I. Kiến thức cần nhớ.

+) Phép cộng: Số hạng + số hạng = tổng.

                        Số hạng chưa biết = tổng - số hạng đã biết

+) Phép trừ: Số bị trừ - số trừ = hiệu.

                     Số trừ = số bị trừ - hiệu

                     Số bị trừ = số trừ + hiệu

+) Phép nhân: Thừa số x thừa số = tích

                        Thừa số chưa biết  = tích : thừa số đã biết 

+) Phép chia: Số bị chia : số chia = thương

                      Số bị chia = thương x số chia

                      Số chia = Số bị chia : thương.

II. Các dạng bài tìm x thường gặp.

 Dạng 1: Các bài tìm x mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ còn vế phải là một số.

VD: Tìm x 

a) \(765+x=865\)

b) \(35:x=7\)

Giải:

a) \(765+x=865\)

              \(x=865-765\)

              \(x=100\)

b) \(35:x=7\)

           \(x=35:7\)

           \(x=5\)

Bài tập ứng dụng:

Tìm x

a) \(x-300=155\)

b) \(125+x=575\)

c) \(300-x=150\)

d) \(10x=100\)

e) \(200:x=10\)

f) \(x:6=9\)

 Dạng 2: Các bài tìm x mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với một chữ còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

VD: Tìm x.

a) \(x:7=35:5\)

b) \(x\times10=19+11\)

c) \(x+10=3\times11\)

Giải:

a)\(x:7=35:5\)

    \(x:7=7\) ( dạng 1)

    \(x=7\times7\)

    \(x=49\)

b) \(x\times10=19+11\)

     \(x\times10=30\)

      \(x=30:10\)

       \(x=3\)

c) \(x+10=3\times11\)

    \(x+10=33\)

    \(x=33-10\)

     \(x=23\)

Bài tập ứng dụng:

Tìm x:

a) \(x-15=20:5\)

b) \(x\times4=14+18\)

c) \(20-x=15:5\)

Dạng 3:Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

VD: Tìm x.

a) \(215-x:4=115\)

b) \(x\times10-216=34\)

Giải: 

a) \(215-x:4=115\)

    \(x:4=215-115\) ( dạng 2)

    \(x:4=100\)

    \(x=100\times4\)

    \(x=400.\)

b) \(x\times10-216=34\)

    \(x\times10=34+216\)

    \(x\times10=250\)

    \(x=250:10\)

    \(x=25\)

Bài tập ứng dụng:

Dạng 4: Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

VD: Tìm x.

a) \(\left(1111-x\right):5=200\)

b) \(\left(8+x\right).9=81\)

Giải:

a)\(\left(1111-x\right):5=200\)

     \(1111-x=200\times5\)

     \(1111-x=1000\)( dạng 2)

      \(x=1111-1000\)

      \(x=111\)

b) \(\left(8+x\right).9=81\)

    \(8+x=81:9\)

     \(8+x=9\)

     \(x=9-8\)

     \(x=1\)

Bài tập ứng dụng.

 

Dạng 5: Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

VD: Tìm x.

a) \(1111-x:5=111\)

b) \(263+x\times2=323\)

Giải:

a)\(1111-x:5=111\)

     \(x:5=1111-111\)

     \(x:5=1000\)( dạng 2)

      \(x=1000\times5\)

      \(x=5000\)

b) \(263+x\times2=323\)

    \(x\times2=323-263\)( dạng 2)

     \(x\times2=60\)

     \(x=60:2\)

     \(x=30\)

Dạng 6: Các bài toán tìm x mà vế trái là biểu thức có hai phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

VD: Tìm x

\(120-\left(x\times3\right)=30\times2\)

Giải:

\(120-\left(x\times3\right)=30\times2\)

\(120-\left(x\times3\right)=60\)( dạng 4)

\(x\times3=120-60\)

\(x\times3=60\)

\(x=60:3\)

\(x=20\)