Viết 1 bài văn kể lại câu truyện Thạch Sanh ( thêm chi tiết, bình luận, miêu tả để truyện thêm sinh động )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày đầu tiên tôi đi học cũng là ngày đầu tiên tôi bước vào ngôi trường này.Tâm trạng háo hức và hồi hộp như tôi đang chờ đợi một điều gì đó.Với các bạn và cô giáo tôi rụt rè và mặc cảm nhưng rồi tôi lại nhận được sự thân thiện .Cô giáo đón chúng tôi vào lớp ,rồi thì nét bút chì đầu tiên được viết ra -a-.Buổi học cứ thế trôi qua.Tôi ra về trong sự vui vẻ và mong chờ một tương lai đang đón chờ trước mắt.Còn tiếp ...
Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động.
Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh.
Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.
Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Q.Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa...” rất lễ phép.
Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước.
Đoạn văn trên trích từ văn bản " Thánh Gióng " .
Theo văn học dân gian , văn bản đó thuộc thể loại truyền thuyết .
K cho mk nha
Tham khảo !!!!!!!!!
Kì nghỉ hè năm vừa rồi là kì nghỉ vô cùng ý nghĩa đối với em. Vì em được bố mẹ dẫn về thăm ông bà ngoại.
Hôm đó, sau khi dự lễ tổng kết ở trường về, thì em nghe thấy bố mẹ đang bàn với nhau việc gì đó ở trong phòng khách. Thấy em về, mẹ liền gọi em vào và bảo:
- Hè năm nay, bố mẹ quyết định là cả nhà mình sẽ về quê thăm ông bà ngoại trong hai tuần.
Nghe mẹ nói vậy, em vô cùng vui sướng, lập tức nhảy lên và trả lời:
- Thật hả mẹ? Tuyệt vời quá đi!
Nhìn em vui sướng như vậy, bố mẹ cười theo. Sau đó, em có một ngày để cùng bố mẹ sửa soạn các thứ. Bố mẹ tất bật mua các loại hoa quả, trà bánh để làm quà cho họ hàng ở quê. Còn em thì được phân công sắp xếp quần áo và đồ dùng cá nhân vào vali. Tất bật suốt một ngày thì đến lúc chiều tối, mọi thứ đã xong xuôi. Suốt tối hôm đó, em cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Nằm trên giường mà em cứ nghĩ đến chuyến về quê ngày mai, là sung sướng vô cùng. Mãi đến gần sáng, em mới chìm vào giấc ngủ. Sáng hôm sau, mới 6 giờ sáng, cả nhà đã lên xe để đi về nhà bà. Trên đường đi, em ngủ say sưa. Một lúc sau, nghe tiếng mẹ gọi dậy, bảo là đã đến cổng làng. Em liền bật dậy ngay, áp sát mặt mình vào cửa xe để nhìn ra ngoài. Vừa nhìn vừa trầm trồ, đây đúng là quê ngoại yêu dấu của mình rồi.
Trước mắt em, là một làng quê yên bình trong ánh nắng vàng ươm của mùa hè. Xe đi qua con đường trải nhựa bằng phẳng, êm ái. Hai bên là cánh đồng lúa chín vàng, trải rộng mênh mông. Thỉnh thoảng, có vài cô chú đi xem lúa, đang đạp xe trở về nhà đi ngang qua xe. Khi xe tiến vào làng, em thích thú ngắm nhìn những ngôi nhà, con đường tuy nhỏ nhưng sạch sẽ. Những khu vườn xanh tốt cây cối, và những ao hồ nhỏ dập dềnh bèo trôi. Tất cả thật tươi đẹp, thân thương đến lạ kì.
Vào đến sân nhà bà, em vừa mở cửa xe, đã nhìn thấy ông bà đứng chờ sẵn ở đó. Thế là em liền chạy nhanh về phía trước, ôm chầm lấy ông bà. Cảm nhận từng cái vuốt ve hiền từ của bà mà em thấy sung sướng, cảm động vô cùng. Vì đã hai năm rồi em mới được về quê ngoại, em thấy nhớ ông bà nhiều lắm. Lúc này, bố mẹ cũng đã xuống xe, mọi người nói chuyện rôm rả, dẫn nhau vào nhà. Vào trong nhà, em ngồi xuống chiếc ghế gỗ mát lạnh, uống cốc nước mơ ướp đá được bà pha sẵn mà thấy thư thái vô cùng.
Suốt những ngày ở quê với ông bà, em cảm thấy mình như đang được ở thiên đường. Ở đây không có máy tính, các trung tâm thương mại lớn, bể bơi, sân bóng… như ở thành phố. Nhưng lại có những trò chơi còn thú vị hấp dẫn hơn nhiều. Buổi sáng, em cùng bà ra chợ, xem cá, xem gà. Được ăn bao nhiêu món quà quê mới lạ, hấp dẫn. Buổi chiều, em theo ông ra vườn hái trái. Khu vườn của ông to lớn, bao nhiêu là trái ngọt làm em thích mê. Buổi tối, cả nhà lại ra ngồi trước sân, nghe ông bà kể chuyện thời xưa. Có lúc, em cùng các bạn nhỏ hàng xóm ra đồng xem lúa chín, hay ra sống chèo thuyền câu cá. Rồi lại đi đá bóng ở bãi đất trống giữa làng. Xong lại đi thả diều ở chân đê.
Suốt hai tuần ở nhà ông bà ngoại, lúc nào em cũng vui vẻ, tươi cười, và mong sao thời gian đừng trôi nữa. Thế nhưng, ngày trở lại thành phố cũng đến. Dù không muốn chút nào, em vẫn phải tạm biệt ông bà. Hôm đó, ông bà gói cho cả nhà rất nhiều đồ ăn ngon ở quê, nào gạo, gà, thịt, rau, hoa quả… Nhìn những món đồ ấy, em lại càng thấm thía tình cảm thân thiết, yêu thương của ông bà dành cho con cháu.
Trên đường về, em cứ nhớ mong về những ngày vừa qua. Em mong sao ông bà luôn khỏe mạnh và yêu đời như bây giờ. Để những lần sau, khi em về thăm quê sẽ lại được nhìn thấy hình bóng ông bà tươi cười hiền lành chờ đón ở trước sân.
Tham khảo !!!!!!!!
Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.
Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.
Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.
Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...
Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.
Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.
Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.
Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.
Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.
Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.
Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.
#Forever
Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe bà kể, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.
Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh. Rằng chàng vốn là Thái Tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Cha Thạch Sanh qua đời từ trước khi chàng được sinh ra. Đến lượt mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh đến khi chàng khôn lớn cũng đành nhắm mắt xuôi tay. Thế là Thạch Sanh sống trong cảnh tứ cố vô thân, một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.
Một hôm, Thạch Sanh gặp được Lý Thông - một tên hàng rượu ranh ma xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, tài năng, hắn lân la làm quen rồi đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Một người luôn sống thiếu tình thương lại thật thà như Thạch Sanh làm sao hiểu những suy tính xấu xa của tên học Lý. Nên chàng đồng ý ngay, và dọn về sống chung với hắn. Mấy hôm sau, Lý Thông nhờ Thạch Sanh giúp mình đi canh đến một hôm, nhưng thực chất là để Sanh đi chết thay mình. Thạch Sanh ngây thơ, cứ thế mà đi. Ở miếu thờ, có một con chằn tinh rất hung dữ, lại ăn thịt người. Mỗi năm sẽ có một người phải đến nộp mạng cho nó. Năm nay đến lượt Lý Thông, nhưng hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Tuy nhiên, bằng tài nghệ cao cường của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, đem lại yên bình cho bà con. Chàng còn thu được chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy Thạch Sanh bình ăn trở về lại còn đem theo đầu chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh bỏ trốn, còn mình đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Vậy là, chàng trai thiện lương ấy lại trở về côi cút một mình dưới gốc cây đa.
Một ngày nọ, khi đang ở nhà, bỗng Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp một cô gái bay ngang qua. Không ngần ngại, chàng liền rút cung tên vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ khiến đại bàng bị thương chứ không chết. Thế là chàng lần theo vết máu, tìm được hang đại bàng. Nhưng hang sâu quá, chàng không thể xuống cứu người được. Đúng lúc chàng đang băn khoăn thì gặp lại Lý Thông ở hội làng. Biết Lý Thông đang tìm cô gái bị đại bàng cắp đi, chàng liền phối hợp cùng hắn để cứu người. Sau khi chàng túm lấy dây thừng, nhảy xuống hang, đưa được công chúa lên trên. Thì đột nhiên đầu sợi dây phía trên rớt xuống, và một tảng đá to lớn lấp kín cửa hang lại. Chàng ngỡ ngàng, và đến giờ phút này mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, nhưng đã quá muộn rồi. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, lần này, Lý Thông lại cướp công của chàng để được trở thành phò mã.
Một mình Thạch Sanh lê bước dưới hang sâu, thì gặp được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Sau khi giải cứu chàng trai ấy, Thạch Sanh được mời xuống thủy cung chơi, còn được thiết đãi long trọng. Lúc trở về, chàng được vua Thủy Tề tặng nhiều quà quý, nhưng chàng chỉ nhận lấy một chiếc đàn mà thôi.
Vậy là Thạch Sanh lại trở về túp lều cũ với người bạn mới là cây đàn thần. Thế nhưng ngày lành ngắn chẳng tày gang, chàng lại bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục giam. Buồn bã cho số phận khốn khổ của mình, chàng ngồi đàn để giãi bày tâm tình. Không ngờ tiếng đàn ấy bay đến hoàng cung, vào tai công chúa. Tiếng đàn thần kì giúp cô khỏi bệnh - căn bệnh câm mà nàng mắc phải sau khi bị Lý Thông đưa về cung. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh đến. Tại đó, mọi chuyện được hóa giải, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông được tha chết đuổi về quê cũ, nhưng giữa đường bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. Còn Thạch Sanh và công chúa được kết mối lương duyên, chung sống hạnh phúc.
Nghe tin ấy, hoàng tử các nước chư hầu bị từ hôn vô cùng tức giận. Họ cùng nhau đem quân sang đòi tấn công nước ta. Thế là Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn thần đánh tan sĩ khí của quân giặc. Rồi lại dùng niêu cơm thần chiến thắng thách đấu. Nhờ vậy, quân ta chiến thắng dễ dàng. Hiểu được tài năng và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh, lúc về già, nhà vua đã nhường ngôi cho chàng.
Câu chuyện Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn, thú vị, mà còn dạy cho em những bài học ý nghĩa. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - đó là những bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu thông qua câu chuyện này.