Nội dung tài liệu
1. Bối cảnh lịch sử
- Sâu xa nhất là sự khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối Trần với yêu cầu thay thế thiết chế chính trị phong kiến quý tộc Phật giáo bằng thiết chế chính trị phong kiến quan liêu Khổng giáo.
- Cùng với đó là cuộc khủng hoảng cung đình. Lê Lợi mất sớm, các vị vua sau đó mà cụ thể là Thái Tông, Nhân Tông lên ngôi khi còn rất nhỏ tuổi (Thái Tổ: 2 tuổi, Nhân Tông: 9 tuổi) triều đình nhà Lê lúc nào cũng trong tình trạng công thần lũng đoạn triều chính, quyền lực nằm trong tay mẹ vua và họ ngoại. Đỉnh điểm còn có sự việc Lê Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu để cướp ngôi.
- Sự thiếu hiệu lực của bộ máy hành chính biểu hiện rõ rệt:
+ Về phân cấp hành chính - Đất nước rộng lớn đã được thống nhất, nhưng Lê Thái Tổ mới chia làm 3 đạo, rồi Lê Thái Tông chia làm 5 đạo. Các cấp trung gian lại còn quá nhiều và hỗn độn như: phủ, huyện, lộ, trấn… ở thời Lê Thái Tổ. Đến thời Lê Thái Tông lại vẫn thấy: phủ, lộ, trấn, huyện…đã gây phức tạp cho việc quản lí. Còn sách, trang, xã là cấp thấp nhất thì: sách, trang ngang với xã hay là cấp dưới xã… vẫn chưa xác định rõ ràng và thống nhất trong cả nước.
+ Đất đai phong cho các công thần cũng nhiều, nhưng những vùng phân phong như vậy có quan hệ thế nào với các đơn vị quản lí hành chính cũng không rõ. Do việc quản lí đất đai của các cấp không được chặt chẽ.
- Bọn mưu thần ngày càng lộng hành khiến bộ máy hành chính tỏ ra phân tán, kém hiệu lực.
+ Các quyền thần ghen tị, vu cáo, sát hại lẫn nhau. Nhà vua, hoặc bất lực hoặc thiếu sáng suốt, công minh.
+ Nạn hà hiếp dân và ăn hối lộ diễn ra phổ biến trong hàng ngũ công thần, tiêu biểu như vụ Lê Ngân hãm hại Phạm Mấn.
+ Nạn tham quan, ô lại, hà hiếp dân, ăn hối lộ diễn ra tệ hại.
- Trong khi đó, sự thống nhất giữa các dân tộc trong một quốc gia lại đang bị đe dọa do quyền lực của người đứng đầu mỗi đạo rất lớn có thể tạo ra xu hướng phân tán quyền lực.
+ Tù trưởng châu Mường Lễ là Đèo Cát Hãn cùng con là Đèo Mạnh Vương chống lại triều đình năm 1432.
+ Năm 1435, Cầm Quý - tù trưởng châu Ngọc Ma, Nghệ An làm phản
+ Năm 1441, thổ tù ở châu Thuận Mỗi (tức châu Mường La, Sơn La) tên là Nghiễm, làm phản
+ Năm 1446, tù trưởng Hà Tông Lai ở huyện Thu Vật, Tuyên Quang làm phản
- Tình hình bên ngoài cũng không kém phần nghiêm trọng. Các nước láng giềng nhìn vào tình hình Đại Việt có vững mạnh hay không mà có đối sách của mình:
+ Phía Nam, Chiêm Thành chiếm lại đồng ruộng các xứ Thổ Lũy (bản dịch cũ là Cổ Lũy) đã thuộc về Đại Việt. Nay Lê Thái Tông đòi lại không trả. Đến Lê Nhân Tông, Chiêm Thành tiến thêm một bước, vào cướp thành An Dung của châu Hóa. Vua phải điều tới 60 vạn quân đi đánh mới thắng. Lại phải sai sứ sang điều trần với nhà Minh…
+ Phía Tây, bọn Đạo Quỳnh từ Ai Lao đến xâm lấn đất đai vùng mường Mộc (tức Mộc Châu, Sơn La).
+ Phương Bắc thì nhà Minh, tuy còn cảnh giác từ sự thất bại của cuộc xâm lược vừa qua nhưng cũng không từ bỏ mộng bá chủ ở phía Nam.
Nội tình, ngoại thế như vậy, thì phương thức an dân, giữ nước không gì hơn là phải xây dựng một nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền vững mạnh, mà trước hết là phải cải cách bộ máy hành chính.
2. Nội dung cải cách
Cải cách của Lê Thánh Tông trải dài trên 3 phương diện: chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
vHành chính
- Một loạt đại thần trọng chức của thời kì trước bị bãi bỏ, như là: Tam tư (đồ, mã, không), Tả (trái) hữu (phải) tướng quốc, Đại hành khiển.
- Lấy các chức sau đây làm đại thần trọng chức: tam thái (sư, phó, bảo), tam thiếu, thái úy và thiếu úy.
- Bên cạnh đó, một loạt cơ quan cũng bị bãi bỏ: Nội mật viện, Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, mọi việc trong triều đình giờ đây tập trung về 6 bộ, còn gọi là Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công). Lục bộ đã có từ lâu, nhưng đến thời Lê Thánh Tông mới thực sự hoàn thiện. Mỗi bộ do Thượng thư đứng đầu, dưới là Tả hữu thị lang. Ngoài 6 bộ còn có 6 tự (Lục tự), mỗi tự phụ trách một lĩnh vực đặc biệt, đặc thù. Bên cạnh 6 bộ là 6 quan tương ứng còn gọi là Lục khoa: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Các khoa này có nhiệm vụ, hỗ trợ, xem xét kiểm điểm thanh tra công việc của các bộ, các tự và các cơ quan chuyên môn khác. Bên cạnh các cơ quan quyền lực thừa hành nói trên là hệ thống các viện, đài, ti như: Thông chính sứ ti (chuyên giấy dầu), Ngự sử đài (can gián, đàn hặc), Quốc sử viện… và một số chức quan chuyên môn đặc biệt khác: Đồn điền sứ, Khuyến nông sứ, Hà đê sứ.
- Ở địa phương, xóa bỏ các đạo có quy mô lớn có nhiều quyền lực trước đây thay bằng các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Cụ thể, năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471 lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Cũng từ lúc này, đứng đầu các đạo thừa tuyên có 3 cơ quan: Đô tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), Thừa chính sứ ty (Hành chính, thuế khóa), Hiến sát sứ ty (phụ trách thanh tra, khảo xét, kiểm định, tuần hành) tồn tại độc lập ngang nhau.
- Bên dưới đạo, các lộ, trấn bị bãi bỏ, thay bằng phủ, huyện/ châu, xã. Riêng đối với cấp xã, nhà nước có quy định chặt chẽ đối với bầu xã trưởng, phân chia quy mô xã, tách xã... à thò tay vào làng xã của nhà nước trung ương à quyền lực địa phương bị hạn chế à chuyên chế trung ương tập quyền.
- Lê Thánh Tông còn tiến hành cải cách chế độ tuyển bổ, thăng giáng, lương bổng, khen thưởng, khảo khóa, kỉ luật của quan lại với chế độ làm việc của các cơ quan. Tiếp đó là cải cách về thể thức công văn giấy tờ, quy định trang phục, phép tắc, đi đứng, ra vào của các quan vào triều.
- Năm 1490, bản đồ toàn quốc lần đầu tiên đã ra đời (Hồng Đức bản đồ) xác định các đơn vị hành chính của cả nước.
vPháp luật
Thể hiện hai điểm cơ bản:
- Nhà Lê sơ từ thời Lê Thánh Tông đi theo quan điểm pháp trị thay cho đức trị trước đó. Năm 1843, nhà nước ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức).
- Căn cứ vào luật của nhà Đường và nhà Minh để xây dựng bộ luật riêng của triều đình: Quốc triều hình luật (Hồng Đức) với nhiều điều khoản tiến bộ như tôn trọng quyền lợi của người phụ nữ, thể hiện chính sách trọng nông, thể hiện tính chất nhân đạo đối với dân thường.
vQuân đội và quốc phòng
- Từ năm 1466, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách lớn. Quân đội chia thành cấm binh và ngoại binh. Tổ chức cả nước thành 5 khu vực quân sự, còn gọi là Ngũ phủ, gồm Trung quân, Đông Tây Nam Bắc quân. Mà Trung quân phủ phụ trách Thanh Hóa - Nghệ An (lấy Thanh Hóa - Nghệ An làm trụ cột quân sự).
- Dưới thời Lê Thánh Tông, chế độ tuyển binh, huấn luyện, tập trận, kỉ luật và thao diễn võ nghệ của quân đội diễn ra chặt chẽ. Nhà nước có nhiều ưu đãi đối với binh lính, đặc biệt là việc chia khẩu phần ruộng đất trong làng xã. Bên cạnh đó, điểm mới và khác biệt là toàn bộ quân đội dưới thời điểm này đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của triều đình. Vương hầu quý tộc không còn quyền tổ chức quân đội riêng như trước nữa.
- Bên cạnh đó, Lê Thánh Tông tiếp tục duy trì chế độ “ngụ binh ư nông”.
vKinh tế
- Chính sách quân điền: ban cấp ruộng đất công cho 3 đối tượng cơ bản: quan lại từ tứ phẩm trở xuống, binh lính, các hạng dân thường đến những người yếu thế, yếm thế trong xã hội (góa phụ, cô nhi, người tàn tật). Với chính sách này, tất cả hạng quan binh dân trong xã hội đều có sản nghiệp, là cơ sở của nền kinh tế tiểu nông, là cơ sở cho nguồn thu thuế của nhà nước, đồng thời đảm bảo an sinh và ổn định xã hội.
- Chính sách lộc điền: ban cấp ruộng đất theo thứ bậc chặt chẽ cho quý tộc, quan lại và một bộ phận nữ quan. Với chính sách này, lần đầu tiên quy chế bổng lộc cho quan lại quý tộc được thể chế hóa chặt chẽ. Ruộng đất trở thành bổng lộc chủ yếu của quý tộc quan lại. Với chính sách này, quan hệ địa chủ - tá điền à rất phổ biến tồn tại song song với quan hệ nông dân làng xã - nhà nước.
- Khai hoang lập đồn điền quy mô lớn nhằm mở rộng tích trữ cho nhà nước.
vVăn hóa, giáo dục
- Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và độc tôn. Tìm cách phổ biến rộng rãi Nho giáo trọng khoa cử, cung đình, đời sống chính trị và dân gian. Cùng với đó, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Với sự thay đổi này, xã hội Đại Việt giờ đây mang nặng màu sắc phương Bắc, tính dân tộc suy giảm.
- Coi trọng biên soạn quốc sử: Đại Việt sử kí toàn thư.
- Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng giáo dục và khoa cử. Quốc tử giám được mở rộng trên quy mô lớn. Hệ thống trường công trên cả nước cũng được mở rộng đến các phủ huyện, định lệ 3 năm tổ chức một kì thi. Thời kì trị vì của vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 tiến sĩ
- Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nhà nước Lê sơ dưới thời Lê Thánh Tông đã can thiệp rất sâu vào đời sống văn hóa làng xã với hàng loạt các quy định rất nghiêm chặt: cấm người không phải là sư sãi thì không được cạo đầu, cấm người phá thai và phá thai cho người khác, dân gian muốn tụ họp ăn uống thì phải có lí do.
3. Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả:
+ Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, đề cao quyền hành toàn diện của vua.
+ Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.
+ Các chính sách về ruộng đất góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của nhà nước tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
+ Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước
- Ý nghĩa: Với cuộc cải cách này, nhà Lê sơ cũng như quốc gia Đại Việt đã đạt tới đỉnh cao của sự thịnh trị. Thể hiện rõ ở các thành tựu về kinh tế, văn hóa, thắng lợi về quân sự, ngoại giao. Đồng thời đưa đến sự xác lập về cơ bản của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu và chế độ thần dân mà trong đó mọi thần dân đều được bảo vệ bởi pháp luật và nhà vua.
Cuộc cải cách này thể hiện rõ 2 mặt: tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc hậu; tinh thần dân tộc và tâm lí sính ngoại; sáng tạo và bắt chước.
Đây là một cuộc cải cách mà trong đó các yếu tố học tập, lai ghép từ bên ngoài chiếm một tỉ lệ lớn trong toàn bộ hệ thống mô hình cải cách. Xét dưới góc độ phát triển, đây là một điểm tiến bộ. Nhưng mặt khác, sự lai ghép quá nhiều cũng đã khiến cho tính dân tộc của các cuộc cải cách suy giảm, đồng thời làm tan vỡ các yếu tố truyền thống trong cơ cấu xã hội.
Sự tôn quân quyền triệt để - quyền lực tập trung cao độ, vào tay vua - đã góp phần tạo ra sức mạnh để nhà Lê đạt đến sự thịnh trị vào nửa sau thế kỉ XV, nhưng cũng chính là một trong những nguyên nhân trọng yếu đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của vương triều này. Trên thực tế, tôn quân quyền triệt để là con dao hai lưỡi, chỉ phát huy tác dụng tích cực nếu người đứng đầu có đủ khả năng lãnh đạo đất nước, còn nếu ngược lại sẽ đưa đến những hệ lụy rất xấu. Sai lầm của Lê Thánh Tông là ở chỗ ông không hình dung được rằng sau này con cháu không phải ai cũng có khả năng điều hành đất nước như ông, hơn nữa bản thân vị vua này ngồi trên ngai vàng quá lâu nhưng không chuẩn bị kĩ cho việc tốt nghiệp đã khiến cho triều đình nhà Lê phải trả giá đắt.
Việc độc tôn Nho giáo trong mối quan hệ với các tôn giáo - hệ tư tưởng còn lại một mặt đã góp phần ổn định các quan hệ rường cột của xã hội, phát triển giáo dục và góp phần đưa đến những thành tựu văn hiến đặc sắc. Nhưng mặt khác lại không hợp thời lắm khi cuộc khủng hoảng về ý thức hệ tư tưởng sắp manh nha ở các quốc gia phong kiến Đông Á, đồng thời làm cho đời sống chính trị, văn hóa, tư tưởng của Đại Việt trở nên ngột ngạt, bức bí.
Như vậy, nhìn tổng thể, cải cách của Lê Thánh Tông đã ít nhiều phá vỡ sự hài hòa trong kết cấu hình thái kinh tế - xã hội Đại Việt thế kỉ XV.