Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
- Quá trình sản xuất cơ khí là tác động vào vật liệu thông qua các công cụ để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
- Quá trình sản xuất bao gồm nhiều bước, mỗi bước tương ứng với nhiều công đoạn ở các phân xưởng chức năng khác nhau.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
1. Chế tạo phôi
- Phương pháp chế tạo phôi phổ biến trong sản xuất cơ khí gồm: đúc, gia công áp lực, hàn.
- Ví dụ: chế tạo phôi bánh xe ô tô (phương pháp đúc). Bánh xe ô tô có hình dạng tròn, có lỗ tâm và lỗ trục. Để chế tạo phôi bánh xe ô tô, người ta sử dụng khuôn đúc có hình dạng tương ứng. Vật liệu đúc thường là gang hoặc thép.
- Kiểm tra phôi có thể được thực hiện bằng các phương pháp kiểm tra chất lượng:
+ Kiểm tra ngoại quan.
+ Kiểm tra chất lượng bên trong.
2. Gia công tạo hình sản phẩm
- Quá trình gia công tạo hình sản phẩm là tác động vào phôi để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về hình dáng, kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt,...
- Yêu cầu của quá trình;
+ Lựa chọn phương pháp gia công.
+ Phối hợp các phương pháp.
- Kiểm tra được thực hiện bằng các thiết bị đo.
- Phương pháp gia công tạo hình sản phẩm cơ khí: gia công áp lực, tiện, phay, khoan.
- Ví dụ: gia công áp lực là một phương pháp gia công tạo hình phôi bằng cách tác dụng lực lên phôi để biến đổi hình dạng của phôi.
- Ví dụ: gia công tiện là một phương pháp gia công cắt gọt phôi bằng cách sử dụng dao tiện quay tròn để cắt phôi. Tiện được sử dụng để tạo ra các bề mặt tròn, trụ, côn,...
3. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
- Quá trình xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt là để đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết và sản phẩm cơ khí.
- Yêu cầu cơ tính bao gồm:
+ Độ cứng, chiều sâu lớp cứng, độ lớn.
+ Chiều của ứng suất dư.
+ Yêu cầu bảo vệ bề mặt.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau xử lí.
- Phương pháp xử lí: cơ tính hoặc hoá học.
- Phương pháp xử lí bảo vệ bề mặt phổ biến là sơn, mạ kim loại,...
@201752821496@
@201752833827@
4. Lắp ráp sản phẩm
- Bản chất: lắp ráp các chi tiết máy để tạo thành sản phẩm hoàn thiện, liên quan chặt chẽ với quá trình gia công tạo hình.
- Yêu cầu: đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm.
- Kiểm tra chất lượng vị trí tương quan giữa các chi tiết bằng các dụng cụ và kĩ thuật đo thích hợp.
- Một số phương pháp lắp ráp:
+ Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn.
+ Phương pháp lắp chọn.
+ Phương pháp lắp sửa.
- Ví dụ: lắp ráp máy tính máy tính là một quá trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Các chi tiết của máy tính được lắp ráp bởi các kỹ sư có tay nghề cao, đảm bảo sản phẩm hoàn thiện hoạt động ổn định và hiệu quả.
@201752951606@
@201753020458@
5. Đóng gói sản phẩm
- Bản chất của công đoạn đóng gói là bao bọc, cố định vị trí sản phẩm trong các vật chứa để bảo quản và vận chuyển.
- Các yêu cầu cho công đoạn đóng gói bao gồm:
+ Bảo vệ sản phẩm khỏi các yếu tố bên ngoài.
+ Thuận tiện cho quá trình vận chuyển.
+ Không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Các phương pháp đóng gói bao gồm:
+ Đóng gói thủ công.
+ Đóng gói tự động sử dụng máy tự động và robot công nghiệp.
@201753179721@
@201753180935@
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây