Tài liệu liên quan
Nội dung tài liệu
Bài 5: Khí hậu Việt Nam
I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
1. Tính chất nhiệt đới
- Nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn quanh năm, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm²/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm²/năm trên phạm vi cả nước.
- Số giờ nắng dao động từ 1 400 giờ năm đến 3 000 giờ năm.
- Nhiệt độ trung bình năm của cả nước đều trên 20°C và tăng dần từ bắc vào nam, trừ các vùng núi cao.
2. Tính chất ẩm
- Tính chất ẩm của khí hậu được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.
- Tổng lượng mưa năm tại Việt Nam phổ biến từ 1 500 mm đến 2 000 mm.
- Cân bằng ẩm luôn dương.
- Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.
3. Tính chất gió mùa
- Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa.
- Nước ta có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.
- Gió mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thổi theo hướng đông bắc, tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc, và khi di chuyển xuống phía nam, bị suy yếu và thay thế bởi Tín phong bán cầu Bắc.
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10):
+ Đầu mùa hạ: gió mùa Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; khi vượt qua dãy Trường Sơn gây khô nóng cho Trung Bộ và Nam Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên; kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam.
+ Ở Bắc Bộ, gió mùa Đông Nam thổi mạnh vào mùa hạ.
II. Sự phân hoá đa dạng của khí hậu
Khí hậu nước ta có sự phân hoá da dạng từ bắc vào nam, từ tây sang dông và phân hoá theo độ cao.
1. Sự phân hoá khí hậu từ bắc vào nam và từ tây sang đông
- Từ bắc vào nam, khí hậu nước ta được phân ra làm hai miền:
- Miền phía bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Miền phía nam có khí hậu cận xích đạo gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. Mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
- Khu vực ven biển miền Trung từ 11°B đến 18°B có mùa mưa lệch vào thu đông.
- Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng từ tây sang đông được tạo ra bởi địa hình và hoạt động của các khối khí thịnh hành, với vùng biển, thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
2. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao
- Các khu vực địa hình núi có khí hậu thay đổi theo độ cao tạo ra các đai khí hậu.
+ Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao từ 0m đến 600-700m ở miền Bắc và 0m đến 900-1000m ở miền Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ ranh giới trên của đai nhiệt đới gió mùa đến khoảng 2,600m, với khí hậu mát mẻ và mưa nhiều.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2,600m trở lên, với khí hậu ôn đới, nhiệt độ không vượt quá 15°C quanh năm, mùa đông lạnh và có thể có tuyết rơi.
III. Ảnh hưởng của khí hậu đến các hoạt động kinh tế
1. Đối với sản xuất nông nghiệp
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm và trồng nhiều vụ một năm, tạo năng suất cao và sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
- Tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh: Cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp khác nhau giữa các vùng, tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh với nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau.
- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng do sự phân hoá khí hậu từ bắc vào nam, từ tây sang đông và theo độ cao địa hình.
- Sản xuất nông nghiệp bấp bênh, nhiều rủi ro: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây thiên tại, dịch bệnh,... gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Đối với sự phát triển du lịch
- Hoạt động du lịch ở nước ta có thể diễn ra quanh năm, tùy theo khí hậu của từng địa phương trong từng mùa.
- Ở miền Bắc, hoạt động du lịch biển thường diễn ra vào mùa hạ, nhưng các vùng núi cao như Sa Pa và Mẫu Sơn trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn vào mùa đông.
- Ở miền Nam, nhiệt độ cao quanh năm cho phép tổ chức hoạt động du lịch biển trong tất cả các mùa, và các cao nguyên có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt và Măng Đen cũng phát triển hoạt động du lịch.
- Sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết bất thường của khí hậu nước ta có thể làm gián đoạn hoạt động du lịch ở nhiều địa phương trên cả nước.