Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Bắc Ninh SVIP
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
Dặm hồng bụi cuốn chính an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trưởng.
(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều,
Nguyễn Du, NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr.142-143)
Chú thích: (1) Màu quan san: vé xa xôi cách trở
(2) Chính an: việc đi đường xa
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Thể thơ: lục bát.
Câu 2: Những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ: rừng phong, dặm hồng bụi cuốn, ngàn dâu, vầng trăng.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 02 hình ảnh đạt 0.75 điểm.
- Học sinh trả lời được 01 hình ảnh đạt 0.5 điểm.
- Học sinh chép cả 04 câu thơ cho 0.5 điểm.
Câu 3:
- Điệp từ: người, kẻ.
- Tác dụng của phép điệp:
+ Diễn tả tình cảnh chia li và tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung của Thúy Kiều và Thúc Sinh.
+ Giúp cho lời thơ nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa.
- Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0.5 điểm.
Câu 4:
Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều:
- Nỗi buồn li biệt và sự nhớ thương khôn nguôi dành cho Thúc Sinh.
- Sự cô đơn, trống trải khi vò võ nơi phòng vắng.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa.
- Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0.25 điểm.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Anh/chị hãy thuyết minh đoạn trích sau:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Gà eo óc gáy sương năm trồng
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu đằng đặng tựa miền biển xa
Hương gượng đất hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gáy ngôn đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.
(Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,
Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.87)
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh
Giới thiệu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
c. Triển khai vấn đề
Trình bày những hiểu biết một cách chính xác, có cảm xúc và sâu sắc về tác giả, nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:
- Đặng Trần Côn (?-?) sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ông cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm.
- Dịch giả Đoàn Thị Điểm (1705-1748) là người nổi tiếng thông minh, có tài về văn chương.
- Chinh phụ ngâm là khúc ngâm nổi tiếng nhất viết về tình cảnh của người phụ nữ có chồng ra chiến trận.
- Đoạn trích viết về tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không rõ tin tức, không rõ ngày trở về.
* Thuyết minh về nội dung đoạn trích:
- Tám câu đầu: Nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ.
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua những hành động lặp đi lặp lại nhàm chán, vô vị: một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần; gửi gắm niềm hi vọng vào tiếng chim thước mang tin vui nhưng thực tế tin tức của người chồng vẫn vô vọng “Ngoài rèm thước chẳng mách tin”.
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đổi bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya, hi vọng có người cùng san sẻ nỗi lòng nhưng không thể, vì đèn chỉ là một vật vô tri.
- Tám câu sau: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ.
+ Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ “đằng đẵng như niên”.
+ Để giải tỏa nỗi sầu, người chinh phụ đã tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng tất cả chỉ là sự miễn cưỡng, chán chường, gượng đốt, gượng soi, gượng gảy…. Vì thế, mối sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn.
Hướng dẫn chấm: Thuyết minh đầy đủ, sâu sắc nội dung của đoạn trích (3.5 điểm); thuyết minh đầy đủ nhưng chưa sâu (2.0-3.0 điểm); thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1.0-1.5 điểm); thuyết minh sơ lược, không rõ nội dung (0.5 điểm).
* Thuyết minh về nghệ thuật đoạn trích:
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Giọng điệu trữ tình bi thương.
- Thể thơ song thất lục bát phù hợp với việc diễn tả tâm trạng sầu thương của nhân vật trữ tình.
- Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…
Hướng dẫn chấm: Thuyết minh đầy đủ nghệ thuật của đoạn trích (1.0 điểm); thuyết minh còn sơ lược, không làm rõ nghệ thuật (0.5 điểm)
* Thuyết minh về ý nghĩa đoạn trích:
- Đoạn trích đã thể hiện được nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi.
Hướng dẫn chấm: Thuyết minh đầy đủ ý nghĩa của đoạn trích (0.5 điểm), thuyết minh còn sơ lược (0.25 điểm).
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trình bày.