Nội dung tài liệu
Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu
1. Bảo vệ môi trường nước
- Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu phong phú: nước sông, nước ngầm, hồ.
- Thực trạng: tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hoạt động sản xuất sinh hoạt làm cho nguồn nước châu Âu bị ô nhiễm.
- Giải pháp:
+ Ban hành các quy định về nước, nước thải, nước uống để kiểm soát chất lượng nước.
+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghẹ xử lí nước thải.
+ Giảm sử dụng hóa chất trong nông nghiệp.
+ Nâng cao ý thức của người dân
- Kết quả: Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sản xuất và sinh hoạt.
2. Bảo vệ môi trường không khí
- Thực trạng: Hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của hô gia đình, sản xuất nông nghiệp... là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở châu Âu.
- Giải pháp:
+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… trong sản xuất điện.
+ Làm sạch khí thải các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh sử dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.
3. Bảo về đa dạng sinh học
- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng:
+ Rừng: góp phần điều hòa khí hậu, giữa đất, giữa nước, bảo về đa dạng sinh học cung cấp gỗ cho sản xuất.
+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng thúc đẩy sự phát triển ngành thủy sản ở châu Âu.
- Hiện trạng: Suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu, nhiều loài động thưc vật bị suy giảm về số lượng như một số loài chim, côn trùng, cá….
- Biện pháp:
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản
+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ, xây dựng các vành đai xanh quanh đô thị
+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng.