Nội dung tài liệu
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á.
a. Đông Nam Á hải đảo
Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á hải đảo diễn ra sớm, quyết liệt, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Ở In-đô-nê-xi-a: phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan đã bùng nổ rộng khắp ở: khởi nghĩa A-chê do hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô lãnh đạo (1825-1830), khởi nghĩa A-chê (tháng 10 – 1873), Xu-ma-tra (1873 – 1909), Ba-tắc (1878 – 1907), Ca-li-man-tan (1884-1886)...
+ Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm 1521, lan rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn 3 thế kỉ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô (1744 – 1829), năm 1872 có khởi nghĩa ở Ca-vi-tô...
b. Đông Nam Á lục địa
- Ở Miến Điện, phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.
- Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ mạnh mẽ và từng bước lan rộng.
- Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. Phong trào kháng chiến lan rộng ra các tỉnh Nam Kì và Bắc Kì, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Ở Cam-pu-chia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892); của A-cha Xoa (1863 – 1866); của Pu-côm-bô (1866 – 1867),…
2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975 trải qua ba giai đoạn phát triển chính:
- Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Đây là giai đoạn phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dần được thay bằng phong trào theo xu hướng tư sản. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha, cuộc cách mạng mang tính chất tư sản chống đế quốc ở Phi-líp-pin (1896 – 1898).
+ Sự phát triển của giai cấp vô sản và phong trào đấu tranh chống thực dân ở các nước Đông Nam Á đã dần dần tạo nền tảng cho sự hình thành xu hướng mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- 1920 – 1945: Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực. Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin (trong những năm 1930), mở ra xu hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
- 1945 – 1975: Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong giai đoạn này, thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nước trong khu vực đều phải trải qua cuộc đấu tranh gian khổ, kéo dài nhiều thập niên sau chiến tranh để giành lại nền độc dân tộc, trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyền. Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 – 1954), làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền trong năm 1945; Phi-líp-pin (1946) và Miến Điện (1947) được trao trả độc lập. Trong hơn 20 năm sau (1954 – 1975), các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Bru-nây được trao trả độc lập năm 1984).
v Nhận xét
- Như vậy, thực tế lịch sử cho thấy, để giành lại độc lập dân tộc, nhân dân các nước Đông Nam Á đều phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ vì các cường quốc thực dân không dễ dàng từ bỏ thuộc địa của mình.
- Cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do diễn ra dưới những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước và tác động của những nhân tố bên trong cũng như bên ngoài khu vực. Đặc biệt là những tác động của chiến tranh lạnh, của trật tự thế giới hai cực và ý đồ chiến lược của các nước lớn đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình khu vực và cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở Đông Nam Á.
- Các nước giành được độc lập ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để bảo vệ nền độc lập của mình.
+ Sau khi tuyên bố độc lập năm 1945, Inđônêxia phải mất 4 năm vừa đấu tranh, vừa thương thuyết mới trở thành một quốc gia có chủ quyền.
+ Việt Nam, Lào phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ kéo dài 30 năm để giành lại độc lập, tự do.
- Trong khi đó Malaixia, Singapo, Brunây đã đi đến độc lập dân tộc trải qua nhiều năm kiên trì đấu tranh, đàm phán với chính quyền thực dân Anh. Sau khi giành được độc lập, một số nước (Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Philippin, Brunây) còn phải tiếp tục chịu áp lực của các nước thực dân trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...
Cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền thực sự và đầy đủ còn tiếp điển trong nhiều năm sau khi tuyên bố độc lập.
3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
* Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
v Tiêu cực
- Về kinh tế, sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài. Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là “vựa lúa” của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên.
- Về chính trị, việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
- Về văn hoá, chính sách nô dịch, áp đặt văn hoá ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của nền văn hoá các dân tộc ở Đông Nam Á.
+ Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng đồng nghĩa với sự áp đặt những giá trị văn minh mới - văn minh phương Tây. Sự áp đặt ấy làm xói mòn những giá trị truyền thống của các nước Đông Nam Á, trước hết là “Giá trị châu Á”. Chính có "Giá trị châu Á" mới có "con rồng châu Á" mà Xingapo là con rồng nổi trội.
+ Chính sự phá hoại đó của chủ nghĩa thực dân đã dẫn tới sự xung đột của các nền văn minh - văn minh phương Đông và văn minh phương Tây. Sự xung đột ấy không chỉ để lại vết thương trong những thế kỷ trước, mà hậu quả của nó còn kéo dài đến tận ngày nay.
v Tích cực
- Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở (mở mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng mới,...).
- Chính sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, ở khía cạnh nào đó, đã phá vỡ xã hội cổ truyền, các làng xã đóng kín của Đông Nam Á, đưa chủ nghĩa tư bản còn xa lạ vào xã hội này. Với sự phá vỡ những ngành sản xuất cũ, phát triển những ngành công nghiệp mới, chủ nghĩa thực đã bắt đầu lôi cuốn các quốc gia Đông Nam Á vào quá trình hội nhập với thế giới.
- Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân về chính trị đã xoá bỏ đi tính địa phương cát cứ và sự chia rẽ mang tính địa lý từ rất lâu đời, tạo ra một sự thống nhất dân tộc. Điều này không mâu thuẫn với chính sách chia để trị của chủ nghĩa thực dân. Lịch sử đã ghi nhận ở bán đảo Mã Lai, ở quần đảo Inđônêxia... luôn luôn biến động về mặt chính trị, địa lý vì sự cát cứ, chia rẽ của các tiểu quốc. Chế độ thống trị thực dân mặc dù vẫn duy trì các tiểu quốc (như ở Mã Lai...) nhưng đã thống nhất được về mặt chính trị và hành chính. Sau này, các chính phủ dân tộc đã kế thừa di sản này.
- Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân đã tạo ra một quá trình tiếp thu chính thể dân chủ đại nghị từ phương Tây, vốn là trung tâm của các cuộc cách mạng tư sản.
à Với hệ thống luật pháp tư sản được đưa vào thuộc địa, nó đã góp phần phá vỡ những hủ tục truyền thống phong kiến của xã hội cổ truyền, từng bước đưa các nước này bước vào thời đại văn minh.
* Quá trình tái thiết và phát triển
- Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.
v Công nghiệp hoá hướng nội
- Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là một đường lối công nghiệp hóa theo đó quốc gia tiến hành công nghiệp hóa nỗ lực thành lập và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp trong nước để sản xuất ra các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
- Thời gian: trong những năm đầu sau khi giành được độc lập (khoảng những năm 50 – 60 thế kỉ XX).
- Mục tiêu: giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng trong nước, tạo cơ sở cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
VD: - Indonesia: 1950-1956, chú trọng vào chính sách kinh tế tự do, khuyến khích tư bản tư nhân phát triển, hạn chế đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế.
- Philippines:
+ Củng cố nền độc lập dân tộc, khắc phục sự phụ thuộc 1 chiều của nền kinh tế.
+ Đầu tư vào những nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước như Công nghiệp dệt may, chế biến nông sản, thực phẩm, chế tạo máy móc, công cụ phục vụ nông nghiệp, cơ giới hoá
+ 1963, thông qua cải cách ruộng đất
- Singapore:
+ Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển các khu CN tập trung với đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết
+ Trong công nghiệp chú trọng: lọc dầu, sửa chữa tàu thủy, công nghiệp điện tử. Đến năm 1965 tổng ngành công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm quốc nội tăng 15,6% với 84000 việc làm mới
- Thái Lan:
+ Phát triển kinh tế xã hội với chính sách 5 năm lần thứ nhất khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác nông phẩm, công nghiệp hoá chế tạo
+ Năm 1951, Nông nghiệp chiếm 50,1%, công nghiệp là 18,9% và dịch vụ là 31%
- Thành tựu: đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế - xã hội. Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo…
- Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, tệ tham nhũng, quan liêu…
v Công nghiệp hoá hướng ngoại
- Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo là một chiến lược công nghiệp hóa lấy phát triển khu vực sản xuất hàng xuất khẩu làm động lực chủ yếu lôi kéo phát triển toàn nền kinh tế. Tiến hành mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung cho xuất khẩu và phát triển ngoại thương.
- Thời gian: từ những thập kỉ 60-70 thế kỉ XX trở đi.
- Trong chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình. Các biện pháp ưu tiên thường được sử dụng gồm: trợ cấp xuất khẩu, tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thông tin thị trường, tạo thuận lợi cho nhập khẩu đầu vào cho sản xuất...
- Những ngành được lựa chọn là những ngành mà quốc gia có lợi thế
VD: - Indonesia:
+ Với chính sách 5 năm lần thứ nhất (1969-1974): khôi phục nền kinh tế, tạo mức phát triển ổn định, từng bước đưa nền kinh tế đi lên.
+ Đầu tư vào nước ngoài, tập trung vào thế mạnh trong nước như khai thác dầu mỏ
+ Thực hiện Cách mạng xanh trong nông nghiệp
- Philippines:
+ Khuyến khích sản xuất mặt hàng truyền thống và phi truyền thống
+ Khu chế xuất được đầu tư và phát triển
+ Công nghiệp được chú trọng: luyện kim, xây dựng và cơ khí
+ Cách mạng xanh trong trồng lúa và ngũ cốc
- Singapore:
+ Thu hút đầu tư đa quốc gia vào các ngành sản xuất nhiều lao động
+ Năm 1968, ngân hàng phát triển Singapore (DSB) thành lập và hỗ trợ nhà nước nhằm cấp vốn dài hạn
+ Cải tổ hệ giáo dục
+ Đầu tư sản xuất thành lập xí nghiệp lớn về đóng tàu, dầu khí, xây dựng...
- Kết quả: các nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng của các nước này khá cao. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng nhanh. Singapore trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong 4 “con rồng” ở châu Á.
- Hạn chế: phụ thuộc vốn, thị trường bên ngoài, đầu tư bất hợp lí… Năm 1997 – 1998, các nước ASEAN trải qua cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm mới được khắc phục, kinh tế dần phục hồi.
- Các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX. Sau khi giành độc lập năm 1984, Bru-nây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mi-an-ma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
- Các nước đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến căn bản.
- Từ những năm 1990 đến nay: Chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác khu vực; tập trung triển khai nền kinh tế 4.0. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này khá cao. Xin-ga-po trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế của châu Á. Bước sang thế kỉ XXI, các nước này đang tích cực triển khai trong khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế đồng đều (AFEED).