GGíup mik với mn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu tục ngữ về lòng yêu thương con người
- Thương người như thể thương thân. ...
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no. ...
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã ...
- Lá lành đùm lá rách. ...
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. ...
- Chị ngã, em nâng. ...
- Nhường cơm, sẻ áo. ...
- Yêu nhau chín bỏ làm mười.
/HT\
Tinh thần hiếu học là tinh thần đáng quý, nó góp phần tạo nên nền tảng về tri thức cho con người, một đất nước muốn giàu mạnh phải có sự học hỏi, đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “ Đất nước Việt nam có giàu mạnh, cũng phần lớn dựa vào công học hành của các cháu”, chính học tập là con đường giúp cho đất nước của ta hội nhập với thị trường thế giới, để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Trong xã hội chúng ta thấy rất nhiều tấm gương hiếu học như thầy Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù không có tay nhưng với tinh thần ham học hỏi, kiên cường trong cuộc sống của mình, bất chấp những khó khăn về hình thể, thầy vẫn quyết tâm học hỏi và trở thành người thầy đáng kính trọng. Những điều đó thật đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tuy nhiên trong xã hội cũng xuất hiện những con người không có tinh thần học hỏi, nhất là đối với lứa tuổi học sinh, vẫn còn rất nhiều người ham chơi, không có tinh thần học hỏi, chỉ muốn tận hưởng những thú vui mà quên đi nhiệm vụ to lớn là học tập, để rồi rơi vào con đường tệ nạn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Là học sinh mỗi chúng ta cần phải nêu cao tinh thần ham học hỏi, phát triển và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để có được điều kiện học tập.
Mỗi chúng ta cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình với sự nghiệp học tập, nâng cao và bổ sung tri thức của bản thân, có như vậy, chúng ta mới thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội, được xã hội coi trọng.
iểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà không được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều bắt buộc.Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh,… và rất nhiều ông đồ Nghệ - những người đã làm nên cốt cách Hồng Lam… Cùng không ít dòng họ hiếu học trên khắp mọi miền đất nước…
Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực. Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm:
Mình không biết nên chỉ copy mạng thôi , thông cảm nha bạn :
20 năm yêu thương: “Vào năm 1995, bà cố của tôi đã tặng tôi một chú mèo nhồi bông. Đó là món quà gắn bó với tuổi thơ mà tôi vô cùng yêu quý. Khi bà qua đời, chúng tôi mới biết được rằng hóa ra bà cũng mua một con mèo giống y hệt và giữ nó nguyên vẹn trong suốt 20 năm. Đúng là chỉ có yêu thương mới vượt qua mọi giới hạn của thời gian.” |
Mỗi năm, người đàn ông này đều mua rất nhiều đồ chơi và ăn mặc giống ông già Noel để đến phát quà cho trẻ em trong bệnh viện. |
“Bà tôi (93 tuổi) và chị gái của bà (96 tuổi) đã cùng nhau đi biển vào tuần trước.” |
Lời chào từ quá khứ: “Bố mẹ tôi trong những năm 70. Bố tôi đã qua đời khi tôi còn trẻ. Người bạn thân nhất của ông gần đây đã liên lạc với tôi và gửi cho tôi một vài bức ảnh quý giá của bố mẹ tôi.” |
“Khoảnh khắc lần đầu bố mẹ tôi gặp nhau cách đây 35 năm khi họ va vào nhau trong lúc chơi bóng chuyền.” |
Mẹ sẽ rất hạnh phúc: “Chị gái tôi cưới vào tuần này nhưng thật buồn là mẹ chúng tôi đã qua đời từ tháng 2/2000. Tuy nhiên, mẹ đã “xuất hiện” trong đám cưới của chị trong một tác phẩm tuyệt vời nhờ sự hỗ trợ của Photoshop.” |
Một chàng trai đến từ Đan Mạch đã quyết định giúp những người cô đơn tìm bạn bè: “Các thống kê ở Đan Mạch cho thấy hơn 210.000 người ở đây thường xuyên cảm thấy cô đơn. Vì thế, tôi quyết định mở một bữa tiệc cho những người lạ mặt gặp nhau và đã có hơn 100 người đến.” |
Tình yêu thật sự sẽ không bao giờ “chết”. |
Lời hứa với người bạn quá cố. |
Chú chó này sống gần một ngôi trường. Mỗi ngày, chú đều tới đây và chờ những đứa trẻ tới để được âu yếm, vuốt ve. |
“Mẹ tôi đang mỉm cười rạng rỡ sau khi cứu 40 đứa trẻ khỏi một vụ cháy trên xe buýt vào sáng nay.” |
“Hôm nay, ở tuổi 28, tôi đã được nhận nuôi.” |
Người bố phía sau đang dõi theo cậu con trai của mình cũng vừa trở thành một người cha. |
Những cái vẫy tay của cụ ông ở Triều Tiên với người em trai ở Hàn Quốc của mình sau cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của các gia đình Hàn – Triều. |
Ông lão này đã mang những quả bóng tới cho những con vật chơi ở trạm cứu hộ động vật. |
“Bố tôi chưa bao giờ là một người thích nuôi chó. Nhưng từ khi nhận nuôi Yuki, ông mang luôn mang nó theo và trò chuyện cùng nó ở bất cứ nơi đâu. |
Trước trận bão lớn ở Florida, các máy phát điện đã bán hết trong các cửa hàng. Một người lạ mặt đã đưa cho người phụ nữ này máy phát điện của ông bởi cha của người phụ nữ không thể sống mà không có sự hỗ trợ của máy thở oxy. |
Khoảnh khắc khởi đầu. |
“Anh trai tôi, người chỉ có thể nhìn bằng một con mắt đã mua một chú chó sinh ra với một mắt duy nhất mà không ai muốn nuôi cả.” |