Nội dung tài liệu
1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà
* Ai Cập
- Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi là một thung lung hẹp và dài. Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp giới ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuy-ê, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á.
- Sông Nin dài khoảng 6400km, đoạn chảy qua Ai Cập dài 700km. Vai trò của sông Nin: bồi đắp phù sa; cung cấp nước tưới; đường giao thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa…
- Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh. Đây chính là điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và cư dân Ai Cập bước vào thời kì có nhà nước khá sớm. Sông Nile là huyết mạch, nền tảng của văn minh Ai Cập. “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile” – Herodotus.
* Lưỡng Hà
- Lưỡng Hà là một vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigrơ (Tigris) và Ơphrát (Euphrates) thuộc Tây Á hiện nay, nằm trên lãnh thổ một số nước như Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ.... Người Hy Lạp cổ đại gọi đây là Mésopotamie, có nghĩa là vùng đất giữa hai sông.
- Bồi đắp phù sa (chỉ cần công cụ gỗ, đá cũng có thể trồng cấy được); cung cấp nước tưới (rất dồi dào, nhưng lại theo mùa lũ nên phải làm thuỷ lợi, kênh, mương tưới tiêu,...); đường giao thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa (sông là đường giao thông chính giữa các vùng).
- Trên những cánh đồng rộng lớn, màu mỡ do phù sa các sông bồi đắp, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, sớm tạo ra của cải dư thừa. Do đó, nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà hình thành sớm, cả khi chưa có đồ sắt.
- Nhu cầu hợp tác làm thuỷ lợi, chinh phục các dòng sông,... cư dân đã sớm liên kết thành các công xã, tạo điếu kiện cho nhà nước ra đời sớm.
- Nhu cầu chinh phục các dòng sông, phát triển kinh tế,... nên người Ai Cập và Lưỡng Hà có nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trồng trọt.. (phát minh ra cái cày, bánh xe, phát triển thiên văn học, chinh phục các dòng sông,...)
2. Hành trình thành lập nhà nước của người Ai Cập, Lưỡng Hà
- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập, Lưỡng Hà
+ Năm 3200 TCN, Quá trình thống nhất Ai Cập được thực hiện bằng chiến tranh, ông vua Mê-nét thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập trải qua các giai đoạn: Tảo kì vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc, đến thế kỉ I TCN thì bị La Mã xâm chiếm và thống trị.
+ Ở Lưỡng Hà, người Xu-me, Ác- cát, Át-xi-ri, Babilon...đã thành lập vương triều và thay nhau làm chủ vùng đất này đến khi Ba Tư xâm lược (nhiều tộc người thay nhau thành lập các nhà nước ở Lưỡng Hà).
Ai Cập cổ đại |
Lưỡng Hà |
||
Thời gian |
Tên vương quốc |
Thời gian |
Tên vương triều |
3200 TCN |
Tảo vương quốc |
3000 TCN |
Nhà nước của người Xu-me |
2700 TCN |
Cổ vương quốc |
1792 TCN |
Thời kì trị vì của vua Ha-mu-ra-bi |
2100 TCN |
Trung vương quốc |
||
1600 TCN |
Tân Vương quốc |
||
1100 TCN |
Hậu kì vương quốc |
3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà
|
Ai Cập |
Lưỡng Hà |
Chữ viết |
Chữ tượng hình, phát minh ra giấy |
Chữ hình nêm (hình góc) |
Toán học |
Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân. |
Theo hệ đếm 60 từ đó người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây, tính được diện tích các hình. |
Lịch |
Một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, một tháng có 30 ngày |
Chia 1 năm thành 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày |
Y học |
Kĩ thuật ướp xác |
|
Kiến trúc |
Kim tự tháp và tượng Nhân sư |
Vườn treo Babilon |
- Đây là những thành tựu văn hóa rất quan trọng, nổi bật trong số đó có nhiều thành tựu còn tồn tại và có giá trị đến ngày nay, đóng góp to lớn đối với nền văn minh nhân loại.
Þ Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà là một trong số những nền văn minh rực rỡ nhất nhân loại.