Năm học lớp 5 cũng là năm học cuối cùng ở mái trường Tiểu học mến yêu. Khi đã trở thành học sinh lớp 5, em cần có những thay đổi trong cách học tập để có thể phù hợp với chương trình học cuối cấp. Bằng đoạn 7-10 câu, hãy trình bày những dự định của em về cách học trong năm học mới này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã mấy năm trôi qua rồi, bây giờ tôi đã khôn lớn. Như thể nghe thấy tiếng trống vang lên buổi tựu trường đầu tiên của tôi và tôi cũng tưởng rằng điều đó như vừa mới xảy ra thôi.
Vào tối hôm trước khi buổi tựu trường đầu tiên của tôi, ba tôi chuẩn bị cặp sách, mẹ thì ủi quần áo để chuẩn bị cho tôi đi học vào ngày mai. Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi thì háo hức đợi đến ngày mai vì đó cũng chính là sự tự hào của bố mẹ. Mong ước của họ là thấy con mình được cấp sách đến trường. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Quang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường “ôi chao, sao rộng lớn quá vậy? kèm theo đó là một sự ngạc nhiên trên gương mặt của tỏi. Tôi bị choáng ngợp và không dám bước vào nhưng khi thấy ai ai cũng đang vui vẻ bước vào thì tôi lại suy nghĩ lại, bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sẽ giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lễ khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ rằng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thì tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đỡ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữSuốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim tôi. Nhớ lắm kí niệm tuổi học trò ơi!
Bạn tham khảo nhé
Chó ngoan- Người ngoài
Người ngoài-Chớ hoài
Phía đông nam rời rợi
Ai đặt một chiếc nơm
Rờ rỡ ngôi sao Hôm
Như đuốc đèn soi cá
Gợi ý cho em các ý:
Mở đoạn:
Giới thiệu về bài thơ ''Ngàn sao làm việc'' và nhà thơ Võ Quảng
Nêu khái quát nội dung đoạn thơ chứa hình ảnh so sánh mà em thích.
Đoạn thơ là đoạn thơ thứ 4 trong bài
Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh:
+ Đoạn thơ nói về hình ảnh ngôi sao Hôm sáng rực lên trong không gian đêm tối
+ Ngôi sao Hôm được so sánh với đuốc đèn soi cá cho thấy vẻ rực rỡ, tươi đẹp, bình dị của ngôi sao Hôm xuống làn nước trong đêm tối. Ngôi sao không chỉ đẹp mà còn mang lại ánh sáng để con người soi cá.
Kết đoạn.
_mingnguyet.hoc24_
Những sự vật được miêu tả trong đoạn văn là: bóng tối, mảng sáng, tiếng dế, đom đóm, cây lá.
Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.
Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.
Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.
Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.
Bạn tham khảo nhé
Mỗi chúng ta ai cũng phải học, phải cố gắng rèn luyện bản thân thì mới thành người, mới cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn học sinh không hiểu được tầm quan trọng của việc này và lười học. Lười học là tình trạng các em học sinh không chịu khó học bài, nghe giảng hoặc nếu học thì cũng chỉ học qua loa để đối phó với thầy cô mà không chủ động tích lũy kiến thức. Thực tế có rất nhiều bạn học sinh ở trên lớp không chịu khó học tập, nghe giảng mà chỉ làm việc riêng, nói chuyện, cười đùa, lơ đãng. Lại có nhiều bạn chép câu trả lời từ trong sách giải, từ bạn bè để đối phó với thầy cô mà không suy nghĩ giải bài tập. Những hành động này tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra nó để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với người học sinh. Đầu tiên nó rèn cho chúng ta thói quen lười tư duy, phụ thuộc, ỷ lại vào người khác. Tiếp đến nó khiến chúng ta trở nên lười biếng, thụ động trong chính công việc, trách nhiệm với bản thân mình. Không những thế nó còn khiến cho chúng ta có lỗ hổng kiến thức, không khai phá được điểm mạnh của bản thân và không phát triển được con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người học sinh cần có nhận thức đúng đắn về tác hại của việc lười học; bên cạnh đó rèn luyện thói quen học tập tích cực cho bản thân từng ngày. Ngoài học trong sách vở, chúng ta cần học thêm điều hay lẽ phải ở những người xung quanh cũng như ở bạn bè. Mỗi người cố gắng học tập tốt hơn một chút, trau dồi bản thân hơn một chút chúng ta sẽ trở nên tốt hon, cống hiến được nhiều điều có ích cho quê hương, đất nước và xã hội.
Bạn tham khảo nhé
Hoán dụ :" tay sào"
Tay sào: chỉ người làm ruộng.
Kiểu hoán dụ : Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng
Tác dụng:
- Khẳng định sự giỏi giang và khéo léo của con người lao động.
- Thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho những người lao động.