Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Alcohol SVIP
I. Khái niệm, danh pháp
1. Khái niệm
- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm hydroxy (– OH) liên kết với nguyên tử carbon no.
- Alcohol no, đơn chức, mạch hở trong phân tử có một nhóm – OH liên kết với gốc alkyl, có công thức tổng quát là CnH2n+1OH (n ≥ 1).
Ví dụ: CH3 – OH; CH3 – CH2 – OH; ...
- Nếu alcohol có hai hay nhiều nhóm – OH thì các alcohol đó được gọi là các alcohol đa chức (polyalcohol).
Ví dụ: HO – CH2 – CH2 – OH; HO – CH2 – CH (OH) – CH2 – OH;…
- Bậc của alcohol là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm hydroxy. Ta có alcohol bậc I, alcohol bậc II và alcohol bậc III.
Alcohol | Bậc I | Bậc II | Bậc III |
Công thức tổng quát |
(R, R’, R’’ là các gốc hydrocarbon.)
2. Danh pháp
a) Danh pháp thay thế
Tên theo danh pháp thay thế của monoalcohol:
Tên hydrocarbon – vị trí nhóm – OH – ol
Ví dụ: CH3 – CH (OH) – CH2 – CH3: butan – 2 – ol.
Chú ý:
- Nếu nhóm – OH chỉ có một vị trí duy nhất thì không cần số chỉ vị trí nhóm – OH.
- Mạch carbon được ưu tiên đánh số từ phía gần nhóm – OH hơn.
- Nếu mạch carbon có nhánh thì cần thêm tên nhánh ở phía trước.
- Nếu mạch có nhiều nhóm – OH thì cần thêm độ bội (di, tri,...) trước “ol” và giữ nguyên tên hydrocarbon.
Tên hydrocarbon – vị trí nhóm – OH – độ bội nhóm – OH + “ol”
Ví dụ: HO – CH2 – CH2 – OH: ethane – 1, 2 – diol.
Công thức cấu tạo | Tên theo danh pháp thay thế | Tên thông thường |
CH3 – OH | methanol | methyl alcohol |
CH3 – CH2 – OH | ethanol | ethyl alcohol |
CH3 – CH2 – CH2 – OH | propan – 1 – ol | propyl alcohol |
CH3 – CH(OH) – CH3 | propan – 2 – ol | isopropyl alcohol |
HO – CH2 – CH2 – OH | ethane – 1,2 – diol | ethylene glycol |
HO – CH2 – CH (OH) – CH2 – OH | propane – 1,2,3 – triol | glycerol |
II. Đặc điểm cấu tạo
Trong phân tử alcohol, các liên kết O – H và C – O đều phân cực về phía nguyên tử oxygen có độ âm điện lớn.
\(\Rightarrow\) Trong các phản ứng hóa học, alcohol thường bị phân cắt ở liên kết O – H hoặc liên kết C – O.
III. Tính chất vật lí
- Các hợp chất propane, dimethyl ether và ethanol có phân tử khối gần tương đương nhau và có một số tính chất như sau:
Hợp chất |
Propane CH3CH2CH3 |
Dimethyl ether CH3OCH3 |
Ethanol CH3CH2OH |
Phân tử khối | 44 | 46 | 46 |
ts (oC) | - 42,1 | - 24,9 | 78,3 |
Độ tan (g/100g nước) | Không tan | 7,4 | Tan vô hạn |
- Ở điều kiện thường, các alcohol no, đơn chức từ C1 đến C12 ở trạng thái lỏng, các alcohol từ C13 trở lên ở trạng thái rắn. Các polyalcohol như ethylene glycol, glycerol là chất lỏng sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.
- Alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon, dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương và dễ tan trong nước do các phân tử alcohol có thể tạo liên kết hydrogen với nhau và với nước.
Khi số nguyên tử carbon trong phân tử tăng lên, độ tan trong nước của alcohol giảm nhanh do gốc hydrocarbon là phần kị nước tăng lên.
Alcohol | Nhiệt độ sôi (oC) |
Độ tan (g/100g nước ở 20oC) |
CH3OH | 64,7 | Tan vô hạn |
CH3CH2OH | 78,3 | Tan vô hạn |
CH3CH2CH2OH | 97,2 | Tan vô hạn |
CH3CH2CH2CH2OH | 117,7 | 8,3 |
CH3CH2CH2CH2CH2OH | 138 | 2,2 |
HOCH2CH2OH | 197 | Tan vô hạn |
HOCH2CH(OH)CH2OH | 290 | Tan vô hạn |
IV. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH
Liên kết O – H phân cực nên trong một số phản ứng, nguyên tử hydrogen trong nhóm hydroxy có thể bị thay thế.
Alcohol phản ứng với các kim loại mạnh như sodium, potassium giải phóng khí hydrogen:
2R – OH + 2Na \(\rightarrow\) 2RONa + H2
2. Phản ứng tạo ether
Khi đun nóng alcohol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được ether.
Ví dụ
3. Phản ứng tạo alkene
- Khi cho hơi alcohol no, đơn chức, mạch hở đi qua bột Al2O3 nung nóng hoặc đun alcohol với H2SO4 đặc, H3PO4 đặc, alcohol bị tách nước tạo thành alkene:
Ví dụ:
C2H5OH CH2 = CH2 + H2O
- Phản ứng tách nước của alcohol tạo alkene ưu tiên theo quy tắc Zaitsev:
Trong phản ứng tách nước của alcohol, nhóm – OH bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn.
Ví dụ:
4. Phản ứng oxi hóa
a) Oxi hóa không hoàn toàn
Khi phản ứng với các chất oxi hóa (ví dụ: CuO), các alcohol bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành các sản phẩm khác nhau tùy theo bậc của alcohol: alcohol bậc I bị oxi hóa thành aldehyde, alcohol bậc II bị oxi hóa thành ketone, alcohol bậc III không bị oxi hóa trong điều kiện này.
Ví dụ:
CH3CH2OH + CuO \(\overset{t{^\circ}}{\rightarrow}\ \) CH3CH = O + Cu + H2O
CH3 – CH(OH) – CH3 + CuO \(\overset{t{^\circ}}{\rightarrow}\) CH3 – CO – CH3 + H2O
b) Phản ứng cháy của alcohol
- Các alcohol có thể bị đốt cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide, hơi nước và tỏa nhiệt:
CnH2n+1OH + \(\frac{3n}{2}\ \)O2 \(\overset{t{^\circ}}{\rightarrow}\ \) nCO2 + (n+1)H2O
Ví dụ:
C2H5OH (l) + 3O2 (g) \(\overset{t{^\circ}}{\rightarrow}\) 2CO2 (g) + 3H2O (g) \(\mathrm{\Delta}rH_{298}^{o}\) = -1367 kJ/mol
- Ethanol được sử dụng phổ biến làm nhiên liệu cho đèn cồn, bếp cồn hoặc phối trộn với xăng để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
5. Phản ứng riêng của polyalcohol với Cu(OH)2
- Các polyalcohol có các nhóm – OH liền kề như ethylene glycol, glycerol có thể tác dụng với copper (II) hydroxide tạo dung dịch màu xanh lam đậm.
Vì vậy, phản ứng này có thể dùng để nhận biết các polyalcohol có các nhóm – OH liền kề.
V. Ứng dụng
VI. Điều chế
1. Hydrate hóa alkene
Các alcohol có thể được điều chế bằng phản ứng hydrate hóa alkene. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp để điều chế ethanol.
CH2 = CH2 + H2O \(\overset{H_{3}PO_{4},t{^\circ}}{\rightarrow}\) C2H5OH
2. Điều chế ethanol bằng phương pháp sinh hóa
- Khi lên men tinh bột ((C6H10O5)n), enzyme sẽ phân giải tinh bột thành glucose (C6H12O6), sau đó sẽ chuyển hóa thành ethanol:
(C6H10O5)n + nH2O \(\overset{enzyme}{\rightarrow}\) nC6H12O6
C6H12O6 \(\overset{enzyme}{\rightarrow}\) 2C2H5OH + 2CO2
- Ngoài các sản phẩm chứa tinh bột (gạo, ngô, sắn,...) người ta còn sử dụng các phế phẩm của công nghiệp đường, chế phẩm thủy phân cellulose,... để sản xuất ethanol.
- Phương pháp sinh hóa được sử dụng phổ biến để sản xuất các đồ uống có cồn, điều chế ethanol làm nhiên liệu sinh học.
3. Điều chế glycerol
Trong công nghiệp, glycerol được tổng hợp từ propylene theo sơ đồ sau:
Ngoài ra, glycerol còn thu được khi thủy phân chất béo trong quá trình sản xuất xà phòng.
1. Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm – OH liên kết với nguyên tử carbon no.
2. Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1 (n\(\geq\)1).
3. Bậc của alcohol là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm – OH.
4. So với hydrocarbon và dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đưởng, các alcohol thường có nhiệt độ sôi cao hơn và dễ tan trong nước.
5. Tính chất hóa học:
ROH \(\overset{+ Na}{\rightarrow}\) RONa ; ROH + O2 \(\overset{t{^\circ}}{\rightarrow}\) CO2 + H2O ROH \(\overset{H_{2}SO_{4}\ đặc,\ t{^\circ}}{\rightarrow}\) ROR; ROH \(\overset{H_{2}SO_{4}\ đặc,\ t{^\circ}}{\rightarrow}\) Alkene
(Alcohol no, đơn chức, mạch hở, từ C2 trở lên)
R – CH2 – OH \(\overset{+ \ CuO,\ t{^\circ}}{\rightarrow}\) R – CH = O; R – CH(OH) – R’ \(\overset{+ \ CuO,\ t{^\circ}}{\rightarrow}\) R – CO – R 6. Điều chế ethanol từ C2H4 hoặc từ tinh bột (lên men). Điều chế glycerol từ propene.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây