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.
Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.
Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.
Bác đến chơi đây ta với ta
Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mẫu 2
Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.
Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”
Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ít nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.
Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.
Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:
“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.
Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình. Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”
Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đến chơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.
Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.
Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mẫu 3
Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.
Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.