Nội dung tài liệu
Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á
1. Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á
- Hiện nay, châu Á có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Trên bản đồ chính trị châu Á gồm 6 khu vực: Bắc Á; Trung Á; Đông Á; Tây Á; Nam Á; Đông Nam Á
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia châu Á rất khác nhau.
+ Những nước phát triển hàng đầu: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…
+ Những nước công nghiệp mới: Hàn Quốc, Xin-ga-po,..
+ Các nước đang phát triển: Việt Nam,Lào,….
- Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của nhiều nước châu Á có chuyển biến tích cực.
2. Đặc điểm tự nhiên các khu vực châu Á
a. Khu vực Bắc Á
- Địa hình: 3 khu vực địa hình chính là đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia, miền núi Đông và Nam Xi-bia.
- Khí hậu, cảnh quan
+ Vùng giáp Bắc Băng Dương thuộc đới lạnh với thực vật chủ yếu là đài nguyên.
+ Phần lớn lãnh thổ còn lại có khí hậu ôn đới lục địa với thực vật chủ yếu là rừng tai-ga
- Sông ngòi: chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, lũ vào mùa xuân. Các sông và hồ lớn: sông Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi, hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới…
- Khoáng sản: sắt, thiếc, đồng, than đá, dầu mỏ,…
b. Khu vực Trung Á
- Vị trí: nằm ở trung tâm châu Á không tiếp giáp đại dương, bị các hệ thống núi bao quanh.
- Khí hậu mang tính ôn đới lục địa.
- Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc, ngoài ra còn có rừng lá kim.
- Khoáng sản: than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý, kim loại màu.
c. Khu vực Đông Á
- Bộ phận lục địa: gồm Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn Quốc
+ Phía tây Trung Quốc: hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa; cảnh quan thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc là chủ yếu.
+ Phía đông: vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng, khí hậu ẩm hơn, thảo nguyên rừng ở phía bắc; rừng cận nhiệt ở miền Trung và rừng nhiệt đới ẩm ở phía nam.
+ Các con sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang,…
- Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam. Quần đảo Nhật bản có nhiều núi lửa.
- Khí hậu:
+ Phần lớn khu vực thuộc khí hậu ôn hòa
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới
+ Phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Khoáng sản: nhiều gồm sắt, đồng, chì, kẽm, than đá, dầu mỏ,…
d. Khu vực Tây Á
- Địa hình chia làm 3 khu vực: các sơn nguyên trên bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và miền núi cao.
- Khí hậu: khí hậu cận nhiệt địa trung hải ở phía bắc, nhiệt đới khô ở phía nam.
- Cảnh quan: hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích. Trên vùng núi cao phát triển rừng thưa và cây bụi.
- Sông ngòi: 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát. Biển Chết là hồ nước mặn.
- Khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ tập trung ở vịnh Péc-xích. Ngoài ra còn có đông, sắt, than đá,…
d. Khu vực Nam Á
- Các miền địa hình: miền núi Hi-ma-lay-a là hệ thống núi trẻ cao đồ sộ nhất thế giới, cao nguyên Đê-can, sơn nguyên I-ran, đồng bằng Ấn - Hằng.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Phía tây nam có khí hậu nhiệt đới khô.
+ Khu vực vùng núi khí hậu phân hóa đa dạng theo độ cao địa hình, theo hướng sườn.
- Sông ngòi: 2 con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng.
- Cảnh quan:
+ Rừng nhiệt đới ẩm ở phía đông;
+ Xa-van, hoang mạc ở phía tây và cảnh quan núi cao ở Hi-ma-lay-a.
- Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,…
e. Khu vực Đông Nam Á
- Lãnh thổ gồm 2 bộ phận:
+ Phần đất liền: địa hình gồm các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam hoặc tây bắc-đông nam, các cao nguyên thấp; đồng bằng tập trung ở ven biển và hạ lưu các con sông lớn.
+ Các quần đảo nằm trên vùng có nhiều động đất và núi lửa.
- Khí hậu: xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô. Quần đảo Phi-lip-pin chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới.
- Sông ngòi: sông Hồng, sông Mê Công, sông I-ra-oa-đi,… Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất khu vực.
- Cảnh quan: phần lớn là rừng nhiệt đới ẩm, phía tây có rừng rụng lá theo mùa. Trên các đảo có rừng xích đạo ẩm và rừng gió mùa.
- Khoáng sản: dầu mỏ, thiếc, sắt, than đá,…