K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 26. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách:Đem cá về kho a.………………………………………………………………………………………………….b.…………………………………………………………………………………………………Câu 27. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau:a. lưỡi bị trắng, đau...
Đọc tiếp

Câu 26. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách:

Đem cá về kho

a.………………………………………………………………………………………………….

b.…………………………………………………………………………………………………

Câu 27. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau:

a. lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi.             b. răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược.

                                   c. ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ mũi.

Câu 28. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

a. Tết đến, hàng bán rất chạy.                                  b. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

c. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy.                  d. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

Câu 29. Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc?

a. Bé ngủ ngon giấc.            b. Món ăn này rất ngon.            c. Bài toán này thì Đạt làm ngon ơ.

Câu 30. Câu nào có từ “đánh” được dùng với nghĩa tác động lên vật để làm sạch?

a. Các bạn không nên đánh nhau.                       b. Mọi người đánh trâu ra đồng.

                        c. Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch.

Câu 31. Đặt một câu có từ “chạy” được dùng theo nghĩa là tìm kiếm:

………………………………………………………………………………………….................

Câu 32. Gạch bỏ từ không thuộc chủ đề thiên nhiên trong những từ sau: trời, đất, gió, núi, sông, đò, mưa, nắng, rừng.

Câu 33. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

a. bao la, mênh mông, ngan ngát, bát ngát, bất tận.

b. hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù.

c. sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm.

Câu 34. Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên?

a. Non xanh nước biếc   b. Non nước hữu tình c.Sớm nắng chiều mưa      d. Giang sơn gấm vóc

Câu 35. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. nhân hóa                           b. so sánh                       c. so sánh và nhân hóa

Câu 36. Dòng nào toàn từ láy?

a. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lách, luồn lỏi.

b. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mây mỏng.

c. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi, mỏng manh.

Câu 37. Trong câu nào dưới đây, rừng được dùng với nghĩa gốc?

a. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.

b. Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.

c. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Câu 38. Từ nào không đồng nghĩa với từ rọi trong câu: Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống.

a. chiếu                                      b. nhảy                              c. tỏa

Câu 39. Từ “thấp thoáng” thuộc từ loại nào?

a. danh từ                     b. động từ                 c. tính từ 

Câu 40. “Quyến luyến” có nghĩa là gì?

a. Luôn ở bên nhau.

b. Có tình cảm yêu mến, không muốn rời xa nhau.

c. Lúng túng, không làm chủ được động tác, hoạt động của mình.

Câu 41. Câu thơ: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. nhân hóa b. so sánh c. so sánh và nhân hóa

Câu 42. Dòng nào gồm toàn từ láy?

a. chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

b. chơi vơi, nối liền, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ.

c. chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng, ngân nga, chạy nhảy.

Câu 43. “Dòng” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

a. Theo dòng chảy của thời gian, câu chuyện được lan truyền mãi.

b. Những dòng điện truyền đi trăm ngả.

c. Dòng suối ấy thật trong mát.

Câu 44. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhô” trong câu: “Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ”

a. mọc                                        b. vươn                                      c. tỏa

Câu 45. Từ “bỡ ngỡ” thuộc từ loại nào?

a. danh từ                     b. động từ                        c. tính từ

Câu 46. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì?

a. một mình giữa khoảng rộng, không bám víu vào đâu.

b. gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần, như muốn tìm chỗ bấu víu. 

c. tỏ ra không cần những người xung quanh.

Câu 47. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “thanh liêm”?

a. liêm khiết                 b. thanh tao                      c. tinh khiết                  d. thanh lịch

Câu 48. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

a. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm.

b. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt.

c. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành.

Câu 49. “Thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

a. đồng âm                  b. đồng nghĩa                   c. nhiều nghĩa

Câu 50. Từ “dịu dàng” thuộc từ loại nào?

 a. danh từ                      b. động từ                    c. tính từ

2

Câu 31

 -Em chạy đôn chạy đáo tìm con gấu bông.

Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:a. nước nhà, non sông, Tổ quốc, hành tinh.b. hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới.c. kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây. Câu 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa:a. xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi.b. to lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn.c....
Đọc tiếp

Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:

a. nước nhà, non sông, Tổ quốc, hành tinh.

b. hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới.

c. kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây. 

Câu 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa:

a. xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi.

b. to lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn.

c. học tập, học hành, học, học hỏi, sáng tạo.

Câu 3. Câu “Trí nhớ tuyệt vời của Lê Quý Đôn khiến người Thanh kinh ngạc.” Có mấy tính từ?               a. 1 tính từ               b. 2 tính từ                c. 3 tính từ

Câu 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để thay thế cho từ in đậm trong câu sau:

a. Gió thổi mạnh. (nhè nhẹ, phần phật, ào ào)

b. Lá cây rơi nhiều. (lả tả, lác đác, xào xạc)

c. Từng đàn cò bay nhanh trong mây. (rập rờn, vun vút, chấp chới)

Câu 5. Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:

a. Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn.

b. Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí.

Câu 6. Chọn thành ngữ trong ngoặc để điền vào chỗ trống cho thích hợp:

a. Dân tộc Việt Nam có truyền thống: ……………………………………………………………………………………….

b. Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn nhớ về: ……………………………………………................................................................

c. Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ……………………………………….. của mình.

          (non sông gấm vóc, yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ)

Câu 7. Chọn từ đồng nghĩa với từ được in đậm để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau:

a. Tôi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó, tôi nhận ra vẻ hài lòng, ………….. ở ánh mắt bà. (vui vẻ, mãn nguyện, phấn khởi)

b. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp các chỏm núi như quyến luyến ……............... (bịn rịn, lưu luyến, quấn quýt)

Câu 8. Chia các từ sau thành hai nhóm đồng nghĩa và đặt tên cho mỗi nhóm: nóng nực, oi bức, nồng nàn, oi nồng, tha thiết, thắm thiết

a. Nhóm các từ chỉ………………..  gồm:…………………………………………………………

b. Nhóm các từ chỉ ………………. gồm: ………………………………………………………….

Câu 9. Chọn một trong các từ chỉ màu xanh: xanh mướt, xanh rì, xanh thẩm, xanh ngắt điền vào chỗ trống:

a. Trên đồi, cỏ mọc …………………………………………………………………

b. Trời mùa thu ……………………………………………………………………..

c. Mặt biển như một tấm thảm ………………………………………………………

d. Quanh hồ, thấp thoáng những mảng ngô xanh …………………………………..

Câu 10. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa trong dãy từ sau: nhân dân, đồng bào, dân trí, dân tộc

Câu 11. Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:

a. Chịu thương chịu khó                    1. đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.

b. Dám nghĩ dám làm                        2. cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.

c. Muôn người như một                     3. mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và    

                                                                            dám thực hiện sáng kiến.

d. Uống nước nhớ nguồn                   4. biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp   

                                                                      cho mình.

Câu 12. Hãy nối các cặp thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với nhau: 

a. Chịu thương chịu khó                                 1. Đồng tâm hiệp lực.

b. Muôn người như một                                2. Thất bại là mẹ thành công

c. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo            3. Thức khuya dậy sớm

 Câu 13. Tìm các từ có nghĩa là dùng nước làm sạch để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: Hôm nay Hằng làm được rất nhiều việc. Buổi trưa Hằng đã giúp mẹ nấu cơm, Hằng đã …..... rau cho mẹ, …..... gạo hộ mẹ. Buổi chiều, Hằng ....….. đầu và ……….. cho em bé. Hằng còn ………….. quần áo của em nữa.

Câu 14. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống sao cho có câu văn miêu tả hay nhất:

a. Bầu trời đêm là tấm thảm nhung đính đầy ………. (đầy, nhiều, chi chít) sao kim cương.

b. Mùi hoa thiên lý …………… (thoang thoảng, nhẹ nhàng, dịu dàng).

Câu 15. Chọn một từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có câu văn thể hiện được sức quyến rũ, mạnh mẽ của hương thơm:

a. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín ……… qua mặt (phả, bay, chảy).

b. Nắng bốc hương hoa tràm thơm …… sực nức, ngây ngất. (sực nức, ngây ngất, thoang thoảng).

Câu 16. Gạch dưới các từ trái nghĩa trong những câu sau:

a. Kẻ đứng người ngồi.                     b. Kẻ khóc người cười.

c. Chân cứng đá mềm.                      d. Nói trước quên sau.

e. Yếu trâu còn hơn khỏe bò.

Câu 17. Ghi lại 3 câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 18. Đặt 1 câu với 1 trong 3 thành ngữ, tục ngữ trên. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 Câu 19. Từ nào không đồng nghĩa với từ “Hòa bình”?

a. thanh bình           b. thái bình             c. bình lặng                   d. bình yên

Câu 20. Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Dòng sông quê em chảy rất hòa bình ……………………………………………………………………………………………………

b. Chúng em đang được sống trên một đất nước hòa thuận. → …………………………………………………………………………………………………….

c. Không khí trong gia đình em rất hòa mình. → …………………………………………………………………………………………………….

Câu 21. Từ nào chứa tiếng “hữu” không có nghĩa là bạn?

a. hữu nghị          b. thân hữu             c. hữu ích           d. bạn hữu      e. bằng hữu      f. chiến hữu

Câu 22. Những từ nào chứa tiếng “hợp” không có nghĩa là gộp lại:

a. hợp nhất               b. hợp tác                c. hợp lí                d. hợp lực               e. liên hợp

Câu 23. Nghĩa của các thành ngữ “Bốn biển một nhà”, “Kề vai sát cánh”, “Chung lưng đấu sức” có điểm gì chung?

a. cùng làm một việc quan trọng                          b. đoàn kết                             c. sự vất vả

Câu 24. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ và vị ngữ của câu sau theo hai cách hiểu khác nhau:

a. Hoa mua ở bên đường.                                    b. Hoa mua ở bên đường.

Câu 25. Đặt hai câu có từ “thành” đồng âm

a. …………………………………………………………………………………………………

b. ………………………………………………………………………………………………….

0
28 tháng 7 2021

Tham khảo:

Hôm nay, như thường lệ, khi cả nhà cùng nhau ăn tối, em lại kể cho mọi người nghe về chuyện đã xảy ra ở lớp mình. Bố mẹ và anh trai cùng nhau tập trung lắng nghe em kể.

Sáng hôm nay, vào tiết sinh hoạt lớp, cô giáo chủ nhiệm vào lớp với vẻ mặt nghiêm túc. Vừa ngồi xuống, cô đã gọi:

- Long, em hãy trình bày cho cô lý do vì sao em lại đi học trễ suốt ba ngày liên tục như vậy.

Nghe cô gọi, Long đứng dậy với vẻ mặt xấu hổ. Cậu ấy cúi gằm mặt xuống, im lặng không trả lời cô. Thấy vậy, cô giáo lại nói:

- Nếu em không trả lời được, vậy thì cô sẽ liên lạc với mẹ em để hỏi lý do.

Đến lúc này tự nhiên Long hoảng hốt lắc đầu, cậu ấy nghẹn ngào xin cô:

- Thưa cô, cô đừng gọi cho mẹ em ạ.

- Vậy thì em hãy giải thích lý do mà em đi muộn đi nào.

Thấy Long vẫn còn ngập ngừng, cả lớp cùng động viên cậu ấy. Một lát sau, Long mới nói:

- Thưa cô, suốt mấy hôm nay mẹ em bị ốm, nên buổi sáng, em phải dọn dẹp nhà cửa, nấu cháo cho mẹ ăn và uống thuốc rồi mới đi học, nên đã đến trễ ạ.

Cô giáo hoảng hốt:

- Trời, thì ra là như vậy, thật tội nghiệp cho em quá. Thế bố của em đâu, sao em lại chăm sóc mẹ một mình như thế?

Nghe cô giáo hỏi vậy, tự nhiên Long òa khóc:

- Bố em đang ở nhà khác rồi cô ơi!

Thì ra, bố mẹ Long đã ly dị rất lâu rồi, chỉ có hai mẹ con bạn ấy sống nương tựa vào nhau. Lần này mẹ ốm, một mình Long vừa học vừa chăm sóc mẹ nên mới thường xuyên đi học muộn như vậy. Đến đây, cô giáo liền đi xuống, ôm Long vào lòng và an ủi cậu ấy:

- Cô xin lỗi vì đã trách nhầm em. Em thật là một đứa con hiếu thảo.

Em và các bạn ai cũng xúc động theo. Mọi người ai cũng rất cảm động trước sự hiếu thảo, chịu khó và hiếu học của Long. Những ngày qua, dù bận rộn, vất vả chăm sóc mẹ nhưng cậu ấy không bỏ lỡ một buổi học nào và luôn làm bài tập đầy đủ. Cậu ấy thật tuyệt vời. Cuối buổi học, cô giáo cùng lớp trưởng và một số bạn trong lớp đến nhà Long thăm hỏi và động viên gia đình cậu ấy. Còn em vì nhà xa nên phải đi về trước.

Sau khi em kể xong, cả nhà ai cũng trầm tư, suy nghĩ. Một lát sau, mẹ bảo với em rằng:

- Long đúng là một cậu bé hiếu thảo và chịu khó. Đến lớp con hãy thường xuyên quan tâm đến bạn ấy nhé!

- Vâng ạ! - Em dạ ran.

Tối hôm ấy, ngay sau khi dùng cơm, em liền vào bếp phụ mẹ dọn dẹp. Thấy vậy, mẹ em vui lắm. Sau khi làm xong, em lên phòng và học bài. Bởi em đã quyết tâm trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiếu thảo như bạn Long vậy.

Cre: mạng

“Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó” - Khuyết danh

Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.

Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.

28 tháng 7 2021

Tham khảo!

Mùa hè, mùa của những chú ve trong khóm phượng hồng, mùa của những chú bé thích chạy nhong nhong ngoài đường và cũng là mùa của những cơn mưa rào chợt đến, chợt đi.

Em đang cùng tụi bạn thong thả dạo bước trên con đường nhựa bóng loáng quê em vừa mới được tôn tạo lại. Bầu trời trong xanh lồng lộng thỉnh thoảng một vài đám mây bồng bềnh trôi giữa tầng không. Có lẽ chúng cũng đang đi dạo mát như chúng em. Hai bên đường hàng me xanh một màu xanh ngọt mắt, treo lưng lửng những chùm me non vừa kết trái. Gió vẫn rì rào thổi làm cho cái nóng của buổi chiều hè như dịu hẳn xuống một ít. Nhưng có ai ngờ chỉ một loáng sau, những đám mây trắng như bông vội vã kéo nhau chạy về hướng Tây. Trời bắt đầu nổi gió mạnh. Những đám mây đen từ đằng đông ùn ùn kéo đến. Bầu trời như sẫm lại. Mây dày đặc hơn, quánh lại với nhau và như hạ thấp xuống. Rồi đột nhiên: rào rào... Mưa đá đổ xuống. Muôn vàn những hạt mưa to, nhỏ thi nhau rớt xuống.

Những hạt mưa trong veo như thủy tinh, mát rượi. Gió thổi càng lúc càng mạnh, cây cối hai bên đường cúi xuống. Xe cộ trên đường như vắng hẳn. Tụi nhỏ trong xóm gọi nhau í ới ra tắm mưa. Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Tụi nhỏ chúng tôi ngồi trong một cái quán hoang bên lề đường nhìn mưa rơi. Mưa vẫn thi nhau rơi xuống mái tôn nghe ầm ầm như những chầu trống đội rồi ào ào đổ xuống lề đường. Tôi đưa bàn tay ra hứng mưa. Mát quá, những hạt mưa mát rượi cả lòng bàn tay. Bất chợt tôi nhớ về quá khứ cách đây một năm. Tôi có nhỏ bạn tên Hưng.

Mỗi khi có mưa, chúng tôi kéo nhau ra tắm mặc cho người đang nhầy nhụa mồ hôi. Thế rồi về nhà bị cảm, bị ba mẹ la mắng. Bây giờ Hưng đã theo gia đình về thành phố, không biết mỗi năm khi nhìn trời mưa Hưng có nhớ đến tôi không? Đang miên man hồi tưởng về quá khứ thì mưa đã tạnh tự bao giờ. Bầu trời lại ráo hoảnh, trong xanh và cao lồng lộng như mấy chục phút trước đây. Mưa đã dứt rồi mà tôi vẫn còn bâng khuâng mãi.

Mưa ơi! Mưa đã làm dịu mát tâm hồn tôi, dịu mát cả vạn vật ở thế gian này và cho tôi những giây phút êm đềm sống lại với những kỉ niệm đẹp về một người bạn cùng học. Cám ơn mưa rào mùa hạ!

Mưa nhẹ nhàng chợt về trên phố em, mưa hiền hòa một chiều qua sân trường em, mùa hè đến…”, mỗi khi ca vang lời hát, lòng em lại xao xuyến nghĩ về cơn mưa rào đầu hạ. Những lúc ngắm mưa, như mang phép lạ, nó làm dịu mát tâm hồn em.

Sau bao ngày hè oi bức, nóng nực, bầu trời sâu vời vợi không một gợn mây. Không khí oi ả bao trùm cả không gian làm mọi vật đều uể oải, rã rời. Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm nam đẩy chúng mau chóng bao phủ kín bầu trời. Tia nắng mặt trời chỉ còn le lói, nhường chỗ cho cơn giông. Khí trời dịu mát hơn, có lẽ ai cũng đoán được một trận mưa rào sắp ập tới. Những hạt mưa đầu tiên lao xuống mặt đất, mưa mau hơn. Rồi…Rào…Rào…Rào… Mưa tuôn xối xả tạo thành một màn nước trắng xóa. Em không ngờ mưa nhanh như thế, em lặng ngắm nhìn cơn mưa ấy. Vô vàn giọt nước với vận tốc nhanh, mạnh thi nhau tuôn trào xuống mặt đất, tạo nên những tiếng kêu lộp độp. Hạt mưa hồn nhiên gieo mình trên tàu lá chuối, tiếng mưa hối hả, chúng nô đùa với cây lá. Em đưa đôi bàn tay hứng những giọt nước mưa chảy vào giọt gianh, giọt nước tròn trịa, mát lạnh. Mưa chéo mặt sân sủi bọt, Chớp chạy ngoằn ngoèo, sấm đến góp vui, vỗ tay khanh khách cười. Mưa làm mặt đất dậy lên hương vị nồng nồng. Mưa không ngớt, hạt mưa ngày càng nặng thêm, tưởng như bọc nước khổng lồ của trời bị thủng làm tuôn hoài dòng nước xuống nhân gian. Dăm ba đứa trẻ khoái trí, đầu trần ra tắm mưa. Chúng la hét, tiếng cười giòn tan trong trẻo như giọt mưa vậy. Cây cối sau bao ngày ủ rũ nay tươi tỉnh, bóng bảy đón nhận làn nước ngọt lành.

Em lắng nghe tiếng mưa dội trước hiên, mưa đồm độp trên mái những mái tôn. Dòng nước cuốn, xoáy tít xuống miệng cống. Giọt nước trong veo như hạt ngọc, nhìn cơn mưa, sao lòng em thấy thắt lại. Liệu đâu đó, người dân phải hứng chịu những trận mưa axit độc hại, lỗi tại ai đây? Mọi người trên đường vội tấp vào lán bên đường trú mưa. Có chiếc xe phóng vù qua làm nước bắn tung trắng toát. Nửa tiếng đồng hồ trôi qua, mưa nhẹ hạt dần và ngớt hẳn. Bầu trời lại quang đãng với những ánh nắng vàng dịu, tinh khôi. Em dang rộng bàn tay để thu vào lòng mình vị tươi mát, trong sạch của đất trời khi cơn mưa rào đi qua. Mọi người trú ở các lán hiện lại tiếp tục lộ trình của mình. Trên con đường còn đọng lại những vũng nước lớn do cơn mưa để lại.

Mùa hạ với những vị khách không mời mà đến làm lòng ta lưu luyến mãi. Mong sao cơn mưa rào vẫn đẹp nguyên như ngày nào.

27 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Câu chuyện như sau.

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết. Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: “Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi”. Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: “Chúng ta chơi trò trêu gà đi”. Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: “Đứa nào không chơi thì cút”. Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: “Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm”. Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chứng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: “Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?”. Tôi im lặng coi như không biết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạn: “Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà”. Ông bà xoa đầu tôi, mỉm cười: “Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn”. Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

27 tháng 7 2021

Tham khảo!

Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.

Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được ba tuổi nên phải có người trông.

Trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất nhiệm vụ được giao và hí hửng nhận lời. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp sáu lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.

Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.

Nhớ đến bố, em mới nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3 giờ chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em liền lớn tiếng: “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao?”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.

Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà. Bố vẫn giữ gương mặt đó. Một lúc lâu sau, bố cũng lên tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng: “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao? Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.

Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.

Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.

27 tháng 7 2021

Đất Nước của Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay của dân tộc, tác phẩm nói đến khung cảnh thiên nhiên và tình yêu với quê hương, đất nước.

Ngay trong đầu đoạn thơ, tác giả đã nói đến khung cảnh thiên nhiên của mùa thu Hà Nội, nơi có những hương cốm thơm ngát, với tiết trời của mùa thu nhè nhẹ, thoáng mát và những cơn gió thổi của hương cốm mới:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Tác giả đang nhớ đến những năm tháng sống ở nơi phố phường Hà Nội, nơi có những cảnh vật gần gũi của mùa thu Hà Nội, của những cơn gió mát hiu hiu của tiết trời mùa thu, nơi có những hương cốm mới, làm tâm hồn của người Hà Nội đang xao xác những cảm xúc và tình cảm của con người, nơi đây, con người như đang hòa quyện với không gian của thiên nhiên, đất trời, nơi có những con phố dài man mác, với những hơi may và cảm xúc vơi đầy, sau lưng là những ánh nắng rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Mùa thu xưa trong tâm hồn của tác giả ngập tràn những cảm xúc, những trạng thái và rơi những cảm xúc xa xưa, nơi đây mùa thu đã rơi, và mùa thu nay đã khác xa so với mùa thu xưa, đứng giữa núi đồi năm nay, tác giả đang dần cảm nhận được những cảm xúc, trạng thái và tâm hồn của những người thi sĩ, đang say đắm, lòng người trước khung cảnh của thiên nhiên, mùa thu của núi rừng Tây Bắc, của đất trời, của những rừng tre phấp phới, trong tiết trời mùa thu của đất trời.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Trời xanh là của chúng ta, tất cả không gian của núi rừng, của những cánh đồng thơm mát và cánh đồng đang nặng đỏ phù sa, tất cả nó đang dần thể hiện rõ trong từng khoảng khắc và tâm trạng của con người, cảm giác đó nhẹ nhàng nhưng cũng gắn bó và sâu sắc trong cảm xúc của mỗi người, với cánh đồng đỏ nặng dòng phù sa và con đường bát ngát với những núi rừng mênh mang, con người đang dần cảm nhận được những cảm xúc, gắn bó với những quy luật của cuộc sống, của không gian, mênh mông, ở đó con người như gắn bó với những cảm xúc nhẹ nhàng, sâu nắng, nơi con đường xa xôi, và da diết trong tâm hồn:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!

Đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp, của những con người đã khuất vì bảo vệ sự nghiệp cho đất nước, cho dân tộc, của những đêm bom đạn rầm rầm đổ, những tiếng cười nói đó vọng lên trong những khoảng khắc, cảm xúc của con người nói chung và tâm hồn của con người nói riêng. Những người chưa bao giờ khuất là những con người anh hùng, họ sống mãi với dân tộc Việt Nam, họ đã hy sinh vì đất nước, vì sự độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

25 tháng 10 2023

Nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Thi, người ta nhắc đến một người con Hà Nội đa tài với nhiều tài nghệ đáng nể. Ông không chỉ viết nhạc nổi tiếng với bài Người Hà Nội mà còn viết kịch, viết truyện, viết thơ. Trong đó, tác phẩm thơ được nhiều người biết đến và được phổ thành nhạc là bài thơ Đất nước. Bài thơ là hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mùa thu hoài niệm, trong những ngày bom lửa của chiến tranh và trong tầm nhìn về một tương lai mới tươi đẹp.

Bài thơ được viết trong một khoảng thời gian dài từ 1949 đến năm 1955 và có một số đoạn được trích từ các tác phẩm trước của ông như Sáng mát trong như sáng năm xưa hay Đêm mitting, ... Thế nhưng, với tài năng của mình, Nguyễn Đình Thi đã biến nó thành một chỉnh thể thống nhất và để nó trở thành một trong những tác phẩm thơ viết về đề tài đất nước hay nhất trong diễn đàn văn học Việt Nam.

Mở đầu bài thơ, người ta thấy hiện lên trước mắt là một khung cảnh trời thu với những hình ảnh thật hoài niệm của mùa thu Hà Nội:

"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sớm chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

Khi viết bài thơ này, Nguyễn Đình Thi đang đứng giữa núi trời Việt Bắc, ấy vậy mà ông lại nhớ thương về một Hà Nội xa xôi với mùi hương cốm nồng nàn. Nếu là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết Hà Nội đẹp nhất, thơm nhất vào những ngày thu với bầu trời trong xanh và hương cốm làng Vòng thoang thoảng đưa trong gió. Và Nguyễn Đình Thi - người con của Hà Nội cũng không ngoại lệ khi trăn trở nhớ về Hà Nội của ông.

Đứng giữa chiến khu Việt Bắc, giữa một sáng trời thu "mát trong", ông hoài niệm về một Hà Nội cũng từng có trời thu như thế và thoảng đâu trong gió, mùi cốm đưa lại dìu dịu, nồng nàn - nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội.

Mùa thu với khung cảnh đất trời Hà Nội cứ dội về tâm trí của ông "tôi nhớ những ngày thu đã xa". Vậy ông nhớ điều gì? Nguyễn Đình Thi nhớ những con phố dài ở Hà Nội, nhớ cái chớm lạnh trên đất trời thủ đô. Làn gió "mát trong" trong lành và hơi se lạnh là cái khiến cho nhà thơ phải thao thức, phải trăn trở nhất lúc này quá khứ và hiện tại đồng hiện với nhau trong từng câu thơ, đọc thơ mà người đọc như cảm tưởng mình đang đứng giữa thủ đô trong một buổi sáng mùa thu lành lạnh vậy. Hình ảnh "hương cốm mới" gợi lên trong lòng chúng ta biết bao hoài niệm về thu Hà Nội với cốm làng Vòng gói trong những chiếc lá sen xanh ngan ngát hương sen, thoảng vào trong gió. Cái mùi hương đặc trưng của thu sẽ chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí, như Hữu Thỉnh cũng đã từng nói về hương ổi mùa thu rằng:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió thu
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"

Nỗi "nhớ" của người thi sĩ là nỗi nhớ về những năm tháng khi xưa, khi còn được sống giữa lòng Hà Nội để mà tận hưởng cái "chớm lạnh" se se mùa thu kia. Nguyễn Đình Thi đã tinh tế khi đặt "cái chớm lạnh" tức cái lạnh se se trở thành một phần trong nỗi nhớ Hà Nội, bởi đó là đặc trưng, là hương sắc riêng của trời thu Hà Nội. Và hơn thế, hình ảnh "những con phố dài xao xác hơi may" không khỏi khiến chúng ta mường tượng ra những con phố dài cổ kính của Hà Nội. Những con phố ấy hiện lên thật rõ trong tâm trí của nhà thơ dù ông đang ở trên Việt Bắc. Và nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng Nguyễn Đình Thi đã thật tinh tế khi ông đặt ở đây từ Hán Việt "hơi may". "Hơi may" tức là gió lạnh, thế nhưng, ông không dùng hai từ gió lạnh mà lại dùng hai từ "hơi may" khiến câu thơ trở lên đậm một chất tình, vừa êm dịu, nhẹ nhàng mà lại phảng phất đâu đó nỗi buồn. Phải chăng khi nhớ về Hà Nội, Nguyễn Đình Thi nhớ tới một Hà Nội dịu dàng, ngọt ngào như thế?

Kết thúc những hình ảnh hoài niệm về Hà Nội khi xưa là hình ảnh của người vệ quốc quân trên đường ra đi vì chí lớn. Người chiến sĩ ấy ra đi với quyết tâm lớn;

"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

Ra đi vì chí lớn, quyết tâm lớn, không hề ngoảnh đầu lại, nhưng trong tâm hồn người chiến sĩ ấy là nỗi lưu luyến quê hương đến vô cùng. Những nắng những lá rơi đầy, vương đầy trên bậc thềm khiến cho lòng người càng bâng khuâng tha thiết hơn. Nỗi buồn tràn đầy khắp tâm tư người chiến sĩ nhưng chẳng hề làm lung lay cái ý chí quyết tâm của mình.

Khổ thơ đầu tiên là những hoài niệm về một Hà Nội êm đềm trong tâm trí nhà thơ. Đó là một Hà Nội những ngày còn hòa bình, còn êm dịu trước chiến tranh!

Kế tiếp theo là những dòng thơ về hiện tại, về mùa thu của đất trời trên chiến khu Việt Bắc đồng thời nó cũng thể hiện sự chuyển biến tâm trạng của tác giả. Nếu như ở đoạn thơ phía trên, Nguyễn Đình Thi thể hiện một mùa thu đầy hoài niệm, phảng phất nỗi buồn thì ở đoạn thơ này, người ta lại thấy một niềm vui phơi phới trong từng dòng thơ:

"Mùa thu nay đã khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Ngay từ những câu thơ đầu của đoạn thơ này, người ta đã thấy niềm vui lan tỏa trong từng câu chữ. Nguyễn Đình Thi khẳng định "Mùa thu nay đã khác rồi", lời khẳng định chắc nịch, chứa chan niềm vui sướng, hân hoan, phấn khởi. Khổ thơ trước là sự hoài niệm, là nỗi buồn phảng phất thì ở khổ thơ này, niềm vui như được nhân lên gấp bội. Cuộc sống mới ở giữa núi rừng Việt Bắc đã cho nhà thơ nguồn cảm hứng dạt dào. Ông viết :

"Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha"

Một câu thơ mà có đến ba động từ liên tiếp, thể hiện sự tập trung tới cao độ của nhà thơ khi hướng về đất nước, hướng về Tổ quốc của mình. Thêm vào đó, ông sử dụng ở trong đoạn thơ này hình ảnh "rừng tre" - đây là hình ảnh vốn là biểu tượng cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. "Rừng tre" ấy đang "phấp phới" trong làn gió mát rượi của mùa thu, trong niềm vui phấn khởi. Cả một "rừng tre" to lớn là thế, ấy vậy mà Nguyễn Đình Thi lại sử dụng từ láy "phấp phới" để chỉ, một từ vốn chỉ dành cho những thứ mềm mại, mỏng manh, nhẹ nhàng trong gió. Điều này thể hiện niềm vui dạt dào trong tâm hồn nhà thơ cũng như trong tâm hồn của con người Việt Nam.

Tiếp theo sau, Nguyễn Đình Thi lại kể về hình ảnh của trời thu, của sắc thu. Vẫn màu xanh ấy thế nhưng, thu ở đây "trong biếc tiếng nói cười", nó là màu xanh trong của hi vọng, của hạnh phúc tràn đầy của những con người được làm chủ đất nước của mình.

"Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha"

Và niềm vui ấy còn càng trào dâng mạnh mẽ hơn với niềm tự hào về một đất nước giàu có, tươi đẹp:

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa '

Mỗi lời thơ là một lời giới thiệu, một niềm tự hào to lớn về Tổ quốc của mình. Chẳng thế mà nhà thơ liên tục khẳng định "đây là của chúng ta", lời khẳng định chắc nịch về chủ quyền của đất nước. Và những dòng thơ tiếp theo như một lời giới thiệu về non sông Tổ quốc mình với sự giàu có và tươi đẹp.

Đoạn thơ thể hiện cảm xúc tươi vui, xen lẫn hào hùng- cảm hứng sử thi bát ngát. Ở đó chúng ta thấy được một mùa thu mới mẻ, mùa thu của hạnh phúc được làm chủ quê hương của mình.

Những dòng thơ tiếp theo là hình ảnh của một đất nước trong chiến tranh với bao đau thương, mất mát, thế nhưng, xen lẫn là niềm tự hào về truyền thống đánh giặc của cha ông.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến chống quân xâm lược mà gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dù có bao nhiêu quân giặc, có mạnh mẽ đến đâu đều bị nhân dân ta đánh bại, làm nên những chiến thắng vẻ vang. Truyền thống đánh giặc ấy không phải chỉ mới có mà nó đã phát triển và được gìn giữ từ bao nhiêu thế hệ trước, từ trận Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, đến hai cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên, chúng ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù nào! Nói về truyền thống đánh giặc là nói về niềm tự hào rất đỗi lớn lao của dân tộc Việt Nam ta, những lớp người Việt Nam, lớp này kế tiếp lớp khác luôn đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc dù có phải chịu bao đau thương, bao mất mát, hy sinh. Mỗi lời thơ của tác giả như một lời nhắc nhở chúng ta về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của cha ông.

"Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"

Khơi dậy lên trong lòng mỗi người đọc chúng ta một niềm tự hào dân tộc rất đỗi hào hùng, bởi đất nước của chúng ta là "nước những người chưa bao giờ khuất", chưa bao giờ chúng ta chịu lùi bước trước một kẻ thù nào. Từng tiếng nói "Sát Thát' của cha ông cứ vẳng lên trong đêm, vẳng lên những lời thề "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Không phải dễ dàng chúng ta mới tự hào về truyền thống ấy, bởi chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh cứu quốc, bao mất mát hy sinh, đau thương :

"Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
...
Đã bật lên những tiếng căm hờn"

Nguyễn Đình Thi đã sử dụng ở đây một loạt những hình ảnh đau thương mà chiến tranh gây lên cho dân tộc ta, nào là "dây thép gai đâm nát trời chiều", nào là "những cánh đồng quê chảy máu", ... Tất cả đều là những điều bình dị ở quê hương của chúng ta, nó êm ả là thế cho đến khi bị quân thù giày xéo, chúng đã biến chúng thành biển máu, biển nước mắt. Hình ảnh nhân hóa "cánh đồng quê chảy máu" hay "dây thép gai đâm nát trời chiều" đều nhấn mạnh sự đau thương cùng cảm giác bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào của tác giả. Ôi, chiến tranh, lũ giặc tàn ác đã cướp đi tất cả những yên bình, những hồn hậu của quê hương ta ! Lũ giặc ấy đã khiến cả những "gốc tre hồn hậu" nhất cũng phải "bật lên những tiếng căm hờn"!

Thế nhưng, xen lẫn trong đau thương, người ta vẫn thấy hiện lên ở đó một nét thi vị, một sự lãng mạn của người chiến sĩ. Trong những đêm hành quân giữa rừng sâu, người chiến sĩ trẻ tuổi ấy không thể không nhớ tới người con gái mà mình yêu thương đang ở nơi quê nhà. Và bỗng đâu, đêm hành quân ấy bỗng trở lên thi vị hóa vô cùng :

"Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"

Còn gì lãng mạn, thi vị hơn thế nữa khi mà tình yêu đôi lứa hòa cùng với tình yêu đất nước, thống nhất trong một tình yêu lớn lao của những người con đất Việt? Nó đã trở thành động lực giúp những người chiến sĩ có thêm sức mạnh để chiến đấu, sớm giành lại độc lập để trở về bên những người thân yêu. Hình ảnh này, chúng ta cũng từng được thấy trong thơ Quang Dũng, khi ông miêu tả những người lính trẻ Hà thành đang hành quân "Tây Tiến":

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Chúng ta - những người Việt Nam hiền lành, trung hậu, thế nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù dù chúng có mạnh mẽ, có những vũ khí tối tân đến thế nào! Chính vì thế mà sự tàn bạo chúng đặt lên đầu nhân dân ta càng khủng khiếp và man rợ bấy nhiêu, bởi chúng muốn đàn áp, muốn nhấn chìm đi những khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Ở tại khổ thơ tiếp theo này, nhà thơ đã liệt kê cho chúng ta thấy được sự dã man của quân thù, những tội ác mà chúng đã gieo rắc cho nhân dân ta :

"Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da"

Những hình ảnh ấy thật đau đớn làm sao, cho chúng ta thấy được sự tàn ác của bè lũ kẻ thù. Và chính những đau thương ấy, sự khốc liệt ấy vừa khiến ta phải căm hờn vừa rèn giũa cho chúng ta - những người Việt Nam ý chí, sức mạnh, phẩm chất tạo nên những người anh hùng.

Ở hai khổ thơ này, nhà thơ đã sử dụng tương phản hai hình ảnh : tội ác của kẻ thù với sự đau thương cùng sức sống của dân tộc ta để khẳng định những phẩm chất anh hùng, đồng thời khẳng định niềm tin, lòng yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta :

"Xiềng xích bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà"

Cuối cùng để khép lại một bài thơ về đề tài đất nước, Nguyễn Đình Thi đã kể về một đất nước trong niềm vui xây dựng Tổ quốc và trong khát vọng hướng tới tương lai.

Sau chiến tranh, công cuộc đầu tiên cần thiết lập lại đó là công cuộc xây dựng lại Tổ quốc bằng công nghiệp, bằng lao động. Hình ảnh những tiếng kẻng gọi quân cùng làn khói nhà máy bay lên giữa trời thu như khẳng định được sức mạnh của dân tộc ta, khẳng định sự cố gắng xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta. Đông từ "ôm đất nước" như cái ôm thật chặt của chính tác giả, bao trọn tình yêu của mình dành cho tất cả con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở thành bất khuất, trở thành những anh hùng. Phảng phất ở đây là niềm tự hào mạnh mẽ khi chúng ta - một đất nước nhỏ bé đã vươn dậy từ những đau thương mà tiến lên xây dựng một tương lai sáng ngời cho dân tộc mình.

Cuối cùng, những hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ như "trời đất mới, ánh bình minh" được Nguyễn Đình Thi sử dụng như một hình ảnh gợi lên ngày mai tươi sáng của dân tộc ta. Những con người Việt Nam ta, từ sau chiến tranh, đi lên "như nước vỡ bờ", mạnh mẽ, dữ dội, cố gắng hết sức giành lấy tự do cho chính mình.

Khép lại bài thơ là một hình ảnh vô cùng hùng vĩ, hào hùng, đẹp đẽ :

"Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"

Hai câu thơ nhưng lại là hai hình ảnh đối lập "bùn, máu" với ánh sáng "chói lòa" làm sáng ngời lên ý chí của con người Việt Nam, tinh thần không chịu khuất phục của dân tộc Việt Nam.

Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ ca ngợi về Tổ quốc, về con người Việt Nam. Nhà thơ đã miêu tả đất nước trong hành trình đi lên từ những đau thương của chiến tranh cho tới khát vọng về một tương lai tương sáng, khi con người Việt Nam được làm chủ quê hương của mình, cùng nhau phát triển đất nước. Sâu bên trong từng câu chữ là niềm tự hào của tác giả về truyền thống của cha ông qua bao thế hệ và nhắc nhở mọi người về truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mang sức gợi lên, giàu chất thơ, lồng trong tình yêu nước sâu sắc. Ngôn từ thơ giản dị , chan chứa yêu thương, niềm tự hào dân tộc. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng hết sức linh hoạt và nhuần nhuyễn.

Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài đất nước trong nền thơ ca Việt. Bài thơ đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, để ông xứng đáng góp mặt trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn đàn thơ của dân tộc ta.

27 tháng 7 2021

Mk ko thấy đoạn trích nào cả!!

Bn tham khỏa nha!

Nguyễn Tuân thật sự tài tình khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.  Khung cảnh biển đảo Cô Tô được mở ra trước mặt với đầy màu sắc. Trời vừa rạng đông thì "Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây". Cảnh tượng thật trong trẻo, tinh khiết của bầu trời và vầng dương hiện lên "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết". Mặt trời lúc ấy dịu êm, không có chói lóe, không làm nhức mắt người xem. Chúng ta cảm thấy được vầng mặt trời hiền hòa phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả thật là cảnh đẹp trời ban và trên cảnh đẹp đó không thiếu đi hình ảnh con người, một con người lao động. Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như một bức tranh sơn mài tuyệt mĩ.

27 tháng 7 2021

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.