Nội dung tài liệu
1. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII
* Bối cảnh lịch sử
- Mâu thẫn Trịnh- Nguyễn: Chúa Nguyễn muốn cát cứ, xây dựng chính quyền tự chủ để có tiềm lực đối đầu với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
- Sự gia tăng dân số: Chủ yếu là luồng di cư người Việt từ phía Bắc vào và người Hoa từ Trung Quốc
- Tình hình các nước láng giềng: Sự suy yếu của vương quốc Hoa Anh (tàn quân của vương quốc Champa lập nên); chính quyền Chân Lạp
- Sự thuần phục của nhóm quan lại nhà Minh: Đem đến cho cho chính quyền một vùng đất rộng lớn ở phía Nam
* Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam
- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá
- 1611: Lập phủ Phú Yên
- 1653: Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập
- 1698: Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, TP. HCM ngày nay) được thành lập
- 1757: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay
* Nhận xét về quá trình khai phá vùng đất phía Nam
- Quá trình mở rộng lãnh thổ gắn liền với địa bàn của quốc gia Champa và Chân Lạp
- Diễn ra chủ yếu là con đường hòa bình
- Thực thi chủ quyền bằng việc lập đơn vị hành chính, cử quan lại đến cai trị, cho dân đi khẩn hoang, tiến hành quản lý kinh tế - xã hội…
- Kết quả: chúa Nguyễn đã xây dựng nên một chính quyền độc lập riêng biệt ở Đàng Trong
2. Quá trình thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các chúa Nguyễn
– Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải:
+ Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Ý nghĩa: Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
– Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này (cuối thế kỉ XVIII).