Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 10. Mặt cắt và hình cắt SVIP
I. KHÁI NIỆM
- Giả sử cắt vật thể bằng một mặt phẳng cắt tưởng tượng, bỏ đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt.
- Chiều phần còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt ta nhận được:
+ Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
+ Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
- Phần tiếp xúc của vật thể với mặt phẳng cắt được vẽ kí hiệu vật liệu theo quy định.
- Nếu không cần phân biệt các loại vật liệu khác nhau thì:
+ Mặt cắt được vẽ theo kí hiệu kim loại.
+ Đường gạch mặt cắt được vẽ:
-
Bằng nét liền mảnh.
-
Song song và nghiêng 45° so với đường bao hoặc đường trục.
- Vị trí của mặt phẳng cắt được vẽ bằng nét cắt (nét gạch dài-chấm-đậm) và có mũi tên chỉ hướng chiều.
- Mặt cắt và hình cắt phải được đặt tên bởi cặp chữ cái viết hoa.
- Chữ cái này cũng được đặt bên cạnh mũi tên chỉ hướng chiếu.
II. MẶT CẮT
1. Một số loại mặt cắt
- Mặt cắt được sử dụng khi các hình chiếu khó thể hiện được đầy đủ hình dạng của chi tiết.
- Thường sử dụng hai loại mặt cắt là:
+ Mặt cắt rời:
-
Là mặt cắt được đặt bên ngoài hình chiếu.
-
Mặt cắt rời có thể được đặt ở vị trí bất kì trên bản vẽ và phải có kí hiệu kèm theo.
-
Trường hợp đặt tại vị trí mặt phẳng cắt và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch dài-chấm-mảnh thì không cần định tên.
-
Mặt cắt rời được sử dụng khi đường bao mặt cắt phức tạp.
+ Mặt cắt chập:
-
Đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiều, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền mảnh.
-
Mặt cắt chập được sử dụng khi đường bao mặt cắt đơn giản.
2. Vẽ mặt cắt
- Bước 1: Vẽ hình chiếu và xác định vị trí mặt phẳng cắt.
- Bước 2:
+ Vẽ mặt cắt của vật thể bên ngoài hình chiếu hoặc ngay trên hình chiếu.
+ Tô đậm các nét theo quy định.
III. HÌNH CẮT
1. Một số loại hình cắt
Theo phần vật thể bị cắt, hình cắt được phân loại như sau:
- Hình cắt toàn phần:
+ Hình cắt nhận được khi sử dụng một mặt phẳng cắt toàn bộ vật thể.
+ Thường được sử dụng đối với vật thể không đối xứng.
- Hình cắt bán phần:
+ Là hình cắt của vật thể đối xứng được vẽ một nửa là hình chiếu, còn nửa đối xứng kia là hình cắt và chúng được phân chia bởi trục đối xứng.
- Hình cắt cục bộ:
+ Dùng để biểu diễn cấu tạo một phần vật thể.
+ Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.
2. Vẽ hình cắt
Để vẽ hình cắt cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1:
+ Vẽ hình chiếu của vật thể.
+ Vẽ nét cắt và mũi tên xác định vị trí mặt phẳng cắt và hướng chiếu.
Bước 2:
+ Xoá bỏ đường bao của phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt.
+ Các cạnh khuất, đường bao khuất sau khi cắt thành cạnh thấy, đường bao thấy được vẽ nét liền.
+ Kẻ đường gạch mặt cắt, tô đậm các nét theo quy định và ghi kí hiệu hình cắt.
c
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây