Nội dung tài liệu
1. Sự thành lập và quá trình phát triển
a. Vương quốc Chăm-pa ra đời
- Nước Chăm-pa thuộc miền Trung của nước ta ngày nay (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận..)
- Điều kiện tự nhiên: dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới.
- Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập ách cai trị đối với vùng đất ở phía Nam dãy Hoành Sơn nước ta, đặt tên gọi là quận Nhật Nam.
- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đồ ách cai trị ngoại bang, lập ra nước Lâm Ấp (tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa).
b. Chặng đường hơn 8 thế kỉ đầu tiên
- Vương quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với vai trò của những vùng đất khác nhau:
+ Trước thế kỉ VIII: kinh đô Si-ha-pu-ra (Duy Xuyên- Quảng Nam)
+ Đầu thế kỉ VIII: kinh đô Vi-ra-pu-ra (Phan Rang - Ninh Thuận)
+ Thế kỉ IX: kinh đô In-đra-pu-ra (Thăng Bình- Quảng Nam).
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
a. Hoạt động kinh tế
- Hoạt động kinh tế của người Chăm xưa rất đa dạng:
+ Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất)
+ Khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng (trầm hương, kì nam,...) và dưới biển (cá, tôm, ngọc trai,...).
+ Buôn bán bằng đường biển
- Nhận xét về hoạt động kinh tế của người Chăm-pa
+ Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới đã tác động đến hoạt động kinh tế của cư đân Chăm-pa rất đa dạng đó là sự kết hợp của nghề nông nghiệp trồng lúa, nghề thủ công, nghề đi biển và giao thương hàng hải....
+ Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi, buôn bán trong nước và với các nước khác.
b. Tổ chức xã hội
- Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là tể tướng, quan văn và quan võ
- Ở câp địa phương: châu => huyện => làng
- Xã hội gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và 1 bộ phận nhỏ nô lệ.
3. Một số thành tựu văn hóa
a. Chữ viết: sáng tạo ra chữ viết riêng (Chăm cổ) trên cơ sở chữ Phạn.
b. Tín ngưỡng và tôn giáo:
+ Thờ thần tự nhiên (Mặt Trời, Núi, Nước, Lúa,...)
+ Tôn giáo: du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hoá tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn,...).
c. Lễ hội: tổ chức nhiều lễ hội, tiêu biểu nhất là Ka-tê.
=> Đặc sắc, phong phú, đa dạng…