K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác" Cây trái trong vườn Bác     Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất...
Đọc tiếp

1. Chính tả: (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"

Cây trái trong vườn Bác

    Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.

Theo Võ Văn Trực

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.

90
15 tháng 5 2021

Trong cuộc sống, ai cũng có một người bạn gần gũi để chia sẻ với nhau từng niềm vui nỗi buồn, để tâm sự nhỏ to những bí mật của riêng mình. Tôi cũng có một người bạn rất thân, đó là Khánh Vân. 

Tôi quen Khánh Vân từ buổi khai trường vào lớp Một. Hồi đó, tôi ngồi trong hàng ghế mà cứ thút thít khóc. Khánh Vân ngồi kế bên thấy vậy, bèn xoa lưng an ủi tôi. Bạn ấy còn kể cho tôi nghe những điều thú vị khi học lớp Một. Cho mãi tới sau này, tôi mới nghĩ lại, cô bạn bằng tuổi tôi, bạn ấy làm sao biết được những điều đó. Hóa ra bạn kể trong tưởng tượng mà thôi. Nhưng những lời kể tưởng tượng đó đã giúp tôi bớt bỡ ngỡ và có một cô bạn thân.

Khánh Vân cao hơn tôi, dáng người thanh mảnh. Vẻ thanh mảnh làm Khánh Vân giống một thiếu nữ xinh đẹp. Mái tóc đen dài, óng ả lúc nào cũng buông xõa ngang lưng. Tôi rất thích chạm vào mái tóc ấy nên đã cố gắng học tết tóc. Mỗi giờ ra chơi, tôi lại nghịch mái tóc cô bạn bằng những kiểu tết xinh xắn. Mái tóc của cô bạn đen bao nhiêu thì làn da bạn ấy trắng bấy nhiêu. Làn da trắng hồng rạng rỡ. Gương mặt tròn giúp cô bạn trông mũm mĩm, đáng yêu. Đôi má Khánh Vân hồng hào, bầu bĩnh. Chiếc mũi cao, hơi tròn. Nét đặc biệt nhất là Khánh Vân có nụ cười rạng rỡ. Khóe miệng nhỏ xinh nhưng mỗi khi cười, hàm răng trắng đều lại lộ ra, điểm thêm nét rạng ngời trên gương mặt. Khánh Vân có đôi mắt biết cười. Khi cô bạn mỉm cười, đôi mắt híp lại. Bình thường đôi mắt ấy to tròn, đen láy, long lanh như chứa nước. Tôi ngắm nhìn đôi mắt đẹp này qua cặp kính cận. Khánh Vân đeo kính, cặp kính làm cô lớp phó trông vẻ gương mẫu, nghiêm túc hơn hẳn.

Khánh Vân là lớp phó thông minh, chăm chỉ và gương mẫu của lớp. Cô ấy cũng là một người bạn tốt bụng của mọi người và của tôi. Cậu học giỏi đều các môn. Mỗi khi gặp bài khó, tôi chỉ cần nghe Khánh Vân giảng một lần là hiểu. Những ngày tôi nghỉ ốm, cô bạn thường nhờ mẹ chở qua nhà tôi để cho tôi mượn vở. Khánh Vân lúc nào cũng mơ ước sẽ trở thành một cô giáo. Tôi cũng cầu mong cho ước mơ của cô bạn thành hiện thực. Tôi vẫn thường trêu bạn ấy nhất định phải trở thành giáo viên để đón những em nhỏ rụt rè như tôi ngày trước.

Tôi rất yêu quý cô bạn thân của mình. Quả thực, bao năm qua, Khánh Vân như một người chị em thân thiết với tôi. Dù buồn, dù vui, tôi đều muốn chia sẻ với Khánh Vân này. Năm nay đã năm cuối cấp, rồi chúng tôi sẽ phải chia tay nhau. Tôi hi vọng, tôi và cô bạn vẫn học chung mái trường và mãi mãi là bạn thân của nhau.

15 tháng 5 2021
Bạn thân của em là nam bn ấy bằng tuổi em . Bạn ấy có tóc có mắt có chân có tay có mũi có mõm rất giống bao ng khác
I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN    Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.    Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát?...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

   Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

   Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”

  - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?

Hoàng Phương

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)

Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)

Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)

Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu

Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)

a). Câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì ....nên....

b). Câu ghép có cặp từ hô ứng: ...càng.......càng......

 

150

bạn ơi đăng âu dài như vậy ít khi đượ trả lời lắm

15 tháng 5 2021

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)

A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5: 

Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. 

Câu 6: Nhận xét về cụ già :

- Là người tốt bụng

- Là người biết động viên người khác đúng cách

Câu 7 :  CN1 (Phương) VN1 (đến lớp trễ)

CN2 (Cô giáo); VN2 (lấy làm lạ, hỏi mãi)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ

C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

 Câu 10 ):

- Vì mưa nên tôi đi học muộn.

- Trời càng mưa to, sấm càng lớn.

(văn mẫu)

        Cuối mùa hè năm ngoái tôi được theo ba mẹ về quê nội giỗ ông, thăm bà và bà con làng xóm.

        Năm giờ sáng, lúc ông trời còn đang ngủ, tôi dậy chuẩn bị ra bến xe. Trời tờ mờ sáng, xe lăn bánh tiến về phía Nam. Ngồi trên ô tô, cảnh vật bên đường như chạy qua mắt tôi. Nhìn cảnh đẹp mà lòng tôi cứ lâng lâng nghĩ về quê hương biết bao tươi đẹp của mình. Gần trưa, xe đến nơi. Tôi bước xuống xe, đi về phía làng Rạng bên bờ sông Lam xanh mát. Đường làng tôi! Đường làng tôi đây rồi! Con được mẹ đất quen thuộc vẫn như ngày nào, trải dài suốt hai bờ ruộng, bãi ngô về đến nhà, tôi chạy ào vào gọi bà. Bà đang cho gà ăn trước sân, vui mừng, xúc động khi nhìn thấy tôi. Bà múc nước giếng cho tôi rửa mặt. Dòng nước mát lạnh như xua hết bao mệt nhọc trên đường đi. Buổi chiều, tôi cùng ba mẹ ra thăm mộ ông trên đồi cao. Sau khi thắp hương cho ông, tôi quay ra hít thở khí trời. Đứng ở đây, tôi có thể nhìn thấy mọi cảnh vật xung quanh.

         Xa xa, những ngọn núi trùng điệp thấp thoáng sau làn mây trắng mềm mại, nhẹ tênh như dải lụa. Từ chân núi phía xa trải đến chân đồi bên này là một cánh đồng lúa mênh mông. Lúa đang thì con gái, bông nặng trĩu, vàng ươm. Nắng nhạt phủ lên cánh đồng và những bãi ngô trù phú một lớp nắng nhẹ của buổi chiều. Bãi ngô non nở hoa nâu giản dị, râu ngô cũng nâu theo. Từng búp ngô non từ trong lá chui ra, tươi cười hớn hở, để lộ ra bao cái răng vàng loá. Từng đàn cò trắng thi nhau liệng xuống đồng làm duyên, rỉa lông rỉa cánh rồi lấy đà bay vút lên trời xanh. Nắng cũng kịp rác lên bờ sông Lam một chút nắng vàng hoc lấp lánh. Sông Lam mùa này nước xanh, trong vắt, từng đàn cá tung tăng bơi lội. Cá uốn lượn mấy vòng dưới nước như vận động viên bơi lội, có con nhảy lên hụp xuống như nhảy múa thật vui. Dưới chân đồi, những cậu bé cô bé đang vui vẻ nô đùa, mặc cho đàn bò gặm cỏ no đó để rồi cuối buổi chiều, bọn trẻ dắt bò về nhà. Những con bò đã no căng bụng lững thững theo chủ về nhà. Nhìn ra xa một chút, hiện lên những ngôi nhà ngói gạch đỏ tươi. Đống rơm chất cao giữa sân vàng giòn, có thể cháy ngay tức khắc nếu có một ngọn lửa châm vào. Trên bờ tường rêu phủ kín xanh mượt, hòa vào đám lá mướp xanh ngát, làm nổi bật lên những bông hoa mướp vàng tươi nở xòe; từng nụ mướp chúm chím, e thẹn, khẽ nấp sau chiếc lá. Tôi đi xuống đồi. Đồi khá dốc, cào cào, châu chấu nhảy loạn xạ. Mặt Trời ngả bóng, hoàng hôn buông xuống phủ lên cảnh vật một màu đỏ bình yên. Bầu trời dần chuyển sang màu xanh tím. Buổi tối, sau khi ăn cơm, tôi đi thăm bà con làng xóm và kể cho bà nghe chuyện ở Thủ đô.

I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Cho văn bản sau: HÃY THA LỖI CHO EM   Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.   Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!   Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Cho văn bản sau:

HÃY THA LỖI CHO EM

  Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.

  Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!

  Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.

  Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:

- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.

  Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.

  Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:

- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?

- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.

  Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:

- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.

Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.

Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang

(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8); điền chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10) :

Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?

A. nét chữ nắn nót rất đẹp.

B. nét chữ run run, không thẳng hàng.

C. nét chữ run run.

D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng

Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?

A. Chê bai chữ viết của cô.

B. Xì xầm nói xấu cô.

C. Chăm chú theo dõi cô viết.

D. Không nghe cô giảng bài.

Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :

Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau.

Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, điền chữ “Đúng” hoặc “Sai” vào mỗi câu sau:

a.Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng.

b.Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được.

c.Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau.

d.Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô.

Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?

Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?

Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.

D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: " Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu."

A. buồn

B. thương

C. trách

D. ghét

Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”

Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.

135
15 tháng 5 2021

câu 1:B câu 2 A

19 tháng 5 2021

câu 1 ý b

câu 2 ý a

câu 3 : cánh tay, trở trời

câu 4 : 1- Đ, 2-S, 3- Đ, 4- Đ

câu 5 : 

- Cô Vân là người chăm chỉ, kiên trì vượt khó, thương yêu học sinh.

- Cô Vân luôn cố gắng trong công việc và có lòng bao dung với học sinh.

- Cô Vân là người phụ nữ dũng cảm, giỏi giang và hiền dịu.

câu 6: 

chúng ta phải biết cố gắng vươn lên trong học tập và biết yêu thương, giúp đỡ mọi người.

Phải biết tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

Phải kính yêu thầy cô giáo, sẵn sàng nhận lỗi khi mình làm sai.

câu 7: ý a

câu 8 ý c

câu 9 : thay từ : vội vàng, vội vã 

câu 10: Chúng ta phải biết ơn các anh hùng, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cho đất nước được bình yên.

 

15 tháng 5 2021

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn

nhưng tả con đường mà

15 tháng 5 2021

Cảm giác buồn bã và nỗi nhớ nhung về bạn bè cũ

15 tháng 5 2021

à.. ờ..um.. mk k8....từng trải qua cảm giác đó.... và thấy... bình thường :))

Nước sẽ chảy từ cao xuống thấp. Dùng một cái ống, một đầu đặt vào ly chậm đến đấy ly, đầu con lại bên ngoài ly và thấp hơn đáy ly, dùng tay vuốt mạnh từ trên xuống dưới ống, vừa vuốt vừa bóp chặt. Và chỉ vuốt phần ống ngoài ly.

15 tháng 5 2021

dùng ống hút hút phần nước ở đáy

15 tháng 5 2021

35 chứ gì

15 tháng 5 2021

Không thì phải !
Mòn có nghĩa 

Mỏi cx có nghĩa !!

15 tháng 5 2021

nhưng hình như ko liên quan đến nhau

15 tháng 5 2021

Tui lop 6 ma chua dc hc bai nay nha

15 tháng 5 2021

lớp tôi có bạn tả được 10 điểm đấy